Bài viết trong danh mục »Báo chí viết về nhà hát «

Kịch bản cải lương phục dựng Kiều ‘không một điểm trừ’

GD&TĐ – Báo Giáo dục&Thời đại trò chuyện với nghệ sĩ Hồng Nhung – Trưởng đoàn Cải lương Chuông Vàng, về việc phục dựng nguyên bản ‘Kiều’.
Nhà hát Cải lương Hà Nội mong muốn vở ‘Kiều’ sẽ đến với các trường học. Ảnh: Hoàng Anh
Nghệ sĩ Hồng Nhung – Trưởng đoàn Cải lương Chuông Vàng, Nhà hát Cải lương Hà Nội chia sẻ về việc phục dựng nguyên bản “Kiều” cũng như kế hoạch đưa vở diễn đến với các trường học.
- Mấy năm qua có nhiều nhà hát dựng Kiều và thường tìm cách thể hiện mới, hiện đại nhưng vở diễn của Nhà hát Cải lương Hà Nội lại phục dựng chuẩn chỉnh theo bản dựng của NSND Ngọc Dư từ năm 1993. Liệu rằng cách đi riêng này của nhà hát có thực sự hiệu quả không, thưa chị?
Nghệ sĩ Hồng Nhung: Với cảm nhận của mình, tôi thấy lối đi này hiệu quả, bởi qua rất nhiều phiên bản, nhiều loại hình dựng Kiều tôi chỉ mê Kiều của cải lương. Có thể do tôi là diễn viên cải lương nên dễ cảm nhận loại hình nghệ thuật này hơn chăng.
Với bản dựng của NSND Ngọc Dư, tôi thấy rất chuẩn chỉnh từ ý tứ văn thơ, lớp lang kịch cho đến âm nhạc, phục trang, trang trí… Tất cả không có một điểm trừ.
Chẳng thế mà khi khán giả đi xem họ luôn mong muốn Kiều phải như xưa. Chúng tôi quá mê bản dựng đó rồi và thực sự sau bao nhiêu năm khi đứng trên sân khấu, nay được hóa thân vào nàng Kiều tôi không thể ngơi cảm xúc, muốn nói sai thoại còn khó. Vì Kiều đã khắc đậm trong tâm trí tôi.
- Chị thấy các suất diễn vừa qua khán giả đã đón nhận vở diễn như thế nào?
Qua 3 đêm biểu diễn từ tháng 8 cho tới nay, vở cải lương “Kiều” vẫn đón nhận được sự yêu mến của khán giả. Hai đêm đầu khán phòng hết chỗ, đêm thứ 3 có giảm đi chút ít nhưng có khán giả đi xem lại lần thứ 3 với vở Kiều.
Có một số khán giả là người nước ngoài xem từ đầu cho đến hết vở. Do không phải thuê rạp, xe chuyên chở đồ diễn nên doanh thu các suất khá ổn so với các đêm diễn trước đây đi diễn nội – ngoại thành.
- Tới đây vở diễn tiếp tục được lên kế hoạch biểu diễn như thế nào, thưa chị?
Nhà hát tiếp tục chủ trương sáng đèn tại rạp 1 tháng 2 lần vào các tối thứ 5. Các vở sẽ luân phiên biểu diễn. Vừa rồi “Kiều” đi tiên phong trong mô hình sáng đèn thường xuyên tại rạp Chuông Vàng.
- Vậy còn có kế hoạch đưa vở diễn đến các trường học hoặc hợp đồng đưa học sinh đến rạp thì sao, thưa chị?
Nhà hát rất mong muốn sẽ không chỉ đưa “Kiều”, mà rất nhiều các tác phẩm đề tài lịch sử đến với sân khấu học đường. Đây là cách tiếp cận giới trẻ tốt nhất. Bên cạnh đó cũng là cách tiếp cận bộ môn Lịch sử đến với các em.
Ngoài những giờ lên lớp các em được biết, được thấy rõ hơn hình tượng các vị anh hùng trong lịch sử dân tộc trên sân khấu. Cũng là phát huy và khơi gợi tình yêu nghệ thuật với các em nhỏ.
Những năm qua, nhà hát thực hiện đề án an toàn giao thông tới các trường học. Nhưng với các tác phẩm văn học được đưa lên sân khấu thì cần đưa học sinh tới rạp sẽ thuận lợi hơn. Khi đó, các em được thưởng thức trong một không gian yên tĩnh sẽ cảm nhận rõ nét hơn nội dung, nghệ thuật của vở diễn.
Tuy nhiên, tùy điều kiện từng trích đoạn nhỏ và nhu cầu của nhà trường, nhà hát sẽ hợp lý các yêu cầu và nhu cầu của các em nhỏ, các trường học.

GD&TĐ – Khi các đơn vị nghệ thuật có những phá cách về hình tượng nàng Kiều thì Nhà hát Cải lương Hà Nội lại ‘trung thành’ với bản diễn 30 năm trước.


Điều thú vị là, dù “bảo thủ” giữ nguyên cách kể chuyện cũ mà vở cải lương này vẫn thu hút sự quan tâm của khán giả.
Cách đây hơn 60 năm, kịch thơ “Kiều” chuyển thể từ nguyên tác cho sân khấu cải lương đã được trình diễn và làm nức lòng khán giả mộ điệu. Đặc biệt, vở diễn từng giành Huy chương Vàng hội diễn sân khấu toàn quốc năm 1962.
Nhiều thế hệ nghệ sĩ tỏa sáng khi tham gia vở diễn như: Kim Xuân, Khánh Hợi, Bích Được, Bích Lân, Phương Khanh, Kiều Hiệp, Tường Vy, Tuấn Sửu, Tiêu Lang, Sỹ Cát, Mộng Dần…
Sự trở lại lần này của vở “Kiều” do đạo diễn, NSƯT Thanh Vân thực hiện là phục dựng từ bản diễn từ năm 1993 của NSND Ngọc Dư.
Theo NSƯT Thanh Vân, ban đầu chị cũng mong muốn đưa ra những ý tưởng phá cách hoặc gắn với các vấn đề thời sự của cuộc sống hoặc bố cục lại để tăng thêm tính hấp dẫn, phù hợp với thị hiếu khán giả trẻ. Tuy nhiên, chủ trương của nhà hát vẫn là giữ nguyên bản dựng cách đây 30 năm, nhất là cốt truyện, lời thơ…
hính vì vậy, khi thưởng thức bản diễn “Kiều” của cải lương Hà Nội, khán giả thực sự được trở về với câu chuyện xưa từ diễn tiến kịch đến tạo hình nhân vật. Vở diễn bám sát nguyên tác “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, ngay sau lời hẹn ước Kim – Kiều ngọt ngào, lãng mạn là những gió dập sóng dồi của cuộc đời người con gái bị “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”.
Tất nhiên, nhiều lớp diễn đã được gọn lại, lược đi nhiều tình tiết để vừa vặn 2 tiếng sân khấu sáng đèn. Khi đó, vở diễn tập trung khắc họa những cảnh là nút thắt chính của câu chuyện như: Khi phải bán mình chuộc cha, nàng Kiều cậy nhờ Thúy Vân thay mình nối tiếp duyên với chàng Kim Trọng rồi cuộc mặc cả bán mua của Tú Bà với Sở Khanh, nhất là cảnh mụ Tú Bà ép Kiều tiếp khách.
Rồi cảnh Kiều gặp gỡ trao gửi niềm tin với Thúc Sinh để bị Hoạn Thư “ngứa ghẻ hờn ghen” đến nhục nhã, ê chề: “Lo gì việc ấy mà lo/Kiến trong miệng chén có bò đi đâu/Làm cho nhìn chẳng được nhau/Làm cho đầy đọa cất đầu chẳng lên…”.
Phân cảnh Kiều trở thành phu nhân của Từ Hải đứng ra xử án và khuyên giải chồng hàng phục triều đình cũng được tái hiện rõ nét…

Có thể thấy, lời thơ chuyển thể từ “Truyện Kiều” sang cải lương và những đoạn lẩy Kiều, vận ý… ở đây rất mượt mà, cảm xúc mà luôn rõ ý, hài hòa. Bởi thế, vở diễn thực sự thỏa mãn phần nghe, giúp khán giả hôm nay hiểu thêm phần nào vì sao ngày trước nhiều người nói “đi nghe cải lương”.
Cùng với đó, vở diễn vẫn có màu sắc, hơi thở mới khi được thể hiện bởi thế hệ nghệ sĩ tài năng hiện nay của Nhà hát Cải lương Hà Nội như NSND Thanh Hương, NSƯT Hoàng Viện, NSƯT Hồng Tuyến, NSƯT Kim Dung, Hồng Nhung, Nhật Linh…
Mỗi nhân vật, tích cách điển hình như Tú Bà – NSƯT Kim Dung, Hoạn Thư – NSND Thanh Hương, Thúc Sinh – NSƯT Hoàng Viện… đều có đất để các nghệ sĩ thể hiện khả năng ca diễn của mình.
Nhất là đào thương Hồng Nhung, Trưởng đoàn Chuông Vàng, khá vẹn toàn cả thanh lẫn sắc khi hóa thân thành nàng Kiều. Vẻ đẹp dịu hiền mà không kém phần “sắc sảo mặn mà” cùng diễn xuất được trau chuốt và giọng hát khá ngọt của Hồng Nhung đã để lại cho khán giả ấn tượng khó quên.
Chia sẻ về vai diễn đặc biệt này, Hồng Nhung cho biết, khi mới ra trường đầu quân về nhà hát cô đã diễn “Kiều”. “Nhưng lúc đó còn quá nhỏ để tôi có thể cảm thụ hết những gian truân cũng như diễn tả được hết nhân vật Kiều.
Giờ làm lại tác phẩm, tôi dùng 18 năm làm nghề để tinh chọn giọng ca, diễn xuất và những trải nghiệm từ chính cuộc sống để đưa vào “Kiều”. Tôi luôn chăm chút từng câu hát cũng như nội tâm để Kiều được rõ nét nhất trên sân khấu cải lương”, Hồng Nhung tâm huyết nói.
Ngoài ra, âm nhạc của vở diễn có một số phân đoạn được phối trộn nhạc jazz trên nền bài bản cải lương truyền thống. Theo nhạc sĩ Phạm Chỉnh, Giám đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội, đó là cách để vừa giữ gìn “giá trị cốt lõi” của nghệ thuật truyền thống vừa làm mới để gần với khán giả hôm nay.
Ngay khi rạp Chuông Vàng hoàn thành nâng cấp, cải tạo và mở cửa trở lại, “Kiều” đã “tiên phong” là vở diễn được Nhà hát Cải lương Hà Nội tổ chức biểu diễn bán vé. Và không phải ngẫu nhiên mà các suất diễn “Kiều” từ tháng 8 đến nay rạp Chuông Vàng gần như kín chỗ cùng doanh thu khả quan. Cùng với các khán giả đã ở tuổi xưa nay hiếm còn có các bạn trẻ và cả du khách nước ngoài cũng mua vé tới xem.
Năm nay đã 84 tuổi, biết vở “Kiều” khai rạp Chuông Vàng, bà Minh ở phố Hàng Giầy liền đi bộ cùng nhóm bạn trong khu phố sang rạp 72 Hàng Bạc để thưởng thức ngay từ suất diễn đầu tiên.
Chăm chú dõi theo từng lời ca, bà Minh khen trang trí sân khấu đẹp, nghệ sĩ biểu diễn cũng hay nhưng sự truyền cảm thì bà vẫn thích thế hệ trước như Tuấn Sửu, Tùng Ngọc, Khánh Hợi, Bích Được, Kim Xuân, Mộng Dần…
“Ngày nhỏ, tôi vẫn thường sang đây (rạp Chuông Vàng – PV) mua vé xem cải lương. Lúc đó phải xếp hàng chờ mà có khi vẫn phải mua vé chợ đen. Giữ thói quen ấy, đến giờ mỗi tháng tôi lại mua vé đi xem 2 – 3 buổi để ủng hộ nghệ sĩ. Giờ tivi có đủ chương trình, đám trẻ ở nhà xem chứ mấy ai ra rạp đâu. Vậy nên nghệ sĩ tích cực biểu diễn thì khán giả phải ủng hộ chứ”, bà Minh nói.

SỰ KẾT HỢP GIỮA CẢI LƯƠNG VÀ JAZZ

Sau nhiều năm vắng bóng dáng “Kiều” trên sân khấu truyền thống, Nhà hát Cải lương Hà Nội đưa ra kế hoạch ra mắt vở diễn “Kiều” với nhiều sự cách tân độc đáo, mới lạ, đặc biệt là sự kết hợp cùng yếu tố nhạc Jazz hiện đại.

“Kiều” là một vở diễn của Nhà hát Cải lương Hà Nội được dàn dựng ở khoảng thập kỷ 80 của thế kỷ trước. Đây là một vở diễn đạt tới kỷ lục đã biểu diễn 1500 đêm và chiếm được rất nhiều tình cảm của nhiều các thế hệ khán giả.

Trong một vài năm gần đây, do nhiều yếu tố khách quan như cảnh trí đạo cụ và một số các dữ liệu của vở bị mai một, các diễn viên từng diễn xuất vở “Kiều” đến tuổi nghỉ chế độ,… nhà hát phải tạm hoãn diễn. Với chủ trương giữ gìn và phát triển văn hoá dân tộc, đồng thời duy trì được tình yêu văn học và nghệ thuật sân khấu nói chung, ban lãnh đạo Nhà hát Cải lương Hà Nội dự kiến cho ra mắt vở diễn vô cùng độc đáo với nội dung: “Kiều” và âm nhạc Jazz.

Để thu hút khán giả, đặc biệt là các khán giả trẻ đến với nghệ thuật sân khấu truyền thống, Nhà hát đã đưa ra những thay đổi và điểm thêm cho vở diễn các yếu tố như: thiết kế sân khấu, ánh sáng và đặc biệt là âm nhạc. Nhà hát đã mạnh dạn đưa âm nhạc có tính đương đại, cụ thể là chất liệu Jazz trên nền nhạc âm hưởng dân gian vào vở diễn.

“Tôi luôn mong muốn mang nghệ thuật sân khấu truyền thống đến gần hơn với khán giả, đặc biệt là các khán giả trẻ. Điều này giúp thế hệ trẻ hiểu, yêu và có tinh thần gìn giữ những nét đẹp trong văn hoá dân tộc. Để thực hiện được như vậy, chúng tôi cũng phải tiếp cận với một cách hoàn toàn mới nhưng vẫn không làm mai một đi giá trị cốt lõi của vở, thể hiện thông qua việc phá cách trong phong cách âm nhạc. Đây cũng được coi là bước thể nghiệm và đột phá của Nhà hát” – Giám đốc nhà hát Cải lương Hà Nội, N.S Phạm Chỉnh chia sẻ.

Đạo diễn vô cùng tỉ mỉ, khéo léo khi xây dựng từng hình tượng nhân vật gắn liền với một cá tính riêng, thể hiện rõ nét thông qua bối cảnh và ngôn ngữ âm nhạc. Thuý Kiều, Kim Trọng, Mã Giám Sinh, Tú Bà, Hoạn Thư,… là những hình tượng nhân vật vô cùng quen thuộc, được khắc sâu vào tâm trí mỗi chúng ta thông qua những vần thơ nổi tiếng của Đại thi hào Nguyễn Du. Ở các phân cảnh đầu của vở diễn, từng nhân vật lần lượt xuất hiện trên nền nhạc âm hưởng dân gian, màu sắc cải lương trên sân khấu truyền thống được hiện lên rõ ràng, sắc nét. Đặc biệt, tính cách nhân vật Sở Khanh, Mã Giám Sinh, Tú Bà cùng những phân cách mang tính chất bi hài kịch, châm biếm được khắc hoạ sinh động, nổi bật hơn thông qua ngôn ngữ phóng khoáng, hiện đại của âm nhạc Jazz.
“Kiều” dự định được công diễn vào thời gian gần nhất tại Nhà hát Cải lương Hà Nội. Thông qua vở diễn, các nghệ sĩ và ban lãnh đạo Nhà hát mong muốn lan toả rộng rãi đến công chúng nét đẹp của văn học nghệ thuật và nghệ thuật sân khấu truyền thống. Đồng thời nhấn mạnh tới cái “chất riêng” của người nghệ sĩ, đó là luôn làm mới mình trên tinh thần sáng tạo nghệ thuật vô biên giới. Tuy nhiên, sự cách tân, đổi mới ấy vẫn bám sát trên nền tảng của dân gian, truyền thống và giữ được hồn cốt dân tộc.
Bình Nhi

https://www.vanhoavaphattrien.vn/su-ket-hop-cua-kieu-va-nhac-jazz-tren-san-khau-cai-luong-lieu-co-mang-lai-hieu-ung-tot-a19959.html?gidzl=DawE4NBKR3eoK8eLVyjgFZDLZHzfcJisA0lPIssKFZ1zMDeHR9SvQoWDsKjjncetBroFIpXqgjSPSz1eE0

Báo hanoimoi.com.vn

(HNMO) – Ngày 26-5, Nhà hát Cải lương Hà Nội đã làm lễ khởi công dàn dựng hai vở diễn mới: “Những đứa con oan nghiệt” và “Trời Nam”.

Giới thiệu trích đoạn vở “Những đứa con oan nghiệt”.
“Những đứa con oan nghiệt” (do NSND Doãn Hoàng Giang chắp bút, NSND Hoàng Quỳnh Mai đạo diễn) là vở diễn khai thác sâu về đề tài giáo dục và triết lý nhân – quả.

Vở diễn xoay quanh hai gia đình Thầy Đồ và Tư Chớp – một tướng cướp. Ông Tư Chớp vì muốn con trai mình sau này không theo nghề trộm cướp mà phải đỗ đạt làm quan nên khi bà Chín – vợ ông và bà Đồ cùng chuyển dạ sinh con, ông đã cho người tráo đổi hai đứa trẻ.

Lớn lên trong môi trường khác nhau hoàn toàn, hai đứa trẻ đã đi theo những ngã rẽ khác nhau. Hai Nhân – con ruột của ông Tư Chớp sống ở nhà Thầy Đồ vốn được học hành từ nhỏ nên đã sớm trở thành học trò giỏi, đi thi đỗ đạt, thành quan tân trạng. Trong khi đó, Hai Đức – con ruột của ông Thầy Đồ sống ở nhà ông Tư Chớp ham mê tửu sắc, ăn nói thô tục, không thích học hành, chơi bời lêu lổng. Trong ngày Hai Nhân trở về vinh quy bái tổ, bi kịch oan nghiệt đã xảy ra, phơi bày tất cả sự thật…

Giới thiệu trích đoạn vở “Trời Nam”.
Vở cải lương “Trời Nam” (tác giả Lê Duy Hạnh, đạo diễn NSƯT Lê Nguyên Đạt) là một tác phẩm sân khấu về đề tài lịch sử. Vở diễn ngợi ca hình tượng người anh hùng áo vải Quang Trung trong cuộc chiến với nhà Thanh để đem lại hòa bình, mong muốn quốc thái dân an.

Các nhân vật như vua Quang Trung, Phạm Công Trị, Lê Ngọc Hân, Hoàng Cô, Lê Quyết, Bà Lão tướng… đã tạo cho tác phẩm nhiều tình tiết hấp dẫn, đồng thời làm sáng lên vẻ đẹp của những con người một lòng vì dân, vì nước.

Đặc biệt, hình ảnh Lê Quyết tự lấy trái tim từ lồng ngực mình gửi về đất mẹ Trời Nam đã tạo điểm nhấn ấn tượng trong kịch bản, thể hiện rõ khí phách của một con người trung hiếu với non sông đất nước.

Theo nhạc sĩ Phạm Bá Chỉnh, Giám đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội, cả hai vở diễn đều được nhà hát đầu tư công phu khi mời các đạo diễn, cộng tác viên tên tuổi về dàn dựng, đặc biệt là mời đạo diễn, NSƯT Lê Nguyên Đạt từ sân khấu phía Nam ra Hà Nội dựng vở. Dự kiến, hai vở diễn sẽ được giới thiệu đến công chúng vào đầu tháng 7 tới.

Báo: baove.congly.vn/

Sáng 26/5, Nhà hát Cải lương Hà Nội đã chính thức khởi công dàn dựng 2 vở diễn mới “Những đứa con oan nghiệt” và “Trời Nam” tại Rạp Chuông Vàng 72 Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
“Những đứa con oan nghiệt” của tác giả NSND Doãn Hoàng Giang, chuyển thể cải lương Đình Tư, đạo diễn NSND Hoàng Quỳnh Mai là vở diễn khai thác về đề tài giáo dục. Có thể nói: Môi trường sống, môi trường giáo dục hình thành tính cách con người. Toàn bộ vở diễn xoay quanh hai gia đình ông Thầy Đồ và ông Tư Chớp – một tướng cướp. Ông Tư Chớp vì muốn cho con trai mình sau này không theo nghề trộm cướp mà phải đỗ đạt làm quan nên khi bà Chín – vợ ông và bà Đồ cùng chuyển dạ sinh con, ông đã cho người tráo đổi hai đứa con. Mâu thuẫn kịch bắt đầu từ đây.
Hai đứa con bị tráo đổi của hai nhà lớn lên trong môi trường khác nhau hoàn toàn. Hai Nhân – con ruột của ông Tư Chớp sống ở nhà ông Thầy Đồ vốn được học hành từ nhỏ nên đã sớm trở thành học trò giỏi, đi thi đỗ đạt thành quan tân trạng. Trong khi đó, Hai Đức – con ruột của ông Thầy Đồ sống ở nhà ông Tư Chớp ham mê tửu sắc, ăn nói thô tục, không thích học hành, chơi bời lêu lổng. Từ lòng ghen ghét đố kị, Hai Đức và anh trai Phi Long đã ra tay giết Hai Nhân trong lúc Hai Nhân trở về vinh quy bái tổ.
Ông Tư Chớp cho rằng bí mật tráo đổi con sẽ không bao giờ được phát hiện vì người thực hiện tráo đổi đã bị ông diệt trừ hậu họa, nhưng cái chết của Hai Nhân đã làm ông thức tỉnh. Tự bản thân ông đã nói ra sự thật và chịu sự trừng phạt của pháp luật và của chính lương tâm ông.
Bên cạnh đó, Nhà hát Cải lương Hà Nội còn dựng vở cải lương “Trời Nam” của tác giả kịch bản văn học Lê Duy Hạnh, chuyển thể cải lương Nguyên Phương, đạo diễn NSƯT Lê Nguyên Đạt. Vở cải lương “Trời Nam” là một tác phẩm sân khấu đề tài lịch sử, ngợi ca hình tượng người anh hùng áo vải Quang Trung trong cuộc chiến với nhà Thanh để đem lại hòa bình, mong muốn cho quốc thái dân an.
Một số hình ảnh trong trích đoạn “Trời Nam”
Chủ nghĩa anh hùng, sức mạnh của đại đoàn kết, hòa hợp dân tộc được khẳng định và khắc họa rõ nét xuyên suốt trong toàn bộ tác phẩm. Những tình tiết nội tâm của các nhân vật cũng như những xung đột và nút thắt của kịch bản tạo cho người xem hiểu rõ hơn về một giai đoạn hào hùng của lịch sử với những con người đầy chí khí với non sông.
Các nhân vật như vua Quang Trung, Phạm Công Trị, Lê Ngọc Hân, Hoàng Cô, Lê Quyết, Bà Lão tướng… đã tạo cho tác phẩm nhiều tình tiết hấp dẫn đồng thời cũng làm sáng lên vẻ đẹp của những con người một lòng vì dân vì nước. Đặc biệt, sau khi đấu tranh với chính nội tâm của mình, hình ảnh Lê Quyết đã tự lấy trái tim từ lồng ngực mình gửi về đất mẹ “Trời Nam” đã tạo một điểm nhấn ấn tượng trong kịch bản, thể hiện rõ khí phách của một con người trung hiếu với non sông đất mẹ.
Với sự dàn dựng đầy sáng tạo của ê kíp có nhiều kinh nghiệm, cùng với sự thể hiện của các nghệ sĩ, diễn viên tài năng của Nhà hát Cải Lương Hà Nội, hy vọng vở diễn sẽ mang đến cho khán giả nhiều cung bậc cảm xúc, một góc nhìn mới về một giai đoạn lịch sử của dân tộc.
Nhạc sỹ Phạm Bá Chỉnh, Giám đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội
Chia sẻ với phóng viên, Nhạc sỹ Phạm Bá Chỉnh, Giám đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội cho biết: Trong thời gian 2 năm vừa qua, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Nhà hát Cải lương Hà Nội đã phải tạm dừng các hoạt động biểu diễn, tuy nhiên Nhà hát vẫn tổ chức dàn dựng các vở diễn theo kế hoạch hàng năm. Năm nay, khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, Nhà hát Cải lương Hà Nội tiếp tục dàn dựng tác phẩm mới để giới thiệu tới đông đảo khán giả của Thủ đô cũng như cả nước. Các nghệ sĩ của Nhà hát rất vui mừng, phấn khởi sau thời gian bị ảnh hưởng của dịch bệnh đã có thể quay lại làm nghề, được cống hiến tài năng cho nghệ thuật. Hy vọng 2 vở diễn này sẽ đem tới cho khán giả nhiều cung bậc cảm xúc và những thông điệp ý nghĩa.

Báo Quân đội nhân dân

Hai vở cải lương trên nằm trong kế hoạch dàn dựng kịch bản năm 2022 của Nhà hát Cải lương Hà Nội. Vở “Trời Nam” là một tác phẩm sân khấu về đề tài lịch sử, ngợi ca hình tượng người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ trong cuộc chiến chống giặc Thanh xâm lược để đem lại hòa bình, quốc thái dân an.

Dàn dựng vở cải lương “Trời Nam” và “Những đứa con oan nghiệt”
Cảnh trong vở cải lương “Trời Nam”.
Các nhân vật trong “Trời Nam” như Vua Quang Trung, Phạm Công Trị, Lê Ngọc Hân, Bà lão tướng… đã tạo cho tác phẩm nhiều tình tiết hấp dẫn đồng thời cũng làm sáng lên vẻ đẹp của những con người một lòng vì dân vì nước.

Trong khi đó, vở “Những đứa con oan nghiệt” khai thác về đề tài giáo dục. Toàn bộ vở diễn xoay quanh hai gia đình ông thầy Đồ và Tư Chớp – một tướng cướp. Tư Chớp vì muốn cho con trai mình sau này không theo nghề trộm cướp, mà phải đỗ đạt làm quan nên khi bà Chín – vợ ông và bà Đồ cùng chuyển dạ sinh con ông đã cho người tráo đổi hai đứa con. Hai đứa con bị tráo đổi của hai nhà vẫn lớn lên trong môi trường khác nhau hoàn toàn và từ đây cũng nảy sinh nhiều mâu thuẫn, bi kịch…

Dàn dựng vở cải lương “Trời Nam” và “Những đứa con oan nghiệt”
Một cảnh trong vở “Những đứa con oan nghiệt”.
Với những mâu thuẫn, tình tiết hấp dẫn và lối diễn xuất bởi các nghệ sĩ tài năng của Nhà hát Cải lương Hà Nội, vở diễn “Những đứa con oan nghiệt” sẽ mang đến cho khán giả nhiều cung bậc cảm xúc và những thông điệp ý nghĩa trong cuộc sống.

Báo: daibieunhandan.vn

“Trời Nam” ngợi ca anh hùng áo vải Quang Trung
Vở diễn ngợi ca hình tượng người anh hùng áo vải Quang Trung mang tên “Trời Nam” mang tới góc nhìn mới về một giai đoạn của lịch sử dân tộc qua nghệ thuật cải lương.
Tại lễ khởi công và giới thiệu vở diễn sáng 26.5, đại diện Nhà hát Cải lương Hà Nội cho biết: Vở diễn lịch sử “Trời Nam” (tác giả kịch bản văn học: Lê Duy Hạnh, chuyển thể cải lương: Nguyên Phương, đạo diễn: NSUT Lê Nguyên Đạt) khẳng định và khắc họa rõ nét chủ nghĩa anh hùng, sức mạnh của đại đoàn kết, hòa hợp dân tộc xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Những tình tiết nội tâm của các nhân vật cũng như những xung đột và nút thắt của kịch bản tạo cho người xem hiểu rõ hơn về một giai đoạn hào hùng của lịch sử với những con người đầy chí khí với non sông.
“Trời Nam” ngợi ca “anh hùng áo vải” Quang Trung -0
Các nghệ sĩ Đoàn Chuông Vàng, Kim Phụng của Nhà hát biểu diễn trích đoạn vở “Trời Nam”
Các nhân vật như vua Quang Trung, Phạm Công Trị, Lê Ngọc Hân, Hoàng Cô, Lê Quyết, Bà Lão tướng… đã tạo cho tác phẩm nhiều tình tiết hấp dẫn đồng thời cũng làm sáng lên vẻ đẹp của những con người một lòng vì dân vì nước. Đặc biệt, sau khi đấu tranh với chính nội tâm của mình, hình ảnh Lê Quyết tự lấy trái tim từ lồng ngực mình gửi về đất mẹ trời Nam đã tạo một điểm nhấn ấn tượng trong kịch bản, thể hiện rõ khí phách của một con người trung hiếu với non sông đất mẹ.

“Đất nước còn nhiều gian nan/ Nhưng cần những suy tư mới/ Chúng ta cứ đi rồi sẽ tới/ Bởi sứ mệnh nước non trong mỗi con người – đó là điều tôi tâm đắc và cũng là thông điệp của vở diễn, thông qua hình tượng vua Quang Trung trong một giai đoạn lịch sử và có tính dự báo ngày hôm nay” – đạo diễn Lê Nguyên Đạt chia sẻ và cho biết sẽ dàn dựng vở diễn dung hòa yếu tố lịch sử những vẫn truyền tải được thông điệp mong muốn, đặc biệt, vở diễn sẽ được dàn dựng với tiết tấu nhanh hơn và có những đổi mới về nghệ thuật nhằm hướng tới khán giả trẻ.
“Trời Nam” ngợi ca anh hùng áo vải Quang Trung -0
Giám đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội Phạm Bá Chỉnh cho biết sẽ giới thiệu rộng rãi các tác phẩm Cải lương tại rạp Chuông Vàng
Tại họp báo giới thiệu vở diễn, Giám đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội Phạm Bá Chỉnh chia sẻ: Qua 2 năm dịch bệnh, Nhà hát phải dừng hoạt động biểu diễn, nhưng vẫn dựng vở mới và tham gia các liên hoan, hội diễn, giành được nhiều giải thưởng. Năm nay, dịch bệnh đã được khống chế, Nhà hát trở lại biểu diễn. Đặc biệt, Nhà hát vừa tiếp nhận rạp Chuông Vàng, 72 Hàng Bạc, Hà Nội, sau 5 năm sửa chữa.
“Chúng tôi mong muốn rạp sẽ là địa chỉ văn hóa của Thủ đô, nơi biểu diễn các chương trình nghệ thuật thuộc nhiều loại hình. Chúng tôi cũng xin phép Sở Văn hóa, Thể thao đưa phố đi bộ tới rạp Chuông Vàng… Năm nay Nhà hát sẽ dựng 3 vở diễn, ngoài vở diễn đề tài lịch sử “Trời Nam”, còn có một vở diễn cận đại và một vở diễn hiện đại. Hy vọng các tác phẩm mới sẽ mang tới nhiều thông điệp, cung bậc cảm xúc tới khán giả Thủ đô” – nhạc sĩ Phạm Bá Chỉnh nói.

Báo: anninhthudo.vn/

ANTD.VN – 2 vở cải lương “Trời Nam” và “Những đứa con oan nghiệt”, 1 vở lịch sử và 1 vở cận đại đồng thời được nhà hát cải lương Hà Nội dàn dựng cùng một thời điểm. Lễ khởi công vừa diễn ra sáng nay (26/5) tại rạp Chuông Vàng.
Vở cải lương “Trời Nam”, tác giả Lê Duy Hạnh là một tác phẩm sân khấu đề tài lịch sử, ngợi ca hình tượng người anh hùng áo vải Quang Trung trong cuộc chiến với nhà Thanh để đem lại hòa bình, mong muốn cho quốc thái dân an.
Chủ nghĩa anh hùng, sức mạnh của đại đoàn kết, hòa hợp dân tộc được khẳng định và khắc họa rõ nét trong xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Những tình tiết nội tâm của các nhân vật cũng như những xung đột và nút thắt của kịch bản tạo cho người xem hiểu rõ hơn về một giai đoạn hào hùng của lịch sử với những con người đầy chí khí với non sông.
Nhà hát Cải lương Hà Nội khởi công dàn dựng vở “Trời Nam” và “Những đứa con oan nghiệt” ảnh 1
Trích đoạn trong vở “Trời Nam” tại buổi lễ khởi công
Các nhân vật như vua Quang Trung, Phạm Công Trị, Lê Ngọc Hân, Hoàng Cô, Lê Quyết, bà lão tướng…đã tạo cho tác phẩm nhiều tình tiết hấp dẫn đồng thời cũng làm sáng lên vẻ đẹp của những con người một lòng vì dân vì nước.
Đặc biệt, sau khi đấu tranh với chính nội tâm của mình, hình ảnh Lê Quyết đã tự lấy trái tim từ lồng ngực mình gửi về đất mẹ Trời Nam đã tạo một điểm nhấn ấn tượng trong kịch bản, thể hiện rõ khí phách của một con người trung hiếu với non sông đất mẹ.
NSƯT Lê Nguyên Đạt, đạo diễn vở cải lương “Trời Nam”, một đạo diễn của sân khấu phía Nam sẽ trực tiếp chỉ đạo diễn xuất lần này. Anh cho biết, cách diễn cải lương của sân khấu miền Nam và miền Bắc có sự khác nhau. Trong khi cải lương miền Bắc thiên về tính chỉn chu, trau chuốt thì cải lương miền Nam lại thiên về tình cảm. Khi làm việc với ê kíp sáng tạo của nhà hát Cải lương Hà Nội, đạo diễn Lê Nguyên Đạt sẽ cố gắng dung hòa sự khác nhau để làm nên vở diễn hay, thể hiện thông điệp lịch sử về những người con vì dân vì nước.
Còn vở cải lương “Những đứa con oan nghiệt”, tác giả-NSND Doãn Hoàng Giang là tác phẩm khai thác về đề tài giáo dục. Có thể nói, môi trường sống, môi trường giáo dục hình thành tính cách con người. Toàn bộ vở diễn xoay quanh hai gia đình: ông thầy đồ và ông Tư Chớp – một tướng cướp. Ông Tư Chớp vì muốn cho con trai mình sau này không theo nghề trộm cướp, mà phải đỗ đạt làm quan nên khi bà Chín – vợ ông và bà Đồ cùng chuyển dạ sinh con, ông đã cho người tráo đổi hai đứa con. Mâu thuẫn kịch bắt đầu từ đây.
Hai đứa con bị tráo đổi của hai nhà lớn lên trong môi trường khác nhau hoàn toàn. Con ruột của tên tướng cướp sống ở nhà ông thầy đồ được học hành từ nhỏ nên đã sớm trở thành học trò giỏi, đi thi đỗ đạt thành quan tân trạng.

Nhà hát Cải lương Hà Nội khởi công dàn dựng vở “Trời Nam” và “Những đứa con oan nghiệt” ảnh 2
Trích đoạn trong vở “Những đứa con oan nghiệt” tại buổi lễ khởi công
Trong khi đó, con của thầy đồ sống ở nhà tên tướng cướp chỉ biết ham mê tửu sắc, ăn nói thô tục, không thích học hành, chơi bời lêu lổng. Từ lòng ghen ghét đố kị, con ruột thầy đồ và anh trai đã ra tay sát hại con của tên tướng cướp trong lúc anh này trở về vinh quy bái tổ.
Tên tướng cướp cho rằng, bí mật tráo đổi con sẽ không bao giờ được phát hiện vì người thực hiện tráo đổi đã bị ông diệt trừ hậu họa, nhưng cái chết của con trai đã làm ông thức tỉnh. Tự bản thân ông đã nói ra sự thật và chịu sự trừng phạt của pháp luật và của chính lương tâm ông.
NSND Hoàng Quỳnh Mai, đạo diễn vở cải lương “Những đứa con oan nghiệt” chia sẻ, vở diễn mang ý nghĩa triết lý của đạo Phật, đó là luật nhân quả “gieo nhân nào gặp quả ấy”. Hạt mầm được gieo trên mảnh đất lành sẽ thành quả ngọt, hương thơm. Hạt độc sẽ sinh thành trái đắng.
Ông Phạm Bá Chỉnh, Giám đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội cho biết, trong năm 2022, nhà hát sẽ dàn dựng 3 vở. Lần này, nhà hát sẽ đồng thời bắt tay vào dàn dựng một vở lịch sử-”Trời Nam” và một vở cận đại “Những đứa con oan nghiệt”. Còn một vở hiện đại sẽ được dàn dựng vào dịp cuối năm.
Nhà hát Cải lương Hà Nội khởi công dàn dựng vở “Trời Nam” và “Những đứa con oan nghiệt” ảnh 3
Ông Phạm Bá Chỉnh, Giám đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội phát biểu tại lễ khởi công
Cũng theo Giám đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội, 2 vở diễn lần này đã được hội đồng của nhà hát duyệt rất kỹ, có chất lượng, sau đó trình hội đồng của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội và được phê duyệt.
“Chúng tôi hy vọng, 2 vở diễn này sẽ mang đến nhiều thông điệp với khán giả Thủ đô và cả nước, có nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Một vở cho khán giả tiếp cận 1 góc nhìn lịch sử mới về một nhân vật nổi tiếng của một giai đoạn lịch sử. Một vở đưa ra thông điệp về luật nhân quả cũng như thông điệp về giáo dục-hạt mầm tốt mà gieo ở mảnh đất xấu cũng không thể cho trái ngọt”, ông Phạm Bá Chỉnh nói.
Dự kiến, 2 vở diễn sẽ ra mắt vào dịp cuối tháng 6/2022.

“Truân chuyên dải yếm đào” – Khi Thị Màu bước lên sân khấu cải lương

Có lẽ, không ai có thể nghĩ đến một ngày nào đó, cô Thị Màu lúng liếng của sân khấu chèo cổ lại bước lên sân khấu cải lương, với một diện mạo mới cùng những hành động phá bỏ mọi luật lệ phong kiến để được sống là chính mình. Thế nhưng, điều đó đã trở thành hiện thực, tại sân khấu cải lương Hà Nội.

Đoàn cải lương Hoa Mai (Nhà hát cải lương Hà Nội) vừa cho ra mắt công chúng vở cải lương Truân chuyên dải yếm đào (tác giả kịch bản Lê Chí Trung, chuyển thể cải lương Đình Tư, đạo diễn – NSND Hoàng Quỳnh Mai, âm nhạc Hoàng Anh Tú, họa sỹ Đạt Tăng – NSƯT Lê Văn Trực, biên đạo múa Hoài Anh), với sự tham gia diễn xuất của các nghệ sỹ: NSƯT Quang Thanh vai Lý Trưởng, NSƯT Văn Túc vai Phú Ông, NSƯT Thái Vân vai Thị Kính, nghệ sỹ Thiên Hương vai Thị Màu, nghệ sỹ Hồng Nhung vai Mẹ Đốp, nghệ sỹ trẻ Xuân Vương vai Nô… cùng các nghệ sỹ đoàn cải lương Hoa Mai.

“Truân chuyên dải yếm đào” lấy nội dung từ vở chèo cổ nổi tiếng Quan Âm Thị Kính – một trong những vở chèo kinh điển và thuộc hàng mẫu mực của bộ môn nghệ thuật chèo. Vở diễn lấy Thị Màu làm nhân vật chính, câu chuyện xoay quanh tình yêu chân thành và sự mạnh mẽ nhưng cũng đầy nhân văn của Thị Màu trong việc dám đứng lên chống lại sự hà khắc của chế độ phong kiến để được sống thật với tình yêu của mình. Với một kịch bản được viết rất khéo léo, gọn gàng nhưng sâu lắng, cùng bàn tay dàn dựng tài hoa của đạo diễn – NSND Hoàng Quỳnh Mai, và sự tham gia của những gương mặt tài năng, vở diễn đã mang lại những cảm xúc thăng hoa cho khán giả.

Chứng kiến từ lúc tấm màn nhung mở ra, đến khi khép lại vở diễn, người viết bài này đã được trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, lúc thì cười mãn nguyện, khi thì xúc động rưng rưng với mạch truyện lôi cuốn và lối diễn xuất nhuần nhị cùng những giọng ca tuyệt vời của các nghệ sỹ. Nhưng điều khiến vở diễn chinh phục người xem một cách thuyết phục nhất, chính là sự khéo léo của ekip dàn dựng, khi đã biến một câu chuyện kinh điển trên sân khấu chèo trở thành một vở diễn rất cải lương, đầy sự mới mẻ và mang đậm hơi thở của cuộc sống. Đạo diễn – NSND Hoàng Quỳnh Mai đã khôn khéo tiết chế tối đa những yếu tố đặc trưng của chèo để biến vở diễn thành một tác phẩm cải lương thuần túy nhưng vẫn giữ được cái cốt cách và nền tảng của câu chuyện trên sân khấu chèo.

Không chỉ tài tình trong việc tiết chế “chất” chèo để làm nó trở nên mềm mại đúng kiểu cải lương, biến câu chuyện nhiều bi ai của vở chèo Quan Âm Thị Kính thành một tác phẩm cải lương mang nhiều sự lãng mạn và truyền tải những thông điệp nhân văn một cách giản dị, gần gũi – đạo diễn NSND Hoàng Quỳnh Mai còn góp phần đưa các nghệ sỹ về đúng bản ngã của mình để được “bung tỏa” hết tài năng vốn có, tạo nên hiệu quả tối đa cho vai diễn.

Chính vì thế, các nghệ sỹ đã diễn như “cá về với nước”, thăng hoa trong từng cảnh diễn. Những gương mặt nổi bật nhất trong vở diễn phải kể đển NSƯT Quang Thanh (vai Lý Trưởng), nghệ sỹ Thiên Hương (vai Thị Màu) và đặc biệt là nghệ sỹ Hồng Nhung (vai Mẹ Mõ). Có thể nói, vai Mẹ Mõ qua phần diễn xuất của Hồng Nhung trở thành “cái đinh” của đêm diễn. Xuất hiện từ đầu đến cuối, tính chất nhân vật và thời lượng xuất hiện ngang với vai Thị Màu, chính vì thế, Hồng Nhung như “cá về với nước” khi vừa được đóng vai đúng sở trường, vừa có nhiều thời gian, nhiều đất diễn nên cô đã thực sự thăng hoa trong từng câu hát, từng động tác hình thể, trở thành “quan tòa” giải quyết mọi câu chuyện liên quan đến Thị Màu – đây là một trong những điểm khác lạ của Đốp “chèo” và Mõ “cải lương”.

NSƯT Quang Thanh vai Lý Trưởng cũng được đánh giá xuất sắc bởi sự chín muồi trong diễn xuất cũng như giọng hát của anh. Là một trong những nghệ sỹ nổi bật nhất của cải lương Hoa Mai, NSƯT Quang Thanh vào vai ngọt lịm, diễn vừa sinh động vừa tinh tế, phong thái chững chạc và giọng hát thuộc hàng “đẳng cấp”, làm điểm tựa cũng như tạo đà cho các đồng nghiệp “quăng miếng” rất ăn ý và hiệu quả. Anh là một trong những nhân vật quan trọng góp phần làm nên thành công của vở diễn.

Vai Thị Màu do nghệ sỹ Thiên Hương đảm nhận. Thiên Hương có thế mạnh là giọng hát, và có thể nói cô là người hát hay nhất trong dàn nghệ sỹ tham gia vở diễn này. Giọng hát của Thiên Hương vừa dày vừa sáng, nhưng lại rất ấm áp và tình cảm. Cách hát và cách phát âm của Thiên Hương mang nét đặc trưng của cải lương Bắc nên rất dễ đi vào lòng người. Với vai Thị Màu, Thiên Hương cũng làm rất tốt, thể hiện xuất sắc vai chính trong vở.

Ngoài ra, còn phải kể đến gương mặt trẻ Xuân Vương. Chàng trai 9x có ngoại hình đẹp và giọng hát sáng, khỏe cũng như lối diễn khá chân thật, thế nên anh vào vai Nô rất hợp. Mặc dù chưa hoàn hảo như các nghệ sỹ đàn anh, nhưng Xuân Vương cho thấy sự tiến bộ từng ngày và là một gương mặt đầy triển vọng, đủ khả năng tiếp nối thế hệ đi trước của cải lương Hoa Mai.

Vở diễn không đơn thuần chỉ mang lại tiếng cười và sự xúc động từ các nhân vật, mà nó còn truyền tải nhiều thông điệp ý nghĩa qua bàn tay dàn dựng của NSND Hoàng Quỳnh Mai. Rất nhiều hình ảnh mang những ý tứ sâu xa như cảnh Thị Màu ngồi gục khóc giữa hai vòng tròn chèn ép hai bên, thể hiện nỗi khổ của người phụ nữ thời xưa phải chịu sự kìm kẹp, trói buộc của cả những hủ tục lẫn kim tiền. Hay hình ảnh ba người phụ nữ: Thị Màu, Mẹ Mõ, Thị Kính “nương tựa” vào nhau để an ủi, động viên, chia sẻ với nhau những lúc họ rơi xuống vực thẳm. Khi xem cảnh ấy, khán giả ai cũng rơi nước mắt, và nhận ra rằng, đâu chỉ có một mình Thị Màu truân chuyên, mà còn cả Mẹ Mõ và Thị Kính cũng bất hạnh không kém, và họ đã tìm thấy sự đồng cảm của nhau nên đã gắn bó và nâng đỡ nhau trong cuộc sống.

Có một chi tiết rất đặc biệt, mà đúng là chỉ có cải lương mới “dám” làm, đó chính là cảnh Mẹ Mõ bất ngờ tiết lộ thân phận thật sự của Thị Kính cho Thị Màu biết khi cả ba người có mặt ở sân chùa. Và khi biết Thị Kính là nữ, Thị Màu đã trực tiếp bế con đến, quỳ xuống cầu xin Thị Kính nuôi con giúp cô – đây là một chi tiết rất đắt giá, khác biệt hoàn toàn với tình tiết bên sân khấu chèo, và chính tình tiết ấy đã “bẻ” câu chuyện Thị Màu đi theo một hướng khác, giúp người xem đỡ “nặng” vì nó mang màu sắc tươi sáng hơn, đỡ bi ai, oan ức như nhân vật Thị Kính bên chèo.

Có thể nói, với một kịch bản khá nhẹ nhàng, có những tình tiết thay đổi so với bản gốc khiến câu chuyện rẽ sang một hướng khác, cùng với bàn tay dàn dựng tài hoa của đạo diễn – NSND Hoàng Quỳnh Mai cùng dàn nhạc và các nghệ sỹ đoàn cải lương Hoa Mai – vở diễn Truân chuyên giải yếm đào thực sự đã mang đến một góc nhìn mới cho các nhân vật trong vở Quan Âm Thị Kính với một diện mạo tươi sáng hơn, trữ tình hơn và nhẹ nhõm hơn. Thực sự là một vở cải lương đáng xem trong thời điểm hiện tại.


Cải lương tiếp tục ‘giải mã’ về thái sư Trần Thủ Độ

TTO – Thêm một lần nữa, nhân vật lịch sử thời nhà trần tốn không ít giấy mực luận bàn, khi thái sư Trần Thủ Độ được sân khấu Cải lương tiếp tục “giải mã” qua vở diễn Thiên Mệnh (tác giả: Hoàng Thanh Du, Đạo diễn NSND Hoàng Quỳnh Mai).

TTO - Thêm một lần nữa, nhân vật lịch sử thời nhà Trần tốn không ít giấy mực luận bàn, khi thái sư Trần Thủ Độ được sân khấu cải lương tiếp tục "giải mã" qua vở diễn Thiên mệnh (tác giả: Hoàng Thanh Du, đạo diễn: NSND Hoàng Quỳnh Mai).

Đây là vở cải lương mới được đoàn Hoa Mai, Nhà hát cải lương Hà Nội dàn dựng. Vượt qua cái lạnh tê tái, hàng trăm khán giả đã đến hội trường Trung tâm Văn hóa TP Hà Nội số 7 Phùng Hưng để xem buổi tổng duyệt vở mới đây.

Không quá ôm đồm, Thiên mệnh chỉ chọn hai chi tiết lịch sử để “giải mã”. Đó là vụ việc Trần Quốc Tuấn nhảy tường, lẻn vào “cướp” công chúa Thiên Thành làm vợ được kể ngắn gọn trong một lớp diễn mà thấy được cách dùng người của Trần Thủ Độ: “Nếu có đức có tài thì dù là con của kẻ thù ta vẫn trọng dụng, còn không có đức có tài thì dù có là thân quyến của ta, ta cũng sẽ không dùng”.

Phần lớn thời lượng còn lại, vở diễn khắc họa đậm nét vụ việc hai anh trai của Trần Thủ Độ là Trần An Quốc và Trần An Hạ mưu làm phản, để từ đó góp phần làm sáng tỏ những băn khoăn về chuyện có thật ông là người tàn độc đã sát hại cả huynh đệ như lời đồn thổi bao đời?

Ở đây, thật ấn tượng với hai lớp diễn: thái sư Trần Thủ Độ can gián việc vua Trần Thái Tông có ý phong Trần An Quốc là tể tướng cùng nỗi lòng “thôi đành làm điều trái đạo để người đời chê cười” nhưng để “chỉ mong sao trong ấm ngoài êm rạng rỡ một cơ triều”…

Xuất sắc trong cả ca và diễn trong nhiều lớp diễn độc thoại, NSƯT Quang Thanh đã hóa thân thành công trong vai thái sư Trần Thủ Độ bên ngoài đanh thép, lạnh lùng, công tư phân minh mà bên trong luôn thấu tình đạt lý cùng những nỗi đau đáu về vận nước, day dứt, giằng xé khôn nguôi về cốt nhục, tình nhà.

Từ đó, khán giả đã không khỏi lặng đi trước những nỗi niềm đâu phải chỉ có ở người xưa: Rằng “nếu huynh đệ cũng là tể tướng thì thiên hạ sẽ coi khinh, hậu thế sẽ chê cười”, rằng “quân pháp bất vị thân”, và rằng “hà cớ gì để lòng dân chia rẽ?”…

Tuy nhiên, “ra quân” với không ít nghệ sĩ trẻ nên có những vai diễn vẫn còn non nớt nên cần được đầu tư chăm chút hơn.

Theo nhạc sĩ Phạm Chỉnh – giám đốc Nhà hát cải lương Hà Nội, vở cải lương Thiên mệnh sẽ sớm được biểu diễn phục vụ nhân dân thủ đô trong dịp khai xuân Tân Sửu 2021.

Từ những tư liệu khai thác được khi thực hiện 30 tập phim tài liệu về nhà Trần mà tác giả Hoàng Thanh Du viết kịch bản Thiên mệnh. Năm 2019, kịch bản này được nhận giải B (không có giải A) của Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam.

“Tôi muốn viết về lịch sử không phải để minh họa mà để giải mã những vấn đề có giá trị cho ngày hôm nay. Những ứng xử, cách dùng người và cách tề gia, trị quốc của thái sư Trần Thủ Độ trong Thiên mệnh rất đáng để người đời nay cùng soi” – tác giả Hoàng Thanh Du nói.

TTO – Thêm một lần nữa nhân vật lịch sử thời nhà trần tốn không ít giấy mực luận bàn, khi thái sư Trần Thủ Độ được sân khấu Cải lương tiếp tục “giải mã” qua vở diễn Thiên Mệnh (tác giả: Hoàng Thanh Du, Đạo diễn NSND Hoàng Quỳnh Mai).