Bài viết trong » Tháng Năm 26th, 2022«
(HNMO) – Ngày 26-5, Nhà hát Cải lương Hà Nội đã làm lễ khởi công dàn dựng hai vở diễn mới: “Những đứa con oan nghiệt” và “Trời Nam”.
Giới thiệu trích đoạn vở “Những đứa con oan nghiệt”.
“Những đứa con oan nghiệt” (do NSND Doãn Hoàng Giang chắp bút, NSND Hoàng Quỳnh Mai đạo diễn) là vở diễn khai thác sâu về đề tài giáo dục và triết lý nhân – quả.
Vở diễn xoay quanh hai gia đình Thầy Đồ và Tư Chớp – một tướng cướp. Ông Tư Chớp vì muốn con trai mình sau này không theo nghề trộm cướp mà phải đỗ đạt làm quan nên khi bà Chín – vợ ông và bà Đồ cùng chuyển dạ sinh con, ông đã cho người tráo đổi hai đứa trẻ.
Lớn lên trong môi trường khác nhau hoàn toàn, hai đứa trẻ đã đi theo những ngã rẽ khác nhau. Hai Nhân – con ruột của ông Tư Chớp sống ở nhà Thầy Đồ vốn được học hành từ nhỏ nên đã sớm trở thành học trò giỏi, đi thi đỗ đạt, thành quan tân trạng. Trong khi đó, Hai Đức – con ruột của ông Thầy Đồ sống ở nhà ông Tư Chớp ham mê tửu sắc, ăn nói thô tục, không thích học hành, chơi bời lêu lổng. Trong ngày Hai Nhân trở về vinh quy bái tổ, bi kịch oan nghiệt đã xảy ra, phơi bày tất cả sự thật…
Giới thiệu trích đoạn vở “Trời Nam”.
Vở cải lương “Trời Nam” (tác giả Lê Duy Hạnh, đạo diễn NSƯT Lê Nguyên Đạt) là một tác phẩm sân khấu về đề tài lịch sử. Vở diễn ngợi ca hình tượng người anh hùng áo vải Quang Trung trong cuộc chiến với nhà Thanh để đem lại hòa bình, mong muốn quốc thái dân an.
Các nhân vật như vua Quang Trung, Phạm Công Trị, Lê Ngọc Hân, Hoàng Cô, Lê Quyết, Bà Lão tướng… đã tạo cho tác phẩm nhiều tình tiết hấp dẫn, đồng thời làm sáng lên vẻ đẹp của những con người một lòng vì dân, vì nước.
Đặc biệt, hình ảnh Lê Quyết tự lấy trái tim từ lồng ngực mình gửi về đất mẹ Trời Nam đã tạo điểm nhấn ấn tượng trong kịch bản, thể hiện rõ khí phách của một con người trung hiếu với non sông đất nước.
Theo nhạc sĩ Phạm Bá Chỉnh, Giám đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội, cả hai vở diễn đều được nhà hát đầu tư công phu khi mời các đạo diễn, cộng tác viên tên tuổi về dàn dựng, đặc biệt là mời đạo diễn, NSƯT Lê Nguyên Đạt từ sân khấu phía Nam ra Hà Nội dựng vở. Dự kiến, hai vở diễn sẽ được giới thiệu đến công chúng vào đầu tháng 7 tới.
Sáng 26/5, Nhà hát Cải lương Hà Nội đã chính thức khởi công dàn dựng 2 vở diễn mới “Những đứa con oan nghiệt” và “Trời Nam” tại Rạp Chuông Vàng 72 Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
“Những đứa con oan nghiệt” của tác giả NSND Doãn Hoàng Giang, chuyển thể cải lương Đình Tư, đạo diễn NSND Hoàng Quỳnh Mai là vở diễn khai thác về đề tài giáo dục. Có thể nói: Môi trường sống, môi trường giáo dục hình thành tính cách con người. Toàn bộ vở diễn xoay quanh hai gia đình ông Thầy Đồ và ông Tư Chớp – một tướng cướp. Ông Tư Chớp vì muốn cho con trai mình sau này không theo nghề trộm cướp mà phải đỗ đạt làm quan nên khi bà Chín – vợ ông và bà Đồ cùng chuyển dạ sinh con, ông đã cho người tráo đổi hai đứa con. Mâu thuẫn kịch bắt đầu từ đây.
Hai đứa con bị tráo đổi của hai nhà lớn lên trong môi trường khác nhau hoàn toàn. Hai Nhân – con ruột của ông Tư Chớp sống ở nhà ông Thầy Đồ vốn được học hành từ nhỏ nên đã sớm trở thành học trò giỏi, đi thi đỗ đạt thành quan tân trạng. Trong khi đó, Hai Đức – con ruột của ông Thầy Đồ sống ở nhà ông Tư Chớp ham mê tửu sắc, ăn nói thô tục, không thích học hành, chơi bời lêu lổng. Từ lòng ghen ghét đố kị, Hai Đức và anh trai Phi Long đã ra tay giết Hai Nhân trong lúc Hai Nhân trở về vinh quy bái tổ.
Ông Tư Chớp cho rằng bí mật tráo đổi con sẽ không bao giờ được phát hiện vì người thực hiện tráo đổi đã bị ông diệt trừ hậu họa, nhưng cái chết của Hai Nhân đã làm ông thức tỉnh. Tự bản thân ông đã nói ra sự thật và chịu sự trừng phạt của pháp luật và của chính lương tâm ông.
Bên cạnh đó, Nhà hát Cải lương Hà Nội còn dựng vở cải lương “Trời Nam” của tác giả kịch bản văn học Lê Duy Hạnh, chuyển thể cải lương Nguyên Phương, đạo diễn NSƯT Lê Nguyên Đạt. Vở cải lương “Trời Nam” là một tác phẩm sân khấu đề tài lịch sử, ngợi ca hình tượng người anh hùng áo vải Quang Trung trong cuộc chiến với nhà Thanh để đem lại hòa bình, mong muốn cho quốc thái dân an.
Một số hình ảnh trong trích đoạn “Trời Nam”
Chủ nghĩa anh hùng, sức mạnh của đại đoàn kết, hòa hợp dân tộc được khẳng định và khắc họa rõ nét xuyên suốt trong toàn bộ tác phẩm. Những tình tiết nội tâm của các nhân vật cũng như những xung đột và nút thắt của kịch bản tạo cho người xem hiểu rõ hơn về một giai đoạn hào hùng của lịch sử với những con người đầy chí khí với non sông.
Các nhân vật như vua Quang Trung, Phạm Công Trị, Lê Ngọc Hân, Hoàng Cô, Lê Quyết, Bà Lão tướng… đã tạo cho tác phẩm nhiều tình tiết hấp dẫn đồng thời cũng làm sáng lên vẻ đẹp của những con người một lòng vì dân vì nước. Đặc biệt, sau khi đấu tranh với chính nội tâm của mình, hình ảnh Lê Quyết đã tự lấy trái tim từ lồng ngực mình gửi về đất mẹ “Trời Nam” đã tạo một điểm nhấn ấn tượng trong kịch bản, thể hiện rõ khí phách của một con người trung hiếu với non sông đất mẹ.
Với sự dàn dựng đầy sáng tạo của ê kíp có nhiều kinh nghiệm, cùng với sự thể hiện của các nghệ sĩ, diễn viên tài năng của Nhà hát Cải Lương Hà Nội, hy vọng vở diễn sẽ mang đến cho khán giả nhiều cung bậc cảm xúc, một góc nhìn mới về một giai đoạn lịch sử của dân tộc.
Nhạc sỹ Phạm Bá Chỉnh, Giám đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội
Chia sẻ với phóng viên, Nhạc sỹ Phạm Bá Chỉnh, Giám đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội cho biết: Trong thời gian 2 năm vừa qua, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Nhà hát Cải lương Hà Nội đã phải tạm dừng các hoạt động biểu diễn, tuy nhiên Nhà hát vẫn tổ chức dàn dựng các vở diễn theo kế hoạch hàng năm. Năm nay, khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, Nhà hát Cải lương Hà Nội tiếp tục dàn dựng tác phẩm mới để giới thiệu tới đông đảo khán giả của Thủ đô cũng như cả nước. Các nghệ sĩ của Nhà hát rất vui mừng, phấn khởi sau thời gian bị ảnh hưởng của dịch bệnh đã có thể quay lại làm nghề, được cống hiến tài năng cho nghệ thuật. Hy vọng 2 vở diễn này sẽ đem tới cho khán giả nhiều cung bậc cảm xúc và những thông điệp ý nghĩa.
Hai vở cải lương trên nằm trong kế hoạch dàn dựng kịch bản năm 2022 của Nhà hát Cải lương Hà Nội. Vở “Trời Nam” là một tác phẩm sân khấu về đề tài lịch sử, ngợi ca hình tượng người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ trong cuộc chiến chống giặc Thanh xâm lược để đem lại hòa bình, quốc thái dân an.
Dàn dựng vở cải lương “Trời Nam” và “Những đứa con oan nghiệt”
Cảnh trong vở cải lương “Trời Nam”.
Các nhân vật trong “Trời Nam” như Vua Quang Trung, Phạm Công Trị, Lê Ngọc Hân, Bà lão tướng… đã tạo cho tác phẩm nhiều tình tiết hấp dẫn đồng thời cũng làm sáng lên vẻ đẹp của những con người một lòng vì dân vì nước.
Trong khi đó, vở “Những đứa con oan nghiệt” khai thác về đề tài giáo dục. Toàn bộ vở diễn xoay quanh hai gia đình ông thầy Đồ và Tư Chớp – một tướng cướp. Tư Chớp vì muốn cho con trai mình sau này không theo nghề trộm cướp, mà phải đỗ đạt làm quan nên khi bà Chín – vợ ông và bà Đồ cùng chuyển dạ sinh con ông đã cho người tráo đổi hai đứa con. Hai đứa con bị tráo đổi của hai nhà vẫn lớn lên trong môi trường khác nhau hoàn toàn và từ đây cũng nảy sinh nhiều mâu thuẫn, bi kịch…
Dàn dựng vở cải lương “Trời Nam” và “Những đứa con oan nghiệt”
Một cảnh trong vở “Những đứa con oan nghiệt”.
Với những mâu thuẫn, tình tiết hấp dẫn và lối diễn xuất bởi các nghệ sĩ tài năng của Nhà hát Cải lương Hà Nội, vở diễn “Những đứa con oan nghiệt” sẽ mang đến cho khán giả nhiều cung bậc cảm xúc và những thông điệp ý nghĩa trong cuộc sống.
“Trời Nam” ngợi ca anh hùng áo vải Quang Trung
Vở diễn ngợi ca hình tượng người anh hùng áo vải Quang Trung mang tên “Trời Nam” mang tới góc nhìn mới về một giai đoạn của lịch sử dân tộc qua nghệ thuật cải lương.
Tại lễ khởi công và giới thiệu vở diễn sáng 26.5, đại diện Nhà hát Cải lương Hà Nội cho biết: Vở diễn lịch sử “Trời Nam” (tác giả kịch bản văn học: Lê Duy Hạnh, chuyển thể cải lương: Nguyên Phương, đạo diễn: NSUT Lê Nguyên Đạt) khẳng định và khắc họa rõ nét chủ nghĩa anh hùng, sức mạnh của đại đoàn kết, hòa hợp dân tộc xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Những tình tiết nội tâm của các nhân vật cũng như những xung đột và nút thắt của kịch bản tạo cho người xem hiểu rõ hơn về một giai đoạn hào hùng của lịch sử với những con người đầy chí khí với non sông.
“Trời Nam” ngợi ca “anh hùng áo vải” Quang Trung -0
Các nghệ sĩ Đoàn Chuông Vàng, Kim Phụng của Nhà hát biểu diễn trích đoạn vở “Trời Nam”
Các nhân vật như vua Quang Trung, Phạm Công Trị, Lê Ngọc Hân, Hoàng Cô, Lê Quyết, Bà Lão tướng… đã tạo cho tác phẩm nhiều tình tiết hấp dẫn đồng thời cũng làm sáng lên vẻ đẹp của những con người một lòng vì dân vì nước. Đặc biệt, sau khi đấu tranh với chính nội tâm của mình, hình ảnh Lê Quyết tự lấy trái tim từ lồng ngực mình gửi về đất mẹ trời Nam đã tạo một điểm nhấn ấn tượng trong kịch bản, thể hiện rõ khí phách của một con người trung hiếu với non sông đất mẹ.
“Đất nước còn nhiều gian nan/ Nhưng cần những suy tư mới/ Chúng ta cứ đi rồi sẽ tới/ Bởi sứ mệnh nước non trong mỗi con người – đó là điều tôi tâm đắc và cũng là thông điệp của vở diễn, thông qua hình tượng vua Quang Trung trong một giai đoạn lịch sử và có tính dự báo ngày hôm nay” – đạo diễn Lê Nguyên Đạt chia sẻ và cho biết sẽ dàn dựng vở diễn dung hòa yếu tố lịch sử những vẫn truyền tải được thông điệp mong muốn, đặc biệt, vở diễn sẽ được dàn dựng với tiết tấu nhanh hơn và có những đổi mới về nghệ thuật nhằm hướng tới khán giả trẻ.
“Trời Nam” ngợi ca anh hùng áo vải Quang Trung -0
Giám đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội Phạm Bá Chỉnh cho biết sẽ giới thiệu rộng rãi các tác phẩm Cải lương tại rạp Chuông Vàng
Tại họp báo giới thiệu vở diễn, Giám đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội Phạm Bá Chỉnh chia sẻ: Qua 2 năm dịch bệnh, Nhà hát phải dừng hoạt động biểu diễn, nhưng vẫn dựng vở mới và tham gia các liên hoan, hội diễn, giành được nhiều giải thưởng. Năm nay, dịch bệnh đã được khống chế, Nhà hát trở lại biểu diễn. Đặc biệt, Nhà hát vừa tiếp nhận rạp Chuông Vàng, 72 Hàng Bạc, Hà Nội, sau 5 năm sửa chữa.
“Chúng tôi mong muốn rạp sẽ là địa chỉ văn hóa của Thủ đô, nơi biểu diễn các chương trình nghệ thuật thuộc nhiều loại hình. Chúng tôi cũng xin phép Sở Văn hóa, Thể thao đưa phố đi bộ tới rạp Chuông Vàng… Năm nay Nhà hát sẽ dựng 3 vở diễn, ngoài vở diễn đề tài lịch sử “Trời Nam”, còn có một vở diễn cận đại và một vở diễn hiện đại. Hy vọng các tác phẩm mới sẽ mang tới nhiều thông điệp, cung bậc cảm xúc tới khán giả Thủ đô” – nhạc sĩ Phạm Bá Chỉnh nói.
ANTD.VN – 2 vở cải lương “Trời Nam” và “Những đứa con oan nghiệt”, 1 vở lịch sử và 1 vở cận đại đồng thời được nhà hát cải lương Hà Nội dàn dựng cùng một thời điểm. Lễ khởi công vừa diễn ra sáng nay (26/5) tại rạp Chuông Vàng.
Vở cải lương “Trời Nam”, tác giả Lê Duy Hạnh là một tác phẩm sân khấu đề tài lịch sử, ngợi ca hình tượng người anh hùng áo vải Quang Trung trong cuộc chiến với nhà Thanh để đem lại hòa bình, mong muốn cho quốc thái dân an.
Chủ nghĩa anh hùng, sức mạnh của đại đoàn kết, hòa hợp dân tộc được khẳng định và khắc họa rõ nét trong xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Những tình tiết nội tâm của các nhân vật cũng như những xung đột và nút thắt của kịch bản tạo cho người xem hiểu rõ hơn về một giai đoạn hào hùng của lịch sử với những con người đầy chí khí với non sông.
Nhà hát Cải lương Hà Nội khởi công dàn dựng vở “Trời Nam” và “Những đứa con oan nghiệt” ảnh 1
Trích đoạn trong vở “Trời Nam” tại buổi lễ khởi công
Các nhân vật như vua Quang Trung, Phạm Công Trị, Lê Ngọc Hân, Hoàng Cô, Lê Quyết, bà lão tướng…đã tạo cho tác phẩm nhiều tình tiết hấp dẫn đồng thời cũng làm sáng lên vẻ đẹp của những con người một lòng vì dân vì nước.
Đặc biệt, sau khi đấu tranh với chính nội tâm của mình, hình ảnh Lê Quyết đã tự lấy trái tim từ lồng ngực mình gửi về đất mẹ Trời Nam đã tạo một điểm nhấn ấn tượng trong kịch bản, thể hiện rõ khí phách của một con người trung hiếu với non sông đất mẹ.
NSƯT Lê Nguyên Đạt, đạo diễn vở cải lương “Trời Nam”, một đạo diễn của sân khấu phía Nam sẽ trực tiếp chỉ đạo diễn xuất lần này. Anh cho biết, cách diễn cải lương của sân khấu miền Nam và miền Bắc có sự khác nhau. Trong khi cải lương miền Bắc thiên về tính chỉn chu, trau chuốt thì cải lương miền Nam lại thiên về tình cảm. Khi làm việc với ê kíp sáng tạo của nhà hát Cải lương Hà Nội, đạo diễn Lê Nguyên Đạt sẽ cố gắng dung hòa sự khác nhau để làm nên vở diễn hay, thể hiện thông điệp lịch sử về những người con vì dân vì nước.
Còn vở cải lương “Những đứa con oan nghiệt”, tác giả-NSND Doãn Hoàng Giang là tác phẩm khai thác về đề tài giáo dục. Có thể nói, môi trường sống, môi trường giáo dục hình thành tính cách con người. Toàn bộ vở diễn xoay quanh hai gia đình: ông thầy đồ và ông Tư Chớp – một tướng cướp. Ông Tư Chớp vì muốn cho con trai mình sau này không theo nghề trộm cướp, mà phải đỗ đạt làm quan nên khi bà Chín – vợ ông và bà Đồ cùng chuyển dạ sinh con, ông đã cho người tráo đổi hai đứa con. Mâu thuẫn kịch bắt đầu từ đây.
Hai đứa con bị tráo đổi của hai nhà lớn lên trong môi trường khác nhau hoàn toàn. Con ruột của tên tướng cướp sống ở nhà ông thầy đồ được học hành từ nhỏ nên đã sớm trở thành học trò giỏi, đi thi đỗ đạt thành quan tân trạng.
Nhà hát Cải lương Hà Nội khởi công dàn dựng vở “Trời Nam” và “Những đứa con oan nghiệt” ảnh 2
Trích đoạn trong vở “Những đứa con oan nghiệt” tại buổi lễ khởi công
Trong khi đó, con của thầy đồ sống ở nhà tên tướng cướp chỉ biết ham mê tửu sắc, ăn nói thô tục, không thích học hành, chơi bời lêu lổng. Từ lòng ghen ghét đố kị, con ruột thầy đồ và anh trai đã ra tay sát hại con của tên tướng cướp trong lúc anh này trở về vinh quy bái tổ.
Tên tướng cướp cho rằng, bí mật tráo đổi con sẽ không bao giờ được phát hiện vì người thực hiện tráo đổi đã bị ông diệt trừ hậu họa, nhưng cái chết của con trai đã làm ông thức tỉnh. Tự bản thân ông đã nói ra sự thật và chịu sự trừng phạt của pháp luật và của chính lương tâm ông.
NSND Hoàng Quỳnh Mai, đạo diễn vở cải lương “Những đứa con oan nghiệt” chia sẻ, vở diễn mang ý nghĩa triết lý của đạo Phật, đó là luật nhân quả “gieo nhân nào gặp quả ấy”. Hạt mầm được gieo trên mảnh đất lành sẽ thành quả ngọt, hương thơm. Hạt độc sẽ sinh thành trái đắng.
Ông Phạm Bá Chỉnh, Giám đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội cho biết, trong năm 2022, nhà hát sẽ dàn dựng 3 vở. Lần này, nhà hát sẽ đồng thời bắt tay vào dàn dựng một vở lịch sử-”Trời Nam” và một vở cận đại “Những đứa con oan nghiệt”. Còn một vở hiện đại sẽ được dàn dựng vào dịp cuối năm.
Nhà hát Cải lương Hà Nội khởi công dàn dựng vở “Trời Nam” và “Những đứa con oan nghiệt” ảnh 3
Ông Phạm Bá Chỉnh, Giám đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội phát biểu tại lễ khởi công
Cũng theo Giám đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội, 2 vở diễn lần này đã được hội đồng của nhà hát duyệt rất kỹ, có chất lượng, sau đó trình hội đồng của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội và được phê duyệt.
“Chúng tôi hy vọng, 2 vở diễn này sẽ mang đến nhiều thông điệp với khán giả Thủ đô và cả nước, có nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Một vở cho khán giả tiếp cận 1 góc nhìn lịch sử mới về một nhân vật nổi tiếng của một giai đoạn lịch sử. Một vở đưa ra thông điệp về luật nhân quả cũng như thông điệp về giáo dục-hạt mầm tốt mà gieo ở mảnh đất xấu cũng không thể cho trái ngọt”, ông Phạm Bá Chỉnh nói.
Dự kiến, 2 vở diễn sẽ ra mắt vào dịp cuối tháng 6/2022.
Sáng ngày 26/5/2022, tại Rạp Chuông Vàng, số 72 Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Nhà hát Cải lương Hà Nội đã tổ chức Khởi công – Họp báo 2 tác phẩm mới: “Trời Nam” của tác giả Lê Duy Hạnh và “Những đứa con oan nghiệt” của tác giả: NSND Doãn Hoàng Giang.
Tới dự và chúc mừng Nhà hát có đồng chí Phạm Thị Mỹ Hoa – Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, đồng chí Đỗ Kim Oanh – Trưởng phòng Nghệ thuật Sở cùng các đồng chí lãnh đạo và chuyên viên các phòng, ban, đơn vị nghệ thuật của Sở; NSND Nguyễn Hoàng Tuấn – Chủ tịch Hội Sân khấu Hà Nội; các tác giả kịch bản, đạo diễn, thiết kế mỹ thuật, biên đạo múa, phục trang…cùng tập thể Nghệ sỹ, CBCNV Nhà hát Cải lương Hà Nội.
Tới dự và đưa tin có các đồng chí phóng viên các báo, đài truyền hình của Trung ương và Thành phố.
Thay mặt Ban Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, đồng chí Phạm Thị Mỹ Hoa – Phó Giám đốc Sở đánh giá cao sự đoàn kết và những cố gắng, nỗ lực để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao của Nhà hát Cải lương Hà Nội trong thời gian qua và tin tưởng vào sự thành công của các tác phẩm mới; đồng chí Phó Giám đốc Sở cũng đề nghị Nhà hát có thêm nhiều hình thức biểu diễn mới để cập nhật theo xu hướng thời đại, thu hút nhiều khán giả nhưng vẫn giữ được bản sắc của nghệ thuật Cải lương truyền thống.
Nhạc sỹ Phạm Chỉnh – Giám đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội cảm ơn những ý kiến động viên, chỉ đạo của đồng chí Phó Giám đốc Sở và cho biết: Sau buổi Lễ Khởi công – Họp báo 2 tác phẩm mới, toàn bộ Nghệ sỹ của Nhà hát sẽ khẩn trương triển khai tập luyện và dự kiến tổ chức tổng duyệt 2 tác phẩm vào cuối tháng 6 năm 2022.
* Tác phẩm: “TRỜI NAM”
Tác giả kịch bản: Lê Duy Hạnh
Chuyển thể Cải lương: Nguyễn Phương
Đạo diễn: NSƯT Lê Nguyễn Đạt
Trợ lý đạo diễn: NSND Thanh Hương
Âm nhạc: Nguyễn Thanh Liêm
Thiết kế mỹ thuật: NSƯT Doãn Bằng
Biên đạo múa: Lê Hải – Diệu Linh
Thực hiện phục trang: NSƯT Minh Hùng
* Tác phẩm: “NHỮNG ĐỨA CON OAN NGHIỆT”
Tác giả kịch bản: NSND Doãn Hoàng Giang
Chuyển thể Cải lương: NS Đình Tư
Đạo diễn: NSND Hoàng Quỳnh Mai
Trợ lý đạo diễn: NSƯT Quang Thanh
Âm nhạc: NSƯT Thành Nam
Thiết kế mỹ thuật: NSƯT Đạt Tăng
Biên đạo múa: NSƯT Thanh Nam
Thực hiện phục trang: Minh Xuân
Một số hình ảnh:
Đồng chí Phạm Thị Mỹ Hoa – PGĐ Sở VH&TT Hà Nội phát biểu tại buổi Lễ
Nhạc sỹ Phạm Chỉnh – Giám đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội trao đổi một số thông tin về các tác phẩm mới
Trích đoạn tác phẩm “TRỜI NAM” do các Nghệ sỹ đoàn Kim Phụng – Chuông Vàng biểu diễn
Trích đoạn tác phẩm “NHỮNG ĐỨA CON OAN NGHIỆT” Do các Nghệ sỹ đoàn Hoa Mai biểu diễn
NSƯT Lê Nguyên Đạt và các tác giả trao đổi với các phóng viên thông tin về 2 tác phẩm mới
Đồng chí Phạm Thị Mỹ Hoa – Phó Giám đốc Sở VHTT Hà Nội chụp ảnh lưu niệm cùng các tác giả, cán bộ chủ chốt của Nhà hát
Đồng chí Nguyễn Quỳnh Chi – PGĐ Nhà hát cùng cán bộ, viên chức, nhân viên bộ phận Văn phòng chụp ảnh lưu niệm.