Sân khấu Hà Nội: Nghĩ xa để tiến xa

(HNM) – Cách mng công nghip 4.0 va m ra cơ hi, va đặt ra thách thc cho ngh thut sân khu để tn ti và phát trin. Sân khu Th đô dù đang có nhng bước chuyn mình, nhưng vn cn nghĩ xa để tiến xa hơn, đáp ng nhu cu ca khán gi, nht là thế h “công dân toàn cu”.

Chùm kịch ngắn mới đây của Nhà hát Cải lương Hà Nội đã khai thác thành công những đề tài hay trong thời đại mới.

Chưa thích ng kp

Đêm diễn ra mắt chùm kịch ngắn “Tình yêu qua mạng – Sếp vợ – Bệnh quảng cáo” của Nhà hát Cải lương Hà Nội tuần qua để lại nhiều suy ngẫm cho khán giả, nhất là tiểu phẩm “Tình yêu qua mạng”. Tiểu phẩm mở ra một không gian sống không xa, khi trí tuệ nhân tạo lên ngôi, con người được hưởng vô vàn tiện nghi chỉ bằng động tác vuốt nhẹ tay hoặc điều khiển bằng ý nghĩ…

Tiểu phẩm trong chùm kịch do tác giả Phạm Văn Quý và Nguyễn Toàn Thắng viết kịch bản, Nghệ sĩ ưu tú Thanh Vân chuyển thể cải lương, Nghệ sĩ nhân dân Tuấn Hải đạo diễn vừa truyền tải một câu chuyện rất đáng quan tâm trong thời đại số, vừa đem đến một không khí sân khấu mới mẻ, kết hợp vừa đủ giữa cải lương, hài kịch và âm nhạc hiện đại.

Song, phải thừa nhận, sân khấu Hà Nội có quá ít tác phẩm phần nào theo kịp tư duy của thời đại như thế. Nghệ sĩ nhân dân Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học, nghệ thuật Hà Nội cho biết, sân khấu Thủ đô vẫn còn chậm đổi mới, chưa thích ứng với những tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và sẽ còn loay hoay, lúng túng nhiều hơn nữa trước những cơ hội và thách thức của Cách mạng công nghiệp 4.0.

Trước tiên phải nói về mặt sáng tạo, một trong những điều cốt yếu của sân khấu là tính dự báo. Chẳng hạn như vở kịch “Hoa cúc xanh trên đầm lầy” đang rất thành công của Nhà hát Tuổi trẻ bởi sự nhìn xa, trông rộng. Đó là câu chuyện giả tưởng về cuộc sống với máy móc thay thế con người đáng kinh ngạc, được tác giả Lưu Quang Vũ viết từ cách đây hơn 30 năm.

Dự báo là cái tài của người sáng tạo và cũng là thách thức với họ, song nhìn ra sân khấu Thủ đô nói riêng và sân khấu Việt Nam nói chung khá nhiều vở diễn lịch sử, dân gian phục dựng y nguyên. Vở diễn về đề tài hiện thực thiên về kể chuyện hơn là nâng tầm, đưa đến khán giả những suy niệm xa xôi. Trong khi, “Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra không gian mới, lớp người mới, câu chuyện mới cho những người sáng tạo nhào nặn”, như lời PGS.TS Trần Trí Trắc, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Hội Sân khấu Hà Nội.

Bên cạnh nội dung, Cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra thách thức về mặt phương thức thể hiện cho sân khấu Thủ đô. Thời gian qua, một số đơn vị nghệ thuật đã cho ra đời những vở diễn tiến kịp thời đại như “Ionah” (Nhà hát Star Galaxy) kết hợp kịch, múa, xiếc, công nghệ hình ảnh 3D, sân khấu xoay tự động; vở thực cảnh “Tinh hoa Bắc Bộ” (Công ty cổ phần Tuần Châu Hà Nội) với sân khấu mặt nước tựa lưng vào núi, sử dụng kỹ thuật chiếu sáng tạo hiệu ứng 3D choáng ngợp…

Tuy nhiên, những sân khấu mang tính đột phá như thế khá ít ỏi. Theo Nghệ sĩ nhân dân Lê Huy Quang, hầu hết sân khấu các nhà hát ở Hà Nội cũ kỹ, đơn điệu về mọi phương diện… Ở những rạp, nhà hát được cho là hàng đầu Thủ đô như Nhà hát Lớn Hà Nội, Rạp Xiếc trung ương, Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt – Xô, Rạp Công nhân, Rạp Đại Nam, Nhà hát Múa rối Thăng Long… vẫn còn tình trạng loa thùng, đèn chiếu xếp choán một phần sân khấu; người điều khiển âm thanh, ánh sáng phải chăm chú mọi diễn tiến trên sân khấu để điều chỉnh thiết bị cho khớp…

Đổi mi tư duy sáng to

Có lẽ, đã đến lúc sân khấu Hà Nội thay đổi tư duy sáng tạo để có bước tiến xứng tầm. Theo PGS.TS Trần Trí Trắc, nhiệm vụ của người sáng tạo sân khấu Hà Nội hiện nay là thể hiện nổi bật hình tượng con người mới, cuộc sống mới ở Hà Nội khi tiến vào Cách mạng công nghiệp 4.0, đồng thời thiết kế hệ giá trị chân – thiện – mỹ cho người Hà Nội trong thời đại mới. Nghĩa là, từ nhà viết kịch đến đạo diễn, diễn viên phải nghĩ xa hơn về bối cảnh ở thời đại mới, tìm cách phản ánh, hiện thực hóa trên sàn diễn một cách thuyết phục.

Còn với các công đoạn khác, theo Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Đăng Tiến, sân khấu Hà Nội phải thay đổi cách vận hành, sử dụng công nghệ số để xử lý âm thanh, ánh sáng, hình ảnh… Một số phương thức biểu diễn thủ công, nên được thay thế, cải thiện. “Chẳng hạn, trong nghệ thuật múa rối nước, có thể áp dụng công nghệ chế tạo robot để điều khiển chú Tễu nhắm mắt, mở mắt, mếu, cười, hay dùng thiết bị điều khiển từ xa để gươm thần từ tay Vua Lê bay về miệng của Rùa thần… Như thế vừa không làm thay đổi bản chất của nghệ thuật rối nước, vừa tạo sự linh hoạt, sinh động cho con rối, lại gây bất ngờ cho khán giả”, nghệ sĩ nêu ý tưởng.

Nghệ sĩ nhân dân Trần Quốc Chiêm cho rằng, sân khấu Thủ đô phải xuất phát sớm, trước hết ở cơ chế khuyến khích, bồi dưỡng, tạo điều kiện cho văn nghệ sĩ tiếp cận, thâm nhập để phát huy tài năng, sức sáng tạo trong những vấn đề mới, kỹ thuật, công nghệ mới. Các khâu khác như thiết kế sân khấu, âm thanh, ánh sáng, phục trang, tổ chức biểu diễn, quảng bá… cũng cần được đào tạo chuyên nghiệp, cập nhật công nghệ để hỗ trợ tác phẩm hấp dẫn, dễ tiếp cận khán giả hơn.

Nghệ sĩ nhân dân Trần Quốc Chiêm đề xuất, mỗi đơn vị nghệ thuật nên có sân khấu riêng, trang thiết bị hiện đại, phù hợp với từng tác phẩm, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của công chúng…

AN NHI

dientu@hanoimoi.com.vn


Gửi phản hồi cho bài viết