Sân khấu cải lương: Nỗ lực đổi mới

(HNMCT) – Tìm kiếm khán gi có l là bài toán khó nht ca sân khu truyn thng hin nay. Và bng nhng v din có li dàn dng hin đại, ng dng nhiu th pháp mi…, hai nhà hát ci lương ln nht min Bc là Nhà hát Ci lương Vit Nam và Nhà hát Ci lương Hà Ni đều đang cho thy nhng n lc tích cc trong vic đổi mi sân khu truyn thng.

Cảnh trong chùm kịch ngắn Tình yêu qua mạng – Bệnh quảng cáo – Sếp vợ của Nhà hát Cải lương Hà Nội.

Nhiu màu sc hơn

Nhiều năm trở lại đây, Nhà hát Cải lương Hà Nội đã có rất nhiều tìm tòi trong việc làm mới sân khấu cải lương. Những vở diễn kết hợp ngôn ngữ điện ảnh, múa hiện đại do cố đạo diễn, NSƯT Trần Quang Hùng thực hiện, dẫu chưa hẳn tạo ra đột phá, nhưng cũng thổi thêm một làn gió mới mẻ vào nghệ thuật này. Bên cạnh những vở mang màu sắc chính luận, có khả năng “câu nước mắt”, tháng 6 vừa qua, nhà hát này đã cho ra mắt chùm kịch ngắn Tình yêu qua mạng – Bệnh quảng cáo – Sếp vợ.

Bên cạnh việc khai thác thế mạnh của cải lương với lối diễn xuất ngọt và những bài ca mùi mẫn, ê kíp cũng đã đưa vào đó nhiều tình huống hài, những ca khúc chế theo những bài hát đang “hot” để dễ gây ấn tượng với khán giả. Những vở kịch ngắn tươi mới đã góp phần làm phong phú thêm “thực đơn” nghệ thuật của nhà hát, giúp nhà hát linh động hơn trong các chương trình biểu diễn của mình.

Mới đây nhất, Nhà hát Cải lương Hà Nội tiếp tục khởi công dựng vở cải lương Đi tìm Đại vương, hứa hẹn sẽ dàn dựng theo một phong cách hoàn toàn mới. Đạo diễn, NSND Tuấn Hải chia sẻ: “Đi tìm Đại vương là vở diễn pha cổ tích, huyền thoại và giai thoại dân gian nên mang rất nhiều màu sắc huyền bí. Chúng tôi không đặt nặng vấn đề lịch sử mà muốn gợi cho khán giả nhớ đến những nét của Thăng Long xưa bởi Chúa Chổm nổi tiếng với rất nhiều giai thoại về Thăng Long, về phố Cấm Chỉ, về “đi chữ đại, lại chữ vương”, về “sông Tô cờ son nón sắt”… Vở diễn sẽ được xây dựng phù hợp với khán giả hôm nay. Bên cạnh những gương mặt đã quen thuộc với giới sân khấu như NSND Hoàng Anh Tú làm âm nhạc, NSƯT Lê Sơn làm sân khấu, nghệ sĩ Diệu Linh làm vũ đạo…, tôi còn mời võ sư Út Nguyễn, người đang giữ đai đỏ (đẳng cấp cao nhất) của phái võ cổ truyền Bình Định Gia, từng giành rất nhiều huy chương vàng võ thuật, đồng thời là Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo võ thuật tài năng trẻ Hà Nội về tập võ thuật cho anh chị em. Các diễn viên sẽ phải đánh với 5 loại binh khí trên sân khấu và có những màn võ thuật rất đẹp mắt, khác hẳn với cách múa võ thường thấy ở sân khấu truyền thống”.

Làn gió đổi mới cũng được người xem cảm nhận khá rõ ở Nhà hát Cải lương Việt Nam. Vì sao lạc xứ vở diễn mới ra mắt của nhà hát đã cho thấy những nỗ lực rất lớn của đạo diễn và họa sĩ thiết kế trong dàn dựng bối cảnh sân khấu, nhất là trong những phần chuyển cảnh để giảm bớt sự nặng nề, chậm chạp của sân khấu truyền thống. Cách chuyển cảnh bằng âm nhạc cùng những lớp diễn xen kẽ và cách cấu trúc nhiều tầng không gian phía sau sân khấu giúp đẩy nhanh tiết tấu vở, giúp quá trình thưởng thức và cảm xúc của khán giả gần như không bị ngắt quãng. Bên cạnh đó, vở diễn cũng được áp dụng nhiều kỹ xảo ánh sáng, thủ pháp sân khấu khác nhau để thu hút sự tập trung chú ý của khán giả.

Đổi mi là tt yếu

Gắn bó với nghệ thuật cải lương từ khi lọt lòng, bố mẹ cũng là những nghệ sĩ của Đoàn Cải lương Kim Phụng, thuộc Nhà hát Cải lương Hà Nội, NSND Thanh Hương có lẽ thấu hiểu hơn ai hết những thăng trầm của nghệ thuật này. Trải qua cả những đêm diễn mà khán giả phải xếp hàng mua vé những năm 80 của thế kỷ trước và cả những đêm diễn thưa thớt khán giả gần dây, chị chia sẻ: “Đứng trên sân khấu mà nhìn xuống thấy vắng khán giả thì buồn lắm. Nhưng tôi thấy còn một lượng khán giả vẫn rất mê nghệ thuật cải lương. Chính những khán giả đó tiếp thêm lửa để mình làm nghề, cũng như thôi thúc mình phải có những sáng tạo gì đó mới mẻ hơn”.

Sáng tạo đó theo cảm nhận của nghệ sĩ Tiến Hiệp là phải gần gũi hơn với gu thưởng thức của khán giả hôm nay: “Khán giả bây giờ khó kiên nhẫn để ngồi xem một vở diễn lê thê hơn 2 tiếng đồng hồ. Họ cũng đến sân khấu với mong muốn được thư giãn, giải trí thực sự hơn là tiếp cận với những vấn đề “đao to búa lớn”. Chính vì vậy mà dòng hài kịch, tiểu phẩm ngắn vẫn có đất sống, trong khi các vở lớn, hoành tráng nhiều khi chỉ dựng xong để đấy”. Bản thân nghệ sĩ Tiến Hiệp cũng là một điển hình của nghệ sĩ thuộc sân khấu truyền thống phải năng động “chân ngoài dài hơn chân trong” để lo toan cho cuộc sống, anh nổi danh trên sân khấu hài với nghệ danh Hiệp “vịt” dù rằng xuất thân từ sân khấu cải lương.

Nhạc sĩ Phạm Bá Chỉnh, Phó Giám đốc điều hành Nhà hát Cải lương Hà Nội khẳng định: “Đổi mới là xu thế tất yếu của sân khấu truyền thống nói chung và sân khấu cải lương nói riêng để đến gần hơn với khán giả. Và sự đón nhận bước đầu của khán giả với những sản phẩm mới của nhà hát như chùm kịch ngắn Tình yêu qua mạng – Bệnh quảng cáo – Sếp vợ là những tín hiệu rất đáng mừng”. Bên cạnh đó, việc thổi những làn gió mới vào sân khấu còn giúp động viên các nghệ sĩ theo đuổi nghệ thuật truyền thống rất nhiều.

NSND Tuấn Hải chia sẻ: “Trong hoàn cảnh khó khăn như hiện nay mà các nghệ sĩ cải lương miền Bắc vẫn rất tâm huyết với nghề, vẫn muốn giữ lửa truyền thống với trái tim nóng bỏng”. Hy vọng những đổi mới của sân khấu cải lương sẽ gặp được sự tri âm của khán giả để “lửa truyền thống” có thêm nhiều năng lượng tỏa sáng.

AN ĐỊNH

dientu@hanoimoi.com.vn

 


Gửi phản hồi cho bài viết