Bài viết trong danh mục »Tin nhà hát «

CHƯƠNG TRÌNH TỔNG DUYỆT VỞ “CHUYỆN TÌNH YÊN HOA” NGÀY 25/12/2014

Trong không khí vui tươi, phấn khởi thi đua hoàn thành kế hoạch 2014 của cả nước nói chung và Thủ đô Hà nội nói riêng, ngày 25/12/2014 NHCLHN đã tổng duyệt vở cải lương “Chuyện tình Yên Hoa” (Câu chuyện Nàng Phương Hoa) của tác giả cố NSƯT Lệ Thanh, cố Đạo diễn NSND Ngọc Dư,  do Đạo diễn NSƯT  Trần Quang Hùng phục dựng…

Buổi tổng duyệt được diễn ra trong sự hân hoan của toàn thể diễn viên, khách mời và Hội đồng nghệ thuật. Trong suốt thời gian vở diễn, những tràng pháo tay tán thưởng, những tràng cười sảng khoái luôn được các khách mời dành tặng cho các diễn viên trong từng lời ca tiếng hát và những tình tiết gây hài hóm hỉnh. Những tình tiết cao trào cũng đã được đạo diễn xử lý rất linh hoạt, uyển chuyển, tạo cho vở diễn thêm hấp dẫn và cuốn hút người xem.

Vở diễn “Chuyện tình Yên Hoa” đã được Hội đồng nghệ thuật và lãnh đạo Sở Văn Hoá Thể Thao và Du lịch Hà nội đánh giá cao về nội dung, dàn dựng, sự góp mặt của các tài năng trẻ tạo thêm điểm nhấn mới trong vở diễn đáp ứng sự mong mỏi và trông đợi của khán giả yêu nghệ thuật cải lương.

Một số hình ảnh trong đêm tổng duyệt:

Lãnh đạo Nhà hát đang tiếp đón và trò chuyện với khách mời. Đạo diễn, NSƯT Trấn Quang Hùng – Giám đốc NHCLHN đang trò chuyện với các NS khách mời.

Ns Thy Nhung và Ns Nhật Linh trong vở “Chuyện Tình Yên Hoa” Ns Hải Nam và Ns Thy Nhung trong vở “Chuyện Tình Yên Hoa”

Ns Quang Hưng và Ns Văn Thiếu trong vở “Chuyện Tình Yên Hoa”

Các đ/c Lãnh đạo, NS, Hội đồng nghệ thuật và đông đảo khán giả đến dự.

 

 

 

NHÀ HÁT CẢI LƯƠNG HÀ NỘI TỔNG DUYỆT VỞ CẢI LƯƠNG “CON VÀ NGƯỜI”

Vào 20h ngày 01/12/2014, tại Nhà hát Kim Mã – số 71 Kim Mã và số 01 Giang Văn Minh, Nhà hát Cải lương Hà Nội Tổng duyệt báo cáo các cấp Lãnh đạo vở diễn “Con và Người” dựa theo kịch bản (Huyết thư và án tử), Tác giả: Phi Hùng, chuyển thể: NSƯT Ngọc Chi, đạo diễn: NSƯT Hoàng Quỳnh Mai, cố vấn nghệ thuật: NSƯT Trần Quốc Chiêm … vở diễn đã được các thành viên trong Hội đồng Nghệ thuật và các Lãnh đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội đánh giá cao tinh thần sáng tạo nghệ thuật của Lãnh đạo Nhà hát, cán bộ, Nghệ sĩ, công nhân kỹ thuật làm việc, luyện tập nghiêm túc, đúng tiến độ đề ra. Vở Tổng duyệt đã thành công tốt đẹp, đáp ứng được sự mong đợi, kỳ vọng của mọi đối tượng yêu nghệ thuật Cải lương.

Dưới đây là một số hình ảnh trong buổi Tổng duyệt tại Nhà hát Kim Mã:

Các Đ/c Lãnh đạo, Hội đồng nghệ thuật và đông đảo khán giả đến dự.
NHÀ HÁT CẢI LƯƠNG HÀ NỘI ĐẠT ĐƯỢC NHIỀU THÀNH TÍCH TẠI LIÊN HOAN SK THỦ ĐÔ LẦN THỨ NHẤT, 2014

Nhà hát Cải lương Hà Nội tham gia liên hoan Sân khấu Thủ Đô lần thứ nhất, 2014 với tác phẩm tham gia dự thi “Đường đua trong bóng tối”, đã được Hội đồng Nghệ thuật đánh giá cao về hình thức lẫn nội dung.

Tác phẩm tham gia dự thi đã đạt được thành tích :

- 02 Huy Chương Vàng:

NS Hồng Nhung HCV – Vai Hương Ly

NS Hoàng Viện HCV -  Vai Trần Thái

- 03 Huy Chương Bạc:

NSƯT  Hồng Tuyến HCB – Vai Trần Tiên

NS Kim Dung HCB – Vai Kiều Loan

NS Quang Tuấn HCB – Vai Việt Thắng

Tác phẩm “Đường đua trong bóng tối” tham gia dự thi Liên hoan sân khấu Thủ Đô lần thứ nhất, 2014 đã thành công tốt đẹp, đạt được mục tiêu Ban giám đốc đề ra và để lại nhiều tình cảm, dấu ấn trong lòng công chúng yêu Nghệ thuật Cải lương.

Một số hình ảnh trong vở diễn:

NHCLHN BIỂU DIỄN CHÀO MỪNG 60 NĂM GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ (10/10/1954 – 10/10/2014)

Trong bầu không khí vui tươi phấn khởi, tự hào, cả nước hăng hái thi đua lao động sản xuất, xây dựng Thủ Đô Văn minh, hiện đại.

Để thiết thực chào mừng kỷ niệm 60 năm Giải phóng Thủ Đô (10/10/1954-10/10/2014), được sự đồng ý của các cấp Lãnh đạo, Nhà hát Cải lương Hà Nội đã xây dựng chương trình biểu diễn, phục vụ công chúng về dự triển lãm “Thành tựu Kinh tế – văn hoá – xã hội”  của Thủ Đô 60 năm xây dựng và phát triển. Chương trình diễn ra trong 04 đêm, bắt đầu từ 05/10 đến 08/10/2014.

Các tiết mục:  -  Ca múa nhạc – kịch ngắn

                        -  Màn trống “Nam Quốc Sơn Hà”

Dưới đây là các hình ảnh biểu diễn chào mừng 60 năm Giải phóng Thủ Đô:

Đông đảo người dân đến xem biểu diễn tại Bảo tàng Hà Nội – Số 2 Phạm Hùng.

 

NHCLHN THAM DỰ “CUỘC THI TÀI NĂNG TRẺ DIỄN VIÊN SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG NĂM 2014”!

Nhà hát Cải lương Hà Nội đang khẩn trương luyện tập cho các diễn viên trẻ của Nhà hát để tham dự “Cuộc thi tài năng trẻ Diễn viên Sân khấu Cải lương năm 2014” do Cục Nghệ thuật Biểu diễn tổ chức tại Thành Phố Cần Thơ dự kiến vào trung tuần tháng 06/2014.

Đến với cuộc thi lần này, Nhà hát Cải lương Hà Nội chọn 05 diễn viên trẻ cùng 04 tiết mục chọn lọc.

Để có điều kiện dự thi về mọi mặt và các tiết mục tham dự, Nhà hát đã nâng cao chỉnh lý, bổ sung bài ca …

Nhà hát đã mời NSUT Ngọc Chi tập huấn ca hát cho các diễn viên trẻ dự thi và về phần vũ đạo Nhà hát đã mời NSUT Phương Khanh tập huấn.

Hi vọng các tiết mục của Nhà hát sẽ giúp cho các diễn viên trẻ thể hiện thành công vai diễn của mình.

Tổng duyệt vở Cải lương “ĐƯỜNG ĐUA TRONG BÓNG TỐI”!

Vào 20h ngày 16/5/2014, tại Rạp Hồng Hà số 51 – Đường Thành Nhà hát Cải lương Hà Nội đã có đêm Tổng duyệt báo cáo các cấp Lãnh đạo vở diễn “Đường đua trong bóng tối”, Tác giả: Nhà viết kịch Nguyễn Đăng Chương, chuyển thể: Th.s NSUT Triệu Trung Kiên, đạo diễn: NSUT Thanh Vân … Đa số các thành viên trong Hội đồng Nghệ thuật Thành phố Hà Nội và các Lãnh đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội biểu dương tinh thần sáng tạo nghệ thuật của Lãnh đạo Nhà hát, cán bộ, Nghệ sĩ, công nhân, kỹ thuật đã luyện tập nghiêm túc, đúng tiến độ, cần đưa vở diễn ra mắt khán giả Thủ đô Hà Nội, nội ngoại thành Hà Nội, các tỉnh thành trong cả nước thời gian tới.

Sau đây là một số hình ảnh không khí náo nhiệt đêm diễn Tổng duyệt tại Rạp Hồng Hà.

NỘI DUNG TÁC PHẨM SÂN KHẤU MỚI “ĐỨNG GIỮA TRỜI XANH”

Triều chính chìm trong sự hốt hoảng khi phát giác bùa yểm nhắm vào Thái phi và con trai bà đang là đương kim Hoàng thượng lúc đó mới lên bảy. Lập tức Thái hậu nắm quyền nhiếp chính bị bắt vì mọi nghi vấn đều hướng về bà. Cuộc gặp gỡ giữa hai bà mẹ của nhà vua là mẹ đẻ và mẹ lớn đã diễn ra không có sự thương thảo cần thiết để rồi, Thái hậu và gần trăm cung nữ theo hầu bà phải đầu rơi máu chảy đúng như luật vua phép nước… Hơn hai chục năm sau, khi nhà vua đã trở thành một vị vua anh minh, cái án đó cứ mãi ám ảnh tâm trí nhà vua cũng như vị Thái phi nay đã là một vị Thái hậu quyền thế nghiêng trời đất. Quan trường xuất hiện hiền tài, vị Thái sư tuổi trẻ tài cao, đức độ bỗng trở thành người chịu trách nhiệm trả lại sự thật cho người xưa. Nhưng, nhiệm vụ đó đầy khó khăn, khi bao thời gian đã qua và không dễ để vạch mặt kẻ đứng sau vụ án chấn động hoàng cung năm nào không thể là người đơn giản… Sự thật là gì, người hôm nay còn làm được gì cho những sự kiện đã trở thành lịch sử… Tất cả những lý giải theo nguyên tắc nghệ thuật, “cái có thể xảy ra” đã được ê kíp sáng tạo vận dụng để cho ra mắt vở diễn hấp dẫn, đáng xem và đáng ngẫm ngợi…

 

 lời thoại cua nhân vật Vân Dung trong tác phẩm :

Việc hôm nay ta làm không phải để đáp trả chuyện xưa, mà là vì sự an nguy của xã tắc và Hoàng thượng, suốt những năm qua, hai người luôn ức hiếp mẹ con ta, nhưng thực ra trong lòng ta không có chỗ để chứa dung những thứ đó.

Vậy là… sự thật đã xảy ra luôn có cách để phát lộ… Oan án đã được giải, triều đình lập đàn lễ cầu siêu để giải thoát cho những linh hồn còn vương vất với bao hận thù…

Dự kiến tác phẩm “ĐỨNG GIỮA TRỜI XANH” sẽ được báo cáo các cấp Lãnh đạo và công chúng Thủ đô vào trung tuần tháng 12/2013.

“Khi hoa nở trái mùa” Dự án phối hợp điện ảnh ra mắt khán giả thủ đô!

(sankhau.com.vn)

19/09/2013 4:58:09 CH

Tối 18/9, tại Rạp Hồng Hà (Hà Nội), Nhà hát Cải lương Hà Nội đã ra mắt vở cải lương đương đại “Khi hoa nở trái mùa” được lồng ghép ngôn ngữ điện ảnh. Đây là tác phẩm thứ 2 trong dự án đưa ngôn ngữ điện ảnh vào tác phẩm sân khấu của Nhà hát Cải lương Hà Nội.

Việc đưa tiếng động, âm thanh của nghệ thuật điện ảnh phục vụ cho sinh hoạt, hành động của diễn viên trong tác phẩm sân khấu đương đại “Khi hoa nở trái mùa” có mục đích như cầu nối làm liền mạch tác phẩm, sân khấu không còn bị gián đoạn giữa các màn. Với cách làm như vậy, không gian của sự việc rõ ràng được mở rộng, làm tăng tính hiệu quả tổng thể.

 

Một cảnh trong vở “Khi hoa nở trái mùa”

Hướng đi mới này của Nhà hát Cải lương Hà Nội hiện đang nhận được nhiều luồng phản ứng trái chiều từ phía khán giả và giới chuyên môn. “Sân khấu và điện ảnh (nhất là loại hình nghệ thuật Cải lương) có nên song hành trong cùng một tác phẩm nghệ thuật?” lại một lần nữa được đặt ra với “Khi hoa nở trái mùa”.

 

Vở cải lương “Khi hoa nở trái mùa” xoay quanh câu chuyện của một hoạ sĩ yêu đắm say người thiếu nữ nhưng cô lại lựa chọn người bạn khác. Quá cay đắng, anh ta đã nguỵ tạo chứng cứ cùng bức thư giả để làm quà tặng hôn lễ. Đúng đêm tân hôn, gói quà được mở ra. Chú rể là người quá coi trọng sự hoàn hảo, không thể chấp nhận tình huống có thể bị cô dâu lừa dối nên hôn nhân tan vỡ. Cô gái với mầm sống trong bụng mình đã không thể chịu đựng nổi tình trạng oan trái, gieo mình tự vẫn. Nhưng cô đã được anh hoạ sĩ cứu sống và chấp nhận cô cùng đứa con trong bụng mà anh yêu quí như con đẻ.

 

Hai mươi năm sau… rất nhiều đổi thay đã đến với gia đình nhỏ của họ khi người bố hoàn toàn biến thành người khác và mắc trọng bệnh. Cô con gái nhỏ bị bệnh tim cần phải được phẫu thuật thay tim. Ông bố, trước cái chết cận kề, sự thật và những mối quan hệ rắc rối của 20 mươi năm trước đã bộc lộ mong đến sự thông cảm, thấu hiểu và xin được tha thứ.

 

Trước “Khi hoa nở trái mùa”, Nhà hát Cải lương Hà Nội từng cho ra mắt khán giả vở “Yêu là thoát tội” cũng theo hình thức lồng ghép giữa nghệ thuật sân khấu và nghệ thuật điện ảnh(?)

 

Một số thông tin về vở cải lương “Khi hoa nở trái mùa”:

 

Tác giả: Chu Thơm

Chuyển thể cải lương: Thạc sĩ, NSƯT Triệu Trung Kiên

Cố vấn văn học: PGS, TS Phạm Quang Long

Cố vấn nghệ thuật: NSƯT Trần Quốc Chiêm

Đạo diễn: NSƯT Trần Quang Hùng

Trợ lí đạo diễn: NSƯT Thanh Hương

Thư ký đạo diễn: Thu Hà

Âm nhạc: Đào Trung

Thiết kế mỹ thuật: NSƯT Tất Ngọc

Biên đạo múa: Hoàng Thùy Linh

Hướng dẫn ca hát: Mỹ Vân

Âm thanh: Ngọc Tiến

Ánh sáng: Anh Thao, Hồng Hải, Bá Bảo

Chủ nhiệm công trình: Tô Hồng

Chỉ đạo nghệ thuật: Giám đốc Nhà hát – NSƯT Trần Quang Hùng

Chỉ huy đêm diễn: Lại Xuân Tiến

 

Bảng phân vai:

 

Hoài: NSƯT Thanh Hương – Hồng Nhung

Phong: Quang Tuấn

Thiết: Hoàng Viện

Hoài Thu: Thu Hường – Diệu Linh

Cam Ly: Thy Nhung – Phương Hà

Lộc: Xuân Đại– Đôn Hồ

Bà mẹ: Kim Dung – Ngọc Dung

Giáo sư: Hoàng Dân

Người mẫu: Thuỳ Trang, Thanh Hà, Vân Anh,

Bác sĩ, y tá: Đức Long, Công hợp, …

 

Cùng tập thể nam, nữ nghệ sĩ, nhạc công, kỹ thuật viên tham gia biểu diễn.

 

Hội NSSK VN

 

Khi hoa nở trái mùa: Thông điệp về sự thức tỉnh!

(suckhoedoisong.vn)

Thứ Ba, 06/12/2011 08:24

Lâu lắm mới thấy một vở diễn có tìm tòi và xây dựng được một kết cấu chặt khá hấp dẫn, có tính thuyết phục như Khi hoa nở trái mùa của Nhà hát Cải lương Hà Nội. Vở diễn dung dị nhưng sâu lắng với một thông điệp về sự thức tỉnh của con người dù có lúc lầm lỗi.

Tác giả Chu Thơm tỏ ra có nghề nhưng không “thợ” với cách xây dựng nhân vật. Chú rể Phong trong ngày cưới phát hiện trong đống quà mừng “chiếc khăn trinh tiết” của ai đó gửi và cơn ghen, sự hồ đồ ích kỷ khiến anh ra đi bỏ mặc cô dâu Hoài với đứa con trong bụng. Hoài bị oan và không thể thanh minh đã tìm đến cái chết. Tại bờ sông, Hoài gặp người bạn cũ là nghệ sĩ nhiếp ảnh cứu và rồi họ lấy nhau.

Cái bi kịch khởi đầu ấy đeo đẳng suốt 20 năm dù Thiết yêu con riêng của vợ như con đẻ. Lòng biết ơn không làm nên tình yêu và Thiết chán chường sa vào rượu chè cùng những cuộc tình bất tận. Hoài muốn ly hôn nhưng Thiết không đồng ý. Phong sau 20 năm tìm về muốn nhận lại con nhưng Hoài cũng chẳng thuận

Cảnh trong vở “Khi hoa nở trái mùa”

Thế rồi toàn bộ tuyến kịch và nhận thức của các nhân vật bỗng đảo ngược khi Thiết bị trọng bệnh. Biết mình sắp chết, Thiết đồng ý ly hôn nhưng Hoài lại đau đớn phản đối là một nét nhân bản khi viết về phụ nữ. Nguyện vọng của Thiết trước khi chết muốn được ghép trái tim mình cho con nuôi đang bị bệnh tim bẩm sinh và muốn nói lên sự thật nhưng Phong lại muốn giữ kín vì người nuôi dưỡng, yêu thương con mình mới thực sự là cha. Với cách tổ chức xung đột để thay đổi nhận thức nhân vật theo kiểu đảo chiều của tác giả làm vở diễn có chiều sâu, mang được tính nhân văn sâu sắc.

Đạo diễn, NSƯT Trần Quang Hùng sau một loạt vở dàn dựng thành công gần đây như một hiện tượng sân khấu lại một lần nữa thành công trong cách thể hiện kịch bản bằng ngôn ngữ đạo diễn rất riêng, có phong cách ở Khi hoa nở trái mùa. Không sa vào trò, miếng để câu khách dễ dãi, anh tìm sự hấp dẫn của vở diễn qua việc khai thác chiều sâu nội tâm nhân vật, đi đến tận cùng những góc khuất của tâm hồn nhân vật. Lớp kịch “trả ảnh người tình cũ” gọn mà sinh động thể hiện sự bất cần, thậm chí ích kỷ của nhân vật nhưng trong con người ích kỷ ấy có tình yêu thương con nuôi thật sự, yêu đến nồng nàn. Những chi tiết kịch được đạo diễn chăm chút, chuẩn bị khiến hành động kịch phát triển tự nhiên, tính cách nhân vật và phẩm chất bên trong được bộc lộ một cách logic, làm nên tính thuyết phục. Cảnh  kịch “trong bệnh viện” là cảnh kịch xúc động nhất mang được thông điệp toàn vở diễn nhưng không gò ép và áp đặt. Xúc động còn bởi cảm xúc khán giả được đạo diễn chuẩn bị suốt tuyến hành động để đến cao trào bùng nổ thành nhận thức về sự cảm thông và tha thứ trong cuộc sống này.

Thành công của vở diễn không thể không nói đến tác giả chuyển thể Triệu Trung Kiên với những lời ca mượt mà, đậm chất dân gian trong một vở kịch hát đích thực chứ không phải “kịch nói pha ca” như vẫn thường gặp.

Giữa lúc sân khấu ngập tràn hề kịch hoặc những vở diễn vô thưởng vô phạt khiến khán giả quay lưng thì sự xuất hiện của Khi hoa nở trái mùa là một tín hiệu đáng mừng bởi sự nghiêm túc trong kịch bản và dàn dựng cũng như tính nhân văn trong nội dung vở diễn.

Khi hoa nở trái mùa là vở diễn đáng xem và suy ngẫm. Tập thể sáng tạo của Nhà hát Cải lương Hà Nội đã lao động nghiêm túc, để lại được dấu ấn trong lòng khán giả sau đêm diễn với những dấu hỏi cõng nặng suy tư trong đầu khi tấm màn nhung khép lại…

Lưu Thủy

Đưa điện ảnh vào vở cải lương “Khi hoa nở trái mùa”!

(hanoimoi.vn)

Thứ hai, 16/09/2013 15:34

Sau thời gian thử nghiệm việc đưa ngôn ngữ điện ảnh vào sân khấu cải lương, Nhà hát cải lương Hà Nội đã hoàn tất vở diễn mới “Khi hoa nở trái mùa”, dự định ra mắt vào tối 18-9.

Cảnh trong vở “Khi hoa nở trái mùa”

Việc thử nghiệm dự án mới đưa ngôn ngữ điện ảnh vào sân khấu cải lương bằng sự hỗ trợ của kỹ thuật Điện ảnh (Hình ảnh ngoại cảnh, nội cảnh và các âm thanh của tình huống) được Nhà hát Cải lương Hà Nội thực hiện từ lâu với mục đích mang đến hơi thở mới cho sân khấu cải lương đương đại.

Những yếu tố điện ảnh được đưa lên sân khấu để làm tăng tính hiệu quả tổng thể của vở diễn, mở rộng không gian của sự việc, “chạy cảnh” từ màn trước sang màn sau của quá trình diễn tiến vở diễn. Cách làm này của Cải lương Hà Nội đang nhận được nhiều phản hồi tích cực từ giới chuyên môn và khán giả yêu thích cải lương.

Vở diễn sân khấu “Khi hoa nở trái mùa” là một trong những sản phẩm thử nghiệm do NSƯT Trần Quang Hùng đạo diễn, NSƯT Triệu Trung Kiên chuyển thể cải lương.

Vở diễn là câu chuyện về một hoạ sĩ yêu đắm say người thiếu nữ nhưng cô lại lựa chọn người bạn khác. Quá cay đắng, anh ta đã nguỵ tạo chứng cứ cùng bức thư giả để làm quà tặng hôn lễ. Đúng đêm tân hôn, gói quà được mở ra. Chú rể là người quá trọng sự hoàn hảo, không thể chấp nhận tình huống có thể bị cô dâu lừa dối nên hôn nhân tan vỡ. Cô gái với mầm sống trong bụng mình đã không thể chịu đựng nổi tình trạng oan trái, gieo mình tự vẫn. Nhưng cô đã được anh hoạ sĩ cứu sống và chấp nhận cô cùng đứa con trong bụng mà anh yêu quí như con đẻ.

Hai mươi năm sau… rất nhiều đổi thay đã đến với gia đình nhỏ của họ khi người bố hoàn toàn biến thành người khác và mắc trọng bệnh. Cô con gái nhỏ lại có trái tim yếu đuối cần được thay. Trước cái chết cận kề, sự thật đã được bộc lộ để cần đến sự cảm thông, thấu hiểu và tha thứ…

Vở diễn với sự tham gia diễn xuất của dàn diễn viên có kinh nghiệm: NSƯT Thanh Hương – Hồng Nhung, Quang Tuấn, Hoàng Viện, Thu Liệu, Anh Thúy, Lưu Đạt, Quang Hưng, Thu Hường, Diệu Linh…

Vở diễn sẽ ra mắt vào 20h tối 18-9 tại rạp Hồng Hà, Hà Nội.

Hoàng Lân
Theo HNM