Bài viết trong danh mục »Báo chí viết về nhà hát «

Yêu là thoát tội – Vở cải lương mang đậm tính nhân văn sâu sắc

VOV5 ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM

HỆ PHÁT THANH ĐỐI NGOẠI

Nhịp cầu kết nối Việt Nam với bạn bè quốc tế

10 Tháng Bảy 2013

(VOV5) – Nhà hát Cải lương Hà Nội đang bước đầu thực hiện thử nghiệm đưa nghệ thuật điện ảnh vào sân khấu cải lương bằng sự hỗ trợ của kỹ thuật điện ảnh. Sau một thời gian luyện tập, tối 9/7, Nhà hát Cải lương Hà Nội chính thức công diễn trước khán giả Thủ đô tác phẩm sân khấu thử nghiệm “Yêu là thoát tội” của đạo diễn Nghệ sĩ Ưu tú Trần Quang Hùng.

 

Vở cải lương “Yêu là thoát tội” được dựng lại từ vụ án Lệ Chi Viên nổi tiếng của lịch sử Việt Nam, diễn ra vào năm Nhâm Tuất (1442) thời Hậu Lê , dẫn đến cái chết của danh nhân Nguyễn Trãi cũng như thảm án tru di tam tộc cả dòng họ của ông . Bi kịch của gia tộc họ Nguyễn được lý giải dưới một góc nhìn khác, đậm tính nhân văn. Nguyễn Thị Lộ, một phụ nữ tài, sắc vẹn toàn, có một tình yêu chân thành đi kèm với sự tôn kính người chồng là một bậc khai quốc công thần có rất nhiều công lao với triều đình. Tài năng, nhan sắc của  bà cùng tình yêu lớn của bà cũng không thể giúp bà thoát khỏi mưu đồ chính trị nhắm vào Nguyễn Trãi. Mong muốn đưa bằng được con mình lên ngai vàng, hoàng hậu cấu kết với bọn gian thần đầu độc nhà vua và vu cho Nguyễn Thị Lộ giết Vua, gây ra tấn bi kịch tru di tam tộc (ba họ)./.

Đưa nghệ thuật điện ảnh vào cải lương

An Ninh thủ đô

Giải trí

Thứ sáu 12/07/2013 07:04

ANTĐ - Được dàn dựng trên vở diễn đã từng ra mắt khán giả “Yêu là thoát tội”, tác giả Lê Chí Trung, đạo diễn NSƯT Trần Quang Hùng, Nhà hát Cải lương Hà Nội đã thực hiện việc thử nghiệm đưa nghệ thuật điện ảnh vào sân khấu cải lương. Nhờ đó, vở diễn đã mang màu sắc hiện đại hơn nhưng không làm mất đi tư tưởng, nội dung do tác giả Lê Chí Trung chắp bút.

Bằng sự hỗ trợ của kỹ thuật điện ảnh như đưa hình ảnh của ngoại cảnh, nội cảnh và âm thanh của các tình huống, hiệu quả tổng thể của vở diễn được tăng lên đáng kể, mở rộng không gian của sự việc, xóa đi dấu ấn bị cách quãng của việc chạy cảnh từ màn trước sang màn sau. “Yêu là thoát tội” được dựng lại từ vụ án Lệ Chi Viên nổi tiếng của lịch sử Việt Nam. Vở diễn là cái nhìn tự do, phóng khoáng của xã hội ngày nay về lịch sử dân tộc và chính thức “trình làng” sau 2 đêm ra mắt thành công (ngày 9 và 10-7) tại rạp Hồng Hà, số 51 Đường Thành, Hà Nội.

Hương Thủy

 

Đưa nghệ thuật điện ảnh vào vở cải lương “Yêu là thoát tội”

CUỘC SỐNG  |  Tháng 7 9, 2013
Báo Thời trang trẻ
Nhằm xoá cảm giác bị gián cách giữa các màn chuyển cảnh của một vở diễn sân khấu khiến khán giả nhàm chán, Nhà hát Cải lương Hà Nội bước đầu thực hiện thử nghiệm dự án mới đưa Nghệ thuật Điện ảnh vào sân khấu Cải lương.

Khắc phục được những hạn chế chuyển cảnh

Theo NSƯT Trần Quang Hùng – Giám đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội: Dự án đưa Nghệ thuật Điện ảnh vào sân khấu Cải lương là dùng sự hỗ trợ của kỹ thuật Điện ảnh. Đó là các hình ảnh ngoại cảnh, nội cảnh và các âm thanh của tình huống… Nhờ thế có thể làm tăng tính hiệu quả tổng thể của vở diễn, mở rộng không gian của sự việc, xoá đi dấu ấn “bị cách quãng” của việc “chạy cảnh” từ màn trước sang màn sau của quá trình diễn tiến vở diễn.

Hiện nay, việc chuyển cảnh sân khấu dù đã có nhiều tiến bộ so với thời kỳ bục bệ, phông màn cồng kềnh trước đây, nhưng những phút tắt đèn giữa khi vở diễn đang hồi căng thẳng gây khá nhiều phản cảm, gián đoạn trong tiếp nhận của công chúng.

Nhiều ấn tượng, cảm xúc thật, cảm nhận cái đẹp… đang được dâng lên trong lòng khán giả bỗng chốc bị xóa nhòa vì màn hạ, đèn tắt để chuyển cảnh. Rồi việc chuyển cảnh trong bóng tối với những nhân viên hậu đài, phụ thêm là các diễn viên trong quần áo trang phục lộn xộn, với cách làm việc còn chưa khoa học ở hầu hết các đơn vị sân khấu như hiện nay…

Những điều kể trên dễ dẫn tới những rối loạn, nhầm lẫn, thậm chí gây ra những lỗi lớn về nghệ thuật, ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả đêm diễn. Tất cả những điều đó ám ảnh suy tư nhiều ngày tháng cho người nghệ sĩ luôn trăn trở cho chất lượng của các đêm diễn.

Mot canh trong vo dien khi chua thu nghiem du an 560x361 Đưa nghệ thuật điện ảnh vào vở cải lương “Yêu là thoát tội”

Một cảnh trong vở diễn khi chưa thử nghiệm dự án.

 

Kéo người xem tập trung tối đa

Từ công tác chỉ đạo nghệ thuật, công tác đạo diễn cũng như những năm tháng dài trong vai trò của người nghệ sĩ trực tiếp sáng tạo lên hình tượng nghệ thuật, vị giám đốc Nhà hát đam mê nghề nghiệp này đã mạnh dạn tìm cách đi mới khi có ý tưởng: đưa nghệ thuật điện ảnh vào xử lý âm thanh, hình ảnh ở những phút thay cảnh.

Đèn dần tối để màn ảnh với các thủ pháp điện ảnh đưa tới cho người xem bối cảnh sân khấu mới, hình ảnh nhân vật với âm thanh rất thực… kéo người xem tập trung tối đa cho cảnh diễn tiếp theo.

Và rất nhiều cảnh diễn vì sự hạn chế của sàn diễn không thể diễn tả được sẽ được thể hiện trực tiếp trên màn hình, thông qua những kỹ xảo rất nghệ thuật của điện ảnh.

Hiệu quả dễ thấy là sự liên tục không bị ngắt quãng trong tiếp nhận của khán giả, là một không khí nghệ thuật tràn đầy, không có chỗ cho những sự phân tán như việc thay cảnh trước đây thường gây ra cho người thưởng thức cũng như lấp đầy những “yếu điểm” vốn luôn “gây khó” cho người sáng tạo khi thể hiện trên sàn diễn…

Đưa nghệ thuật điện ảnh vào sân khấu không phải là việc mới mẻ. Nhiều tác phẩm sân khấu trước đây đã đầu tư tiền của, công sức, trí tuệ cho sự gắn kết hai loại hình nghệ thuật này ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Nhưng việc thử nghiệm phương pháp áp dụng điện ảnh vào để mở rộng không gian cho sàn diễn, để thay cảnh một cách nghệ thuật và hiện đại, phải khẳng định là một cách làm mới sân khấu đáng trân trọng.

Nó phù hợp với xu hướng tích hợp các loại hình nghệ thuật, đem những hình thức nghệ thuật khác vào để “làm mới” cho sân khấu kịch…Trước đây, trong sân khấu cổ đại, người biểu diễn vừa hát, múa, đóng kịch…, và cùng với thời gian, sự chuyên nghiệp hóa, nhân loại có các hình thức opera, nhạc kịch, kịch múa, sân khấu kịch…

Trong sự làm mới mình, rất nhiều nghệ sĩ tìm lại con đường hòa nhập các nghệ thuật khác vào để làm phong phú thêm cho nghệ thuật biểu diễn. Và việc kết hợp với hình ảnh, âm thanh sống động của nghệ thuật điện ảnh vào khâu chuyển cảnh cho sân khấu là một cách làm phù hợp với xu hướng đổi mới nghệ thuật của thời đại.

Mong muốn sau những sáng tạo mang tính thử nghiệm mới mẻ này, sân khấu có thêm sức cuốn hút của nhịp điệu hiện đại, của sự mở rộng không gian và thời gian diễn tả cho sàn diễn, “cởi trói” phần nào cho những sáng tạo của các đạo diễn thêm bay bổng…

Những thử nghiệm này bắt đầu và tiếp tục nhanh chóng được tập thể Nhà hát đưa vào biểu diễn trong một thời gian rất gần và tin rằng, sẽ nhận được những phản hồi tích cực từ phía người xem cũng như các nhà chuyên môn để tiếp tục hoàn thiện và phục vụ tốt nhất cho nghệ thuật biểu diễn.

Được biết, sau một thời gian chuẩn bị và luyện tập, Nhà hát Cải lương Hà Nội đã hoàn thành tác phẩm sân khấu thử nghiệm “Yêu là thoát tội” của tác giả: Lê Chí Trung, Đạo diễn: NSƯT Trần Quang Hùng.

Nhà hát Cải lương Hà Nội tổ chức buổi biểu diễn thử nghiệm vào 20h thứ tư, ngày 10/07/2013, tại rạp Hồng Hà, Số 51 phố Đường Thành, Hà Nội.

Nguyễn Kim Anh

Thử nghiệm đưa điện ảnh vào sân khấu cải lương:

Báo Ánh sáng và cuộc sống

10/07/2013 08:49

 


Nhà hát Cải lương Hà Nội đang bước đầu thực hiện thử nghiệm dự án mới: đưa nghệ thuật điện ảnh vào sân khấu cải lương.

Đó là một cố gắng lớn để tăng thêm sức hấp dẫn cho nghệ thuật sân khấu, Thạc sĩ, đạo diễn, NSUT Trần Quang Hùng đã có ý tưởng mang tính đột phá đối với khâu chuyển cảnh ở các vở diễn.

Hiện nay, việc chuyển cảnh sân khấu dù đã có nhiều tiến bộ so với thời kỳ bục bệ, phông màn cồng kềnh trước đây, nhưng những phút  tắt đèn giữa khi vở diễn đang hồi căng thẳng gây khá nhiều phản cảm, gián đoạn trong tiếp nhận của công chúng. Nhiều ấn tượng về cái thật, cái đẹp… đang được cảm nhận bỗng chốc bị xóa nhòa vì màn hạ, đèn tắt để chuyển cảnh.

Rồi việc chuyển cảnh trong bóng tối với những nhân viên hậu đài, phụ thêm là các diễn viên trong quần áo trang phục lộn xộn, với cách làm việc còn chưa khoa học ở hầu hết các đơn vị sân khấu như hiện nay…  dễ dẫn tới những rối loạn, nhầm lẫn, thậm chí gây ra những lỗi lớn về nghệ thuật, ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả đêm diễn. Tất cả những điều đó ám ảnh suy tư nhiều ngày tháng cho người nghệ sĩ luôn trăn trở cho chất lượng của các đêm diễn.

Từ công tác chỉ đạo nghệ thuật, công tác đạo diễn cũng như những năm tháng dài trong vai trò của người nghệ sĩ trực tiếp sáng tạo lên hình tượng nghệ thuật, vị giám đốc Nhà hát đam mê nghề nghiệp này đã mạnh dạn tìm cách đi mới khi có ý tưởng: đưa nghệ thuật điện ảnh vào xử lý âm thanh, hình ảnh ở những phút thay cảnh.

Đèn dần tối để màn ảnh với các thủ pháp điện ảnh đưa tới cho người xem bối cảnh sân khấu mới, hình ảnh nhân vật với âm thanh rất thực… kéo người xem tập trung tối đa cho cảnh diễn tiếp theo. Và rất nhiều cảnh diễn vì sự hạn chế của sàn diễn không thể diễn tả được sẽ được thể hiện trực tiếp trên màn hình, thông qua những kỹ xảo rất nghệ thuật của điện ảnh.

Một phân cảnh được dàn dựng bằng hình ảnh sống động

Hiệu quả dễ thấy là, sự liên tục không bị ngắt quãng trong tiếp nhận của khán giả, là một không khí nghệ thuật tràn đầy, không có chỗ cho những sự phân tán như việc thay cảnh trước đây thường gây ra cho người thưởng thức cũng như lấp đầy những “yếu điểm” vốn luôn “gây khó” cho người sáng tạo khi thể hiện trên sàn diễn…

Đưa nghệ thuật điện ảnh vào sân khấu không phải là việc mới mẻ. Nhiều tác phẩm sân khấu trước đây đã đầu tư tiền của, công sức, trí tuệ cho sự gắn kết hai loại hình nghệ thuật này ở ViệtNamcũng như trên thế giới. Nhưng việc thử nghiệm phương pháp áp dụng điện ảnh vào để mở rộng không gian cho sàn diễn, để thay cảnh một cách nghệ thuật và hiện đại, phải khẳng định là một cách làm mới sân khấu đáng trân trọng. Nó phù hợp với xu hướng tích hợp các loại hình nghệ thuật, đem những hình thức nghệ thuật khác vào để “làm mới” cho kịch chủng…

Nhìn lại lịch sử phát triển của sân khấu thế giới có thể thấy rõ điều đó. Trước đây, trong sân khấu cổ đại, người biểu diễn vừa hát, múa, đóng kịch…, và cùng với thời gian, sự chuyên nghiệp hóa, nhân loại có các hình thức opera, nhạc kịch, kịch múa, sân khấu kịch… Trong sự làm mới mình, rất nhiều nghệ sĩ tìm lại con đường hòa nhập các nghệ thuật khác vào để làm phong phú thêm cho nghệ thuật biểu diễn. Và việc kết hợp với hình ảnh, âm thanh sống động của nghệ thuật điện ảnh vào khâu chuyển cảnh cho sân khấu là một cách làm phù hợp với xu hướng đổi mới nghệ thuật của thời đại.

Mong muốn sau những sáng tạo mang tính thử nghiệm mới mẻ này, sân khấu có thêm sức cuốn hút của nhịp điệu hiện đại, của sự mở rộng không gian và thời gian diễn tả cho sàn diễn, “cởi trói” phần nào cho những sáng tạo của các đạo diễn thêm bay bổng… Những thử nghiệm này sẽ nhanh chóng được tập thể Nhà hát đưa vào biểu diễn trong một thời gian rất gần và tin rằng, sẽ nhận được những phản hồi tích cực từ phía người xem cũng như các nhà chuyên môn để tiếp tục hoàn thiện và phục vụ tốt nhất cho nghệ thuật biểu diễn.

Sau một thời gian chuẩn bị, luyện tập, hiện nay Nhà hát Cải lương Hà Nội đã hoàn thành tác phẩm sân Vở diễn “Yêu là thoát tội” và đã chính thức đưa vào biểu diễn thử nghiệm tại rạp Hồng Hà (51 Đường Thành, HN). Tác giả: Lê Chí Trung; chuyển thể cải lương: Thạc sỹ Triệu Trung Kiên; Cố vấn văn học: PGS. TS Phạm Quang Long; Cố vấn nghệ thuật: NSƯT Quốc Chiêm; Đạo diễn: NSƯT Trần Quang Hùng; Âm nhạc: Nhạc sỹ Như Sơn; Thiết kế mỹ thuật: HoàngNam.

PV Trần Thu Thuỷ 

NGUỒN SÁNG PHÍA CHÂN TRỜI

 Tạp chí Sân khấu (Hội nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam)

Số ra Tháng 11/2012

Thu Thuỷ – Hà Anh

 

          Tấm màn nhung mở ra, trên sân khấu Rạp Hồng Hà ồn ào náo nhiệt với nhiều không gian, mỗi không gian là một hiện tượng tiêu cực của xã hội: chính giữa là vũ trường, bên phải, bên trái là hiện trường xảy ra các vụ án cướp bóc, hiếp dâm, giết người v.v… và tiếp đó là các chiến sĩ công an phải đối mặt để giải quyết các vụ việc và tiếng giao báo lại vẳng lên sau mỗi cảnh kịch, những tưởng vở diễn sẽ cuốn theo các vụ án giết người hoặc dồn dập các tiêu cực của xã hội nhưng đến cảnh hai của vở diễn “Nguồn sáng phía chân trời” lại là một bức tranh hoàn toàn khác, một bức tranh phản ánh về nhà tù không có song sắt, ở đó chỉ có lòng vị tha sâu sắc của một chiến sĩ công an mang tâm hồn của người họa sĩ đi tìm cái đẹp, cái nhân văn thẳm sâu trong những con người vì lý do nào đó đã không còn quyền công dân và giúp họ khơi gợi lòng hướng thiện.

 

Vở diễn xoay quanh nhân vật Văn (NS Quang Thanh thủ) và Hường (NS Thái Vân), họ yêu nhau tha thiết, luôn mong muốn sau khi Văn hết nghĩa vụ trở về họ sẽ đoàn viên bằng đám cưới và tiếng ê a của trẻ thơ. Nhưng hoàn cảnh quá trớ trêu, khi biết gia đình vướng vào nợ nần chồng chất không thể trả được, Hường đã bị Hoàng (NS Tuấn An) - nhân vật trùm xã hội đen ép buộc bằng việc lấy hắn thì món nợ kia sẽ được trả xong. Là một sinh viên sư phạm mới ra trường, hoàn cảnh gia đình khó khăn Hường không còn cách nào khác là sự miễn cưỡng đồng ý. Ông Bon (NSUT Trần Hà) – bố Hường đau đớn nhìn con gái trao thân gửi phận cho một người chỉ biết quý trọng đồng tiền ông cũng trở thành con người lúc tỉnh lúc điên. Vì những vụ làm ăn phi pháp bị phát giác, Hoàng bị vướng vào vòng lao lý, Hoàng bị tòa án tuyên xử tử.

Trái tim nhân hậu

Sự hội ngộ giữa ba con người trong hoàn cảnh trớ trêu giữa Hoàng  tử tù và Hường vợ Hoàng người yêu cũ của Văn cán bộ trại giam đã khiến trái tim Văn rung động. Một nút thắt mà đạo diễn NSUT Hoàng Quỳnh Mai đã tháo gỡ nó bằng những đối thoại và cảnh diễn hết sức sâu sắc, ấn tượng và đầy tính nghệ thuật. Văn – hình tượng người chiến sĩ công an tận tâm với công việc và cũng vì lòng nhân ái của con người đối với con người mà anh đã quyết tâm hàn gắn nhân cách cho các tù nhân của mình. Một lớp học tạc tượng ngay tại trại giam dành cho các tù nhân do Văn lập nên là sự nhân ái bao dung của người chiến sĩ công an dành cho họ. Còn gì quý giá hơn là nhân cách con người được khơi gợi lòng hướng thiện trong cuộc sống đương đại này. Và như lời kết của nhân vật Văn đã nói “Chúng ta hãy cùng nhau viết hận thù lên cát, mà khắc trọn yêu thương lên đá tạc muôn đời”. Đây chính là chủ đề tư tưởng của vở diễn mà toàn bộ ekíp sáng tạo của vở diễn muốn gửi gắm đến người xem thông qua vở cải lương này.

Ekip sáng tạo nhịp nhàng

Trang trí mỹ thuật xuyên suốt vở diễn đã góp phần làm nổi bật chủ đề tư tưởng mà vở diễn hướng tới. Những bức phù điêu hình người không hoàn thiện, khi là cái mắt, lúc là cái mũi .v.v… được hiểu là những phần khiếm khuyết của nhân cách con người. Đạo diễn NSUT Hoàng Quỳnh Mai chú trọng sử dụng mỹ thuật để làm nổi bật lên tính cách của nhân vật Văn, con mắt của người họa sĩ với cái nhìn nhân văn đã thấy được phần tốt trong con người, kể cả những kẻ tử tù. Cảnh kết của vở diễn tính nhân văn được đẩy lên cao trào, hình ảnh cán bộ Văn bất chấp vòng vây của cơn lũ xoáy để cứu các phạm nhân, cứu Hoàng thoát khỏi cái chết trong gang tấc.

Ý KIẾN NGHỆ SĨ VỀ VỞ DIỄN

Diễn viên Tuấn An (vai Hoàng)

Có được một vai diễn như thế này tôi đã phải cố gắng thật nhiều và đến bây giờ vẫn chưa thực sự thấy chín. Thời gian luyện tập không nhiều, chỉ hơn một tháng, trước khi đi thi cũng vẫn còn đang trong giai đoạn rèn luyện, đạo diễn vẫn chỉnh sửa.

Vai diễn của tôi có nhiều mâu thuẫn, vừa là một nhân vật phản diện, sẵn sàng dùng thủ đoạn để lừa đảo, thậm chí giết người nhưng lại rất yêu cô gái kia. Theo tôi đây là một vai diễn hay. Tôi đã đọc kịch bản và nghiên cứu nhân vật rất kỹ, phải học các diễn xuất cho ra một nhân vật đầy tội lỗi song cũng rất đáng thương. Đạo diễn cũng muốn cho thêm nhiều chi tiết nhằm làm tăng sức hấp dẫn của vở và tôi          vẫn đang nghiên cứu cách thể hiện các chi tiết đó. Đồng thời học cách xử lý đài từ thật tốt cho một vai diễn trong vở cải lương hiện đại vì đề tài này luôn luôn khó đối với diễn viên Cải lương.

Từ ngày về đoàn, tôi cũng đã đóng khoảng bốn đến năm vai diễn trong các vở diễn về đề tài hiện đại, thế nhưng đến nay tôi vẫn thấy mình diễn những vai cổ có nhiều thuận lợi hơn.

NSND Mạnh Tưởng

Theo tôi, đây là một vở Cải lương hiện đại đích thực đi đúng vào tình hình đời sống hiện nay. Cải lương diễn đề tài hiện đại là rất khó và các nghệ sĩ phải rất vất vả. Hiện đại nếu là về thời kỳ chống Pháp và Mỹ không quá khó, song đề tài hiện đại về cuộc sống đổi mới với vô vàn các thứ ngổn ngang như bây giờ thì vô cùng khó, nhất là việc lồng các bài ca vào thế nào cho đúng. Ở vở diễn này, Những làn điệu Cải lương đã được xử lý khá tốt. Về phương diện kịch bản, tác giả đã đưa được nhưng bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời mỗi nhân vật cùng với những diễn biến tâm lý đầy phức tạp. Đạo diễn đã xử lý những mảng miếng khá tài tình, trang trí mỹ thuật và trang phục cũng phù hợp thành một tổng thể thuyết phục. Tuy nhiên, các diễn viên cần diễn thật nhiều để tăng độ nhuần nhuyễn giữa các bộ phận: diễn viên, âm nhạc, ánh sáng …

Đạo diễn NSUT Hoàng Quỳnh Mai

Để dựng vở này, tôi đã phải rất cố gắng để không mắc phải lỗi tự nhiên chủ nghĩa, không bị trần trụi quá khi dựng một câu chuyện về đề tài hiện đại. Đề tài hiện đại tuy khó song nếu làm tốt lại có tác dụng đến cuộc sống nhanh và mạnh hơn rất nhiều so với cách làm “mượn xưa nói nay” nếu dựng vở lịch sử. Ngày nay giữa bộn bề cuộc sống, sự lẫn lộn đen trắng thì tình yêu giữa con người vẫn là một sự cứu rỗi. Nếu con người không biết yêu thương nhau, anh công an có thể bắn chết tên tù vượt ngục bởi tội lỗi và cũng bởi đây là người đã gây ra đau khổ cho người yêu mình. Nhưng anh công an không những tha thứ mà còn tạo điều kiện để kẻ tội phạm được sống tốt hơn. Qua đây, tôi muốn ngụ ý, cuộc đời dù có đen tối đến đâu đi chăng nữa thì cũng chưa phải đã hết hy vọng mà vẫn còn một nguồn sáng phía chân trời.

Báo chí viết về Nghệ thuật sân khấu:

Văn hoá 

Thứ Năm, 18/10/2012 09:38 http://baotintuc.vn

Nghệ thuật truyền thống:

Muốn bảo tồn, trước tiên

phải ‘sống’

Báo tin tức – Trong một thế giới phẳng như hiện nay, các nền văn hóa trên thế giới dễ dàng tràn vào trong nước bằng nhiều con đường và nhiều hình thức. Chưa cần nói đến sự thay đổi về thị hiếu thưởng thức các loại hình văn hóa dưới tác động của toàn cầu hóa, thì việc bảo tồn các giá trị nghệ thuật truyền thống đã bị đặt vào thế khó. Vì thế, việc bảo tồn nghệ thuật biểu diễn truyền thống như chèo, tuồng, cải lương… luôn là niềm trăn trở khôn nguôi của người trong cuộc, nhất là những người có tâm huyết. Nhưng bảo tồn để duy trì hay bảo tồn để phát triển đang là câu hỏi không dễ gì có thể trả lời rành rẽ được.
Muốn bảo tồn, trước tiên phải “sống được”
Trước khi nói đến việc bảo tồn các loại hình nghệ thuật của sân khấu truyền thống, vấn đề không chỉ mang tính ngành nghề mà còn là cả một chủ trương của một quốc gia, thì người làm nghề bao giờ cũng nghĩ đến ý nghĩa tự thân của nó trước: Đó là làm thế nào để không mất đi cái nghề mà họ, những người hoặc theo nghề cha truyền con nối, hoặc vì niềm đam mê mà quyết tâm hướng chí đi theo; và làm thế nào có thể sống được bằng nghề?

 

Vì thế, yếu tố tự thân luôn khiến họ phải thay đổi, tìm hướng ra, tìm đất diễn, khán giả và tìm cho được cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đỡ đầu để họ có thể được diễn, được tiếp tục sống với nghề, sống bằng nghề. Và chính trong quá trình làm thế nào để “sống được” ấy đã góp phần vào việc bảo tồn các giá trị truyền thống của các loại hình nghệ thuật dân tộc.

 

Một cảnh trong vở cải lương “Mong gió đừng đổi chiều”.

Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để người yêu nghề, say nghề có thể sống bằng nghề, tồn tại với nghề, phát triển nghề (cả trong nước và được thế giới biết tới) chứ không chỉ là làm thế nào để nghề ấy không mất đi; làm thế nào để chèo, tuồng, cải lương, múa rối, dân ca,… có đất diễn, có khán giả thật sự của riêng mình trước khi có được khán giả đại trà? Và quan trọng hơn cả là bảo tồn để phát triển chứ không chỉ để tồn tại?

 

Thực tế, đây là trăn trở của không chỉ người trong nghề, mà của cả những người luôn đau đáu về những giá trị truyền thống trước cơn bão xâm nhập văn hóa thời hội nhập. Trước đây, chèo, tuồng, cải lương… đều có khán giả nhất định, người ta hay nhắc đến đất diễn của chèo, múa rối, tuồng ở phía Bắc và cả Trung, Nam, cải lương ở phía Nam là chính, dân ca ở các miền. Chèo thì phải diễn ở sân đình nên người ta gọi là chiếu chèo, và trong không gian ấy, tiếng hát cất lên càng say đắm lòng người. Tích tuồng thì phải là đề tài “trung quân ái quốc”… như từ khi hình thành trong chốn cung đình.

 

Một cảnh trong vở cải lương “Khi hoa nở trái mùa”.

Tuy nhiên, vị thế của các loại hình này ngày một lui về phía sau, khi phim ảnh nước ngoài tràn vào, phim chiếu rạp giờ công chiếu gần như ngang bằng với bản địa, phim truyền hình Hàn Quốc kênh nào cũng có, giờ chiếu phim nào cũng xuất hiện dù là trưa, chiều tối hay đêm; điện ảnh Mỹ đầy rẫy trên các kênh Star Movie, Cinemax, HBO,…

 

Thế nên, có một điều rất đau xót, mà như đạo diễn, NSƯT Lê Chức, nguyên Giám đốc Nhà hát cải lương Trung ương, Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam kể rằng, từ những năm 90 của thế kỷ trước, khi đoàn đi lưu diễn ở Hòa Bình, đã có lúc phải chấp nhận cả việc diễn vào lúc 22 giờ 45. Bởi lúc ấy, thanh niên họ nói: “Đợi chúng cháu xem xong “Đơn giản tôi là Maria” (bộ phim truyền hình Mêhicô) đã, rồi chúng cháu xem các bác diễn”.

 

Suất diễn khoảng hai giờ đồng hồ, đến gần một giờ sáng mới kết thúc. Nhưng nếu không làm như thế thì lấy đâu khán giả. Nhưng thế cũng đã thực hiện được chỉ tiêu của đêm diễn, có thể thu được một vài triệu từ bán vé. Cũng theo lời ông, đã có lúc ông “ước”… có nơi nào đó còn chưa có điện, bởi nếu thế thì người ta mới đi xem cải lương khi nhà hát đến diễn, chứ có điện người ta xem phim Hàn Quốc chứ xem cải lương làm gì.

 

Những chuyến lưu diễn về vùng sâu, vùng xa, nơi người dân hàng ngày lo cái ăn còn chẳng đủ, nói gì đến có tiền mua vé, họ chỉ mong ngóng đến giờ “tháo khoán” để vào xem. Những kỳ liên hoan bây giờ, các suất diễn lúc nào cũng kín khán giả khiến cho nhiều người mừng vì khán giả chưa quay lưng lại với sân khấu, nhưng đấy cũng chỉ là con số “ảo” bởi đêm diễn ấy hoàn toàn là vé mời, người làm nghề ngậm ngùi khi nhìn khán giả thưa vắng khi bán vé thu tiền.
Hết dự án, chương trình cũng chấm dứt…
Lo lắng nghiệp diễn mai một, chèo, tuồng, cải lương rồi chẳng ai xem, ngành văn hóa vào cuộc, tiền tài trợ của nước ngoài rót vào làm theo dự án nhằm tìm khán giả, tạo cho chèo, tuồng, cải lương có đất để diễn, có kinh phí để chi trả. Kỳ công hơn còn có hướng đào tạo để bồi dưỡng những mầm tài năng cũng như tạo ra một lớp khán giả tương lai.

 

Nhưng thực tế đáng buồn, theo cách nói của đạo diễn Lê Chức, người từng gắn bó bao nhiêu năm với cải lương thì: “Chúng ta từng làm công tác bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc nhờ vào sự tài trợ từ nguồn quỹ của nước ngoài, chẳng hạn có thời kỳ Quỹ Ford tài trợ cho dự án bảo tồn rối nước, nhưng dự án kết thúc là hết. Nếu như chúng ta làm công tác bảo tồn văn hóa dân tộc bằng tiền của chúng ta thì tôi nghĩ trách nhiệm sẽ cao hơn và ý nghĩa hơn rất nhiều”.

 

NSND Lê Tiến Thọ, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam:

Đạo diễn của sân khấu nghệ thuật truyền thống rất khó

Nghề đạo diễn đã khó, nhưng đạo diễn của sân khấu truyền thống còn khó hơn. Hiện nay, vấn đề đào tạo của chúng ta cũng cần nhìn nhận nghiêm túc. Như những nhà hát tuồng hiện nay có rất nhiều đạo diễn nhưng tác phẩm không có, lại phải mời đạo diễn của các loại hình sân khấu khác đến, thời gian làm việc không nhiều, hiểu về loại hình không sâu sắc. Điều này không chỉ xảy ra với tuồng, ngay cả chèo cũng vậy.

Mặt khác, để tránh chủ quan, khi dựng vở xong, đạo diễn phải xem lại, mời những người có tầm có tài xem giúp, người ta nói cho mình những điểm yếu để học thì may ra sau vài vở mới lên tay. Nếu cứ “văn mình vợ người” thì rất nguy hiểm cho sự nghiệp sân khấu chung.

Bên cạnh đó, chúng ta phải hiểu biết cặn kẽ và trung thành với cấu trúc của sân khấu truyền thống. Chẳng hạn với cấu trúc của sân khấu cải lương, nếu bê nguyên xi cấu trúc của sân khấu kịch vào thì sẽ rơi vào trạng thái minh họa. Đạo diễn phải là người cấu trúc lại kịch bản chứ không phải chỉ là chuyển thể. Cấu trúc là đặc thù của từng loại hình nghệ thuật, đạo diễn phải hiểu cấu trúc thì mới có chìa khóa mở để bảo tồn chèo, tuồng, cải lương hay dân ca kịch.

Giám đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội
Trần Quang Hùng:

Tìm thế hệ công chúng mới

Muốn khẳng định sự tồn tại của nghệ thuật sân khấu nói chung và cải lương nói riêng thì phải chứng minh bằng việc làm cụ thể và có hiệu quả. Bây giờ cứ nói rằng, các loại hình nghệ thuật truyền thống gặp khó khăn, diễn không có người xem, nhưng liệu ta có chứng minh được sự tồn tại đó hay không? Người ta hay nói, công chúng của cải lương chỉ thuộc “tầm cỡ trung trung”, đối tượng là người già, người lớn tuổi. Khi những người này trăm tuổi thì ai sẽ xem chúng ta biểu diễn? Vì thế, phải có chiến lược đi tìm công chúng mới.

Nhà hát Cải lương Hà Nội cũng rất trăn trở về điều này. Ngoài chức năng, nhiệm vụ xây dựng các tiết mục phục vụ công chúng ra thì xây dựng các dự án, trong đó hướng đến đối tượng là khách quốc tế và hiện nay đang triển khai, biểu diễn ấn định theo lịch. Nhà hát cũng thực hiện dự án thứ hai theo mô hình “Giọng ca cải lương hội tụ giữa lòng Hà Nội” với các tiêu chí rất rõ. Thứ nhất, tìm một thế hệ công chúng mới ở lứa tuổi khác nhau, ngành nghề khác nhau. Chẳng hạn: Một người rất yêu cải lương nhưng vì nhiều lý do họ không thể trở thành diễn viên chuyên nghiệp, nhưng có nhu cầu được ca hát, được diễn thì chúng tôi mời họ đến diễn, thậm chí khi họ muốn được diễn cùng các nghệ sĩ chuyên nghiệp thì chúng tôi sẵn sàng đáp ứng nhu cầu ấy. Thứ hai: Tiến gần đến với việc xã hội hóa, kinh phí do các hội viên đóng góp. Thứ ba: Giúp cho phong trào văn hóa văn nghệ không chuyên của quần chúng phát triển. Và sau cùng, thông qua các hoạt động này sẽ phát hiện ra các tài năng mà từ đó chúng tôi có hướng tuyển dụng, đào tạo họ trở thành những diễn viên chuyên nghiệp trẻ, xuất sắc.

Ngay như chương trình “Sân khấu học đường” với mục đích bồi dưỡng kiến thức cũng như khơi dậy niềm say mê, tiếp nối nghệ thuật dân tộc cho thế hệ trẻ trong các trường phổ thông cũng vậy. Thực hiện sân khấu học đường với thể loại chèo, tuồng, dân ca, nhưng chương trình này cũng chỉ thực hiện trong thời gian nhất định, khoảng chục năm. Mà thực tế, trong quá trình thực hiện chương trình cũng phát sinh nhiều vấn đề.
“Khi triển khai sân khấu học đường, người ta chọn ra một số trích đoạn mẫu của chèo như: “Tuần ti đào Huế”, “Mẹ đốp xã trưởng”, “Việc làng”,… (rất may là cũng có chọn trích đoạn Trần Quốc Toản ra quân, Bùi Thị Xuân đề cờ). Học trò phổ thông vì thế vào vai Lý trưởng, nói toàn những câu mà lẽ ra chỉ dành riêng cho người lớn như: “Hôm nào mát giời thì tao sang xin mày đứa con nhá”. Như thế, vô tình chúng ta đã để trẻ em bắt đầu ăn nói, hành xử theo những nhân vật phản diện trong vở diễn. Nếu có em nào nhập vai, diễn hay, được khen ngợi thì chưa biết chừng cái chất lưu manh của xã trưởng ấy lại ngấm vào cháu bé từ nhỏ mất rồi.

 

Hay như vai mẹ Đốp lẳng lơ, đanh đá; cháu gái nào diễn hay, được khen, thì vô tình đã nuôi dưỡng trong con người trẻ thơ tính cách lẳng lơ, đanh đá của mẹ Đốp… thì chúng ta đã nhầm về mặt giáo dục”. Cũng chính vì thế, theo NSƯT Lê Chức thì “Về mặt ý thức chúng ta có, nhưng về phương pháp và biện pháp như vậy là chưa chuẩn. Ở một góc độ nào đó nó còn phản giáo dục”.
Cũng theo ông, khi triển khai chương trình này ông từng đề nghị viết những câu chuyện phù hợp với trẻ thơ thành những trích đoạn chèo, chẳng hạn như: Ăn một quả khế, trả một cục vàng; hay viết một trích đoạn chèo về anh Kim Đồng… để cho các cháu diễn, chứ tại sao cứ phải là “Tuần ti đào Huế” mới được coi là vai mẫu… nhưng ý kiến này của ông đã không được quan tâm. Tuy nhiên, đó đã là câu chuyện của những năm trước, còn bây giờ thì không mấy ai nhắc đến sân khấu học đường nữa, vì dự án này đã chấm dứt từ năm 2010 và đến nay chưa được triển khai lại.
Bảo tồn nghệ thuật truyền thống, cách nào?
Nhưng dẫu cho khó khăn thế nào, những người làm nghề vẫn phải tìm mọi cách để sân khấu sáng đèn dù đều đặn hay không; mà trước hết, theo chính những người trong nghề, làm gì thì làm, bảo tồn để phát huy hay để tồn tại thì chèo, tuồng, cải lương, múa rối cũng phải có người đến xem đã, nghĩa là vở diễn phải hay. Tất nhiên làm được điều này không dễ dàng. Nhưng không phải là không thể.
Theo Giám đốc Nhà hát cải lương Hà Nội Trần Quang Hùng, nếu đòi hỏi một kịch bản hoàn chỉnh để đưa lên sân khấu dàn dựng thì thật khó. Chỉ cần kịch bản ấy có cái để công chúng xem, có cái để họ suy ngẫm khi ra về, thế là được. Việc còn lại là cùng tác giả hoàn chỉnh kịch bản ấy. Trong khi đó, cải lương hiện nay tìm kịch bản thuận lợi hơn chèo, tuồng vì ngoài kịch nói ra, cải lương rất gần với cuộc sống, là sự tổng hợp của các loại hình nghệ thuật khác, nó có thể làm được tất cả các nội dung của kịch đương đại, kịch cổ điển, kịch nước ngoài, dã sử, lịch sử.

 

Ông cũng khẳng định rằng, xây dựng các đề tài hiện đại trong cải lương có hiệu quả không kém gì kịch nói. Tất nhiên để đạt được điều đó thì có rất nhiều việc phải làm từ kịch bản, đạo diễn đến diễn viên. Nhà hát cải lương Hà Nội đã có những vở diễn như vậy, chẳng hạn như “Khi hoa nở trái mùa”, “Mong gió đừng đổi chiều”. Đây là những vở diễn được đánh giá là theo được đề tài hiện đại nhưng đậm chất cải lương.
Còn theo đạo diễn, NSƯT Lê Chức, phải cho lớp trẻ biết được chúng ta có gì trong vốn liếng văn hóa dân tộc, cho họ hiểu về cái họ vừa được biết và làm cho họ yêu được cái chúng ta có, cái chúng ta vừa cho họ hiểu, một cách tự nhiên. Để làm được điều đó, cần thiết tạo ra một môi trường, một không gian văn hóa dân tộc và cho khán giả thưởng thức nghệ thuật dân tộc một cách sang trọng. Chẳng hạn, diễn chèo ngày xưa hay bởi có không gian đình chùa, làm nên chiếu chèo, nay không thể cứ rập khuôn như thế, nhưng có thể “tạo” ra không gian ấy. Hoặc việc mở rộng đối tượng của chèo, đến với thiếu nhi chẳng hạn, có thể viết một trích đoạn ngắn, kể về câu chuyện cổ tích… Điều này đâu phải là khó.

 

Bên cạnh đó, ngoài đầu tư cho nghệ thuật, thì còn phải đầu tư cho công chúng, tức là đầu tư cho người xem, nghĩa là vé cần hợp lý với từng đối tượng người xem, hoặc miễn phí cho khán giả ở vùng sâu vùng xa, nhưng tất nhiên không được giảm chất lượng. Và điều này cần có sự quan tâm thích đáng của Nhà nước, vấn đề bảo tồn các loại hình nghệ thuật truyền thống phải thực sự được coi là quốc sách.
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng cần phải xác định rằng, dù là chèo, tuồng hay cải lương thì chỉ có một số khán giả nhất định, bởi nghệ thuật truyền thống không giống như điện ảnh, chúng rất kén khán giả. Không phải ai cũng có thể xem được chèo, tuồng, cải lương; và không phải ai khi xem cũng có thể yêu thích một cách tự nhiên. Người xem chèo, tuồng, cải lương muốn gắn bó với môn nghệ thuật dân tộc này còn phải có sự hiểu biết và niềm say mê nó nữa. Và vì thế, không thể đòi hỏi tính đại chúng trong những loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống này.

 

Xuân Phong – Phương Lan

Báo chí viết về tác phẩm sân khấu mới:

Vở cải lương “Nguồn sáng phía chân trời”:

Bức tranh lãng mạn về người

chiến sỹ

Thứ tư 17/10/2012 08:00

ANTĐ - Xây dựng thành công hình ảnh người chiến sỹ Công an với vẻ đẹp lãng mạn và bay bổng, vở cải lương “Nguồn sáng phía chân trời” của tác giả Phạm Văn Quý, đạo diễn Hoàng Quỳnh Mai đã làm khán giả vỡ òa trong xúc cảm. Vở diễn vừa ra mắt khán giả tại rạp Hồng Hà và sẽ tham dự Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2012.

 


Lớp học tạc tượng ngay tại trại giam đã làm vở diễn trở nên mềm mại, uyển chuyển

Hấp dẫn bởi sự gần gũi

Khai thác đề tài lực lượng CAND nhưng câu chuyện mở ra trước mắt người xem không bắt đầu bằng những màn võ thuật điệu nghệ, những cảnh săn bắt cướp đầy mạo hiểm mà được bắt đầu bằng hình ảnh của anh bán báo rất đời thường. Âm thanh quen thuộc của cuộc sống với tiếng động cơ xe chạy ồn ã trên đường, tiếng rao báo phát ra từ chiếc đài phía sau xe đạp hòa lẫn trong dòng người tấp nập đã đưa người xem đến với một vở diễn gần gũi, thân thương về hình tượng người chiến sỹ Công an. Vốn nổi tiếng với các vở cải lương đầy nữ tính về đề tài lịch sử, ở vở diễn lần này, đạo diễn Hoàng Quỳnh Mai đã đi sâu khai thác hình ảnh người chiến sỹ Công an như người nghệ sỹ đi tìm cái đẹp trong cuộc sống.

Không đi theo một hình mẫu sẵn có về người chiến sỹ Công an, vở diễn đã xây dựng hình ảnh anh giám thị trại giam Văn (diễn viên Quang Thanh đảm nhiệm) là một người yêu nghệ thuật và thích tạc tượng. Anh đã có mối tình đẹp với Hường (diễn viên Thái Vân đảm nhiệm). Trước ngày lên đường nhập ngũ làm nhiệm vụ, Văn đã tạc một bức tượng có đôi mắt buồn thăm thẳm của người yêu làm vật làm tin. Nhưng những ngang trái của vở diễn đã được bắt đầu bằng những biến cố trong gia đình Hường và buộc cô kết hôn với Hoàng, một tay trùm xã hội đen. Tuy đã lập gia đình nhưng hình bóng người yêu cũ luôn ở trong trái tim cô. Sau những vụ làm ăn phi pháp bị phát giác, tay trùm xã hội đen đã gặp lại anh lính đảo ngày xưa giờ đã là giám thị trại giam trong nhà tù.

Lớp học tạc tượng trong… nhà tù

Nút thắt này của vở diễn đã được đạo diễn Hoàng Quỳnh Mai tháo gỡ bằng những cảnh đối thoại và cảnh diễn đầy tính nghệ thuật. Vở diễn đã tái hiện hình ảnh người Công an – người nghệ sỹ hết lòng vì công việc và là người hàn gắn vết thương về nhân cách cho mỗi tù nhân. Ngay trong trại giam, một lớp học tạc tượng dành riêng cho các phạm nhân do anh giám thị Văn lập nên đã làm vở diễn trở nên mềm mại và uyển chuyển, xóa đi sự khô cứng của song sắt nhà tù, của những bức tường đá nặng nề nhà giam. Ở đó, tình yêu dành cho nghệ thuật đã kết nối những người con người tội lỗi và giúp học viên có những ngày tháng cải tạo thật ý nghĩa. Trái với những gì tay trùm xã hội đen nghĩ về người giám thị trại giam sẽ trả thù cho tội lỗi mà Hoàng gây ra cho Hường, Hoàng Quỳnh Mai đã đưa múa đương đại để diễn tả sự cao thượng và hình ảnh đẹp của người giám thị trại giam. Tiếng gió rít, vòng xoáy dữ dội của nước trong cơn lũ đang ào ạt đổ về trại giam đã được những vũ điệu múa thể hiện rất chân thực nhưng không kém phần hiệu quả. Hình ảnh giám thị Văn băng người trong dòng người để cứu các phạm nhân, cứu tay trùm xã hội đen thoát khỏi vòng vây của cơn lũ là một hình ảnh không chỉ đẹp mà còn mang chất anh hùng lãng mạn.

Văn đã ngã xuống để đổi lấy mạng sống cho các phạm nhân và khép lại toàn bộ vở diễn “Nguồn sáng phía chân trời”. Ngay ở cảnh kết đầy bi thương, đạo diễn Hoàng Quỳnh Mai vẫn tìm thấy trong sự khốc liệt những hình ảnh thật lãng mạn. Cảnh trí sân khấu được chị chủ động cho đổ sập xuống và xếp thành hình trái tim trên sân khấu trước sự ra đi của Văn để tượng trưng cho sự gắn kết tình yêu thương giữa con người với con người và khơi gợi mầm sống lương thiện trong mỗi cá nhân. Vở cải lương “Nguồn sáng phía chân trời” với sự tham gia diễn xuất của các diễn viên Nhà hát Cải lương Hà Nội đã bám sát chủ đề tư tưởng rõ ràng, góp thêm một viên gạch xây dựng nên tượng đài văn học nghệ thuật về các chiến sỹ Công an nhân dân.
Phạm Thu Hương

Giao duyên với người xem để… cứu mình!

Trà Giang

Báo HNM CT – Sau dự án dịch cải lương sang tiếng Anh nhằm phục vụ khách du lịch, Nhà hát Cải lương Hà Nội lại vừa gây sốc với việc đưa những người yêu mến nghệ thuật này lên sàn diễn chuyên nghiệp trong chương trình “Tiếng đàn, giọng ca cải lương hội tụ giữa lòng Hà Nội”. Thật bất ngờ, những thử nghiệm nhằm tìm kiếm công chúng mới cho nghệ thuật cải lương ấy đã nhận được sự đón nhận nhiệt tình của khán giả.

Ảnh 1: NSƯT Trần Quang Hùng (phải) biểu diễn cùng diễn viên không chuyên

HNMCT đã có cuộc trò chuyện với đạo diễn, NSƯT Trần Quang Hùng, giám đốc nhà hát quanh thử nghiệm táo bạo này. Xem chi tiết…

Nhà hát cải lương Hà Nội: Đưa diễn viên không chuyên lên sân khấu

Văn hoá

Thứ Hai, 10/09/2012 23:35

Nhà hát cải lương Hà Nội:

Đưa diễn viên

không chuyên lên sân khấu

Nhà hát Cải lương Hà Nội vừa triển khai mô hình sân khấu nhỏ mang tính xã hội hóa “Tiếng đàn giọng ca cải lương hội tụ giữa lòng Hà Nội”, với sự tham gia diễn xuất của chính khán giả yêu mến loại hình nghệ thuật này.

Thu hút đông đảo khán giả
Khán phòng buổi diễn đầu tiên của mô hình xã hội hóa “Tiếng đàn giọng ca cải lương hội tụ giữa lòng Hà Nội” chật cứng. Nhiều người phải đứng hai bên lối đi để cổ vũ.

Tiết mục “Tằm vương tơ” trong chương trình.

Cứ sau mỗi tiết mục trích đoạn, tiếng vỗ tay lại vang lên không ngớt cổ vũ, động viên cho những nghệ sỹ, diễn viên không chuyên trên sân khấu. Anh Dương Tiến Sĩ, phố Nguyễn Thái Học (Hà Nội) cho biết: “Bạn tôi có tiết mục biểu diễn trong chương trình. Chúng tôi ở cùng khu phố và đã từng giao lưu văn nghệ ở phường, nhưng không nghĩ họ lại hát hay và diễn trên sân khấu tốt đến như vậy. Tôi cũng ít hiểu về âm nhạc truyền thống và chỉ thỉnh thoảng mới đi xem biểu diễn nghệ thuật. Nhưng qua buổi diễn của các nghệ sỹ không chuyên hôm nay, tôi biết thêm rất nhiều điều”.
Còn bác Mạnh Hùng, 70 tuổi, cho biết: “Tôi yêu cải lương từ bé và mơ ước được diễn và ca trên sân khấu. Khi câu lạc bộ những người yêu cải lương Hà Nội thông báo có chương trình biểu diễn trên sân khấu, tôi đã xung phong tham gia để thỏa lòng mong ước. Nhiều hôm tập luyện cùng với các nghệ sỹ của nhà hát, tôi hiểu hơn về cải lương, cũng như những kỹ thuật lấy hơi, ngân nga chuẩn hơn. Những người đam mê như tôi nay lại càng gắn bó hơn với những chương trình như thế này”.
Chương trình với 12 tiết mục, trích đoạn kéo dài gần 2 giờ nhưng người xem luôn nhiệt tình cổ vũ. Đúng như ông Trần Quang Hùng, Giám đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội đánh giá: “Đây là mô hình sân khấu nhỏ thử nghiệm với sự tham gia chính của khán giả, bên cạnh đó là sự kèm cặp của các nghệ sỹ chuyên nghiệp của nhà hát, nhằm gây dựng phong trào ca, diễn không chuyên. Họ rất tích cực tham gia luyện tập để được đứng trên sân khấu như một diễn viên cho thỏa niềm đam mê. Dù kỹ thuật biểu diễn vẫn chưa tốt nhưng đây là hình thức để những người chưa biết về cải lương sẽ hiểu hơn và những người đã biết sẽ yêu cải lương hơn. Bên cạnh đó phát hiện tài năng trẻ để có hướng tuyển dụng, đào tạo lâu dài”.

Nhân rộng mô hình
Đánh giá về mô hình biểu diễn này, ông Trần Quốc Chiêm – Phó Giám đốc Sở VH,TT&DL Hà Nội, cho biết: “Tôi hoan nghênh mô hình này của Nhà hát Cải lương Hà Nội. Đêm diễn thử nghiệm cho thấy các nghệ sỹ không chuyên luyện tập rất chăm chỉ, đầu tư bài bản. Nghe cả chương trình gần 2 tiếng đồng hồ nhưng không thấy chán. Mô hình này nên tiếp tục nhân rộng”.
Còn nghệ sỹ nhân dân Mạnh Tưởng nhận xét: “Dù là diễn viên không chuyên, nhưng họ diễn và ca rất xúc động. Chương trình này là một cách làm hay để phát triển phong trào đờn ca cải lương ở phía Bắc. Sân khấu cải lương miền Bắc rầm rộ phát triển từ 1929 – 1930 và có rất nhiều nghệ sỹ cải lương nổi tiếng không thua kém gì phương Nam, nhưng sau đó bị co hẹp lại. Nay phong trào cải lương có thể được nhân rộng theo mô hình này để những người chưa hiểu sẽ hiểu về cải lương; những ai đã yêu thì càng yêu cải lương như các tài tử không chuyên đã thể hiện tại chương trình thử nghiệm”.
Nghệ sĩ nhân dân, bà Phạm Thị Thành đánh giá: “Gần đây, một số đơn vị đã làm một số chương trình theo kiểu như thế này nhưng dựng hẳn thành vở diễn như: “Dạ cổ hoài lang”; “Khoảng trời phương Nam”… Trong khi Nhà hát cải lương Hà Nội thiên về làm trích đoạn, sử dụng diễn viên không chuyên và thực tế đã lôi kéo khá đông khán giả. Mô hình này khá hay và cần nhân rộng vì chính Nhà hát Cải lương phải tạo được khán giả cho chính mình, nhất là trong thời buổi có nhiều loại hình âm nhạc phong phú như hiện nay”.
Trong bối cảnh loại hình nghệ thuật truyền thống ngày càng ít khán giả, sự ra đời của mô hình xã hội hóa của Nhà hát Cải lương Hà Nội để vừa lôi cuốn khán giả, vừa tạo cho chính những người yêu mến cải lương được tham gia như một chủ thể sáng tạo và hưởng thụ nghệ thuật dân tộc, là việc làm đáng hoan nghênh và cần được nhân rộng.
Bài và ảnh: Xuân Minh

Vị đắng cần thiết…

Mong gió đừng đổi chiều:

Báo Hà nội mới cuối tuần.

Bảo Lâm

Nhìn từ hàng ghế khán giả, vở diễn “Mong gió đừng đổi chiều” đúng là một hiện tượng của cải lương Hà Nội: Hầu hết các đêm diễn đều không còn ghế trng, hôm ra mắt, ghế ph được huy động cũng không đủ, nhiu người phi đứng xem đến cảnh cuối…

Đắng lòng chuyện hậu đô thị hóa

Vở cải lương “Mong gió đừng đổi chiều” được tác giả Chí Trung cảm tác theo tác phẩm “Sám hối” của PGS.TS. Phạm Quang Long, ThS. Triệu Trung Kiên chuyển thể, NSƯT Trần Quang Hùng đạo diễn. Đây là một câu chuyện mang tính phổ biến về hệ lụy của cơn lốc đô thị hóa, khi đất đai trở thành một thứ tài sản có giá trị quá lớn, và truyền thống gia đình bị xem nhẹ. Khái quát là thế, nhưng khi đi vào mỗi gia đình, câu chuyện ấy hiện hữu bằng những rạn vỡ, trả giá bằng nước mắt, nỗi xót xa, thậm chí cả mạng sống.

“Mong gió đừng đổi chiều” lấy bối cảnh duy nhất là ngôi nhà cổ của ông Mưu – người cha đơn thân sở hữu một khu đất rộng lớn với 5 người con đã trưởng thành. Khi quyết định bán đi một phần đất để mua vàng chia cho các con, chỉ giữ lại ngôi nhà cổ với cái giếng thơi, ông Mưu những tưởng mình đã có thể yên tâm sống với góc riêng đầy kỷ niệm. Nhưng đó lại là sự khởi đầu của bi kịch. Người con trai thứ vì thua cá độ giả mắc bệnh nan y để được chia thêm tiền, cô con gái út cậy nhà nhiều đất lao vào chứng khoán như một con thiêu thân, những người khác thì tranh giành, nghi kỵ lẫn nhau bởi nghĩ bố chia của không đều và ép ông bán nốt ngôi nhà cổ. Người cha chua chát trong nỗi đau bị con cái dày vò vì tiền bạc, trong suy nghĩ “quạt rách không làm nên gió”, ông đã đồng ý bán đi phần “hồn” của mình. Người anh cả muốn giúp cha giữ nhà, bèn bày ra màn kịch ăn cắp vàng của chính mình. Nhưng lương tri không được đánh thức một cách dễ dàng bằng nhận thức về sự tan vỡ của một đại gia đình, mà nó còn là sự trả giá của mỗi cá nhân: người con giả bệnh ngã bệnh thật, người anh cả bị tai biến… “Mong gió đừng đổi chiều” đưa đến một cái kết mở khá bất ngờ: người cha tỉnh dậy và biết rằng những thứ ông vừa trải qua chỉ là một cơn ác mộng, nhưng cùng lúc đó, các con ông lại đưa ra đề nghị… bán nhà! Vở diễn kết thúc với cảnh người cha đập vào những chiếc mặt nạ từ trên nóc sân khấu rơi xuống – những chiếc mặt nạ mà các con ông vẫn đeo nhưng giờ ông mới nhận ra – cùng với tiếng chuông cảnh tỉnh về đạo làm con, làm người, cảnh tỉnh về sự cần thiết phải giữ gìn giá trị truyền thống.

Đổi mới cải lương để gần với khán giả

Đi xem vở diễn, nhiều người quen ngạc nhiên khi thấy đạo diễn, NSƯT Trần Quang Hùng lặng lẽ ngồi lẫn vào hàng ghế khán giả. Thì ra, với vở nào của Nhà hát, anh cũng cố tình làm vậy để lắng nghe được những phản hồi thật nhất từ người xem. Sau một số buổi diễn, đạo diễn này đã có thể thở phào sung sướng vì tác phẩm đã được người xem đồng cảm, hứng thú. Anh tâm sự: “Thành công nhất của tôi với vở diễn này là đã kéo được khán giả đến xem, bàn luận và suy ngẫm khi ra về. Sân khấu đã nói được tiếng nói của họ, đề cập đến vấn đề họ quan tâm và tác động đến nhận thức, hành động của người xem – điều rất cần với một vở diễn về đề tài hiện đại”.

Không chỉ gây ấn tượng bởi đề cập đến một vấn đề nóng bỏng và nhạy cảm là mối quan hệ gia đình, cách đối xử với các giá trị truyền thống trước vòng xoáy đô thị hóa, vở diễn còn khơi gợi hứng thú với nghệ thuật cải lương ở nhiều thế hệ khán giả nhờ một lối dàn dựng hiện đại, giàu chất điện ảnh. Cách kết mở gợi nhiều suy ngẫm nơi người xem và cũng chứng tỏ đạo diễn rất dụng công trong việc tìm hiểu tâm lý xã hội và khắc họa chúng trên sân khấu. Người xem từng thưởng thức những vở do Trần Quang Hùng đạo diễn như “Luận anh hùng”, “Lễ mở xiêm áo”, “Mẹ của chúng con”, “Yêu là thoát tội”, “Khi hoa nở trái mùa”… sẽ dễ dàng nhận thấy phong cách dựng của anh: một lối dựng chính kịch sâu sắc với nhiều tầng ý nghĩa, thể hiện thông điệp bằng nhiều hình ảnh có tính biểu trưng cao.

Nhà biên kịch, phê bình sân khấu Lê Quý Hiền nhận xét: “Mong gió đừng đổi chiều” là một vở diễn đặc sắc, thể hiện sự tinh tế của đạo diễn khi chọn đề tài hiện đại, thời sự nhưng cũng rất giầu tính nhân văn. Đạo diễn đã đưa lên sân khấu nhiều mảng miếng có tính biểu tượng, giàu triết lý, những tình huống hết sức bất ngờ với người xem và thể hiện vở diễn một cách mạch lạc. Một vở diễn đảm bảo được cả yếu tố nghe và xem, đúng chất cải lương mà vẫn rất hấp dẫn với khán giả hiện nay”.