Bài viết trong » 2019 «
Stt | Thời gian | Địa điểm | Nội dung CT | Đối tượng PV |
1 | 01/01 | Bắc Ninh | CT Sử thi | HĐ Doanh Thu |
2 | 02/01 | Bắc Ninh | CT Sử thi | HĐ Doanh Thu |
3 | 03/01 | Bắc Ninh | CT Sử thi | HĐ Doanh Thu |
4 | 03/01 | Đền Bà Kiệu | Ca nhạc tài tử | PV Phố đi bộ |
5 | 04/01 | Bắc Ninh | Vở “Giọt Đắng Oan Tình” | HĐ Doanh Thu |
6 | 04/01 | Đền Bà Kiệu | Ca nhạc tài tử | PV Phố đi bộ |
7 | 05/01 | Đền Bà Kiệu | Ca nhạc tài tử | PV Phố đi bộ |
8 | 05/01 | Bắc Ninh | Vở “Đại Thần Thăng Long” | HĐ Doanh Thu |
9 | 10/01 | Đền Bà Kiệu | Ca nhạc tài tử | PV Phố đi bộ |
10 | 11/01 | Đền Bà Kiệu | Ca nhạc tài tử | PV Phố đi bộ |
11 | 12/01 | Đền Bà Kiệu | Ca nhạc tài tử | PV Phố đi bộ |
12 | 12/01 | Yên Bái | Vở “Đen Trắng Vòng Đời” | HĐ Doanh Thu |
13 | 16/01 | Thái Bình | Vở “Nước Mắt Không Chảy Ngược” | HĐ Doanh Thu |
14 | 17/01 | Đền Bà Kiệu | Ca nhạc tài tử | PV Phố đi bộ |
15 | 18/01 | Đền Bà Kiệu | Ca nhạc tài tử | PV Phố đi bộ |
16 | 18/01 | Hồ Thiền Quang | Vở “Truyền Thuyết Trinh Nương” | HĐ Doanh Thu |
17 | 19/01 | Đền Bà Kiệu | Ca nhạc tài tử | PV Phố đi bộ |
18 | 24/01 | TT Quận Nam Từ Liêm | Chương trình Sắc Xuân 2020
(Đêm giao thừa Tết Canh Tý 2020) |
PV Chính Trị |
19 | 28/01 (Mùng 04 Tết) | Chùa Trăm Gian – Chương Mỹ | - Sáng: CT Ca múa nhạc – Khai mạc lễ Hội
- Tối: Vở Duyên Kiếp Bạch Trà |
PV Chính Trị |
20 | 29/01 (Mùng 05 Tết) | Chùa Trăm Gian – Chương Mỹ | - Vở “Huyền Thoại Thánh Mẫu” | PV Chính Trị |
21 | 31/01 (Mùng 07 Tết) | Mê Linh | Ca múa nhạc – kịch ngắn
Chào mừng kỷ niệm 1980 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng |
PV Chính Trị |
Stt | Thời gian | Địa điểm | Nội dung CT | Đối tượng PV |
1 | 02/12 | Quốc Oai | An toàn giao thông | HĐ Doanh Thu |
2 | 03/12 | Thạch Thán | An toàn giao thông | HĐ Doanh Thu |
3 | 04/12 | Phúc Thọ | An toàn giao thông | HĐ Doanh Thu |
4 | 11/12 | Ứng Hòa | Ca múa nhạc – kịch ngắn | HĐ Doanh Thu |
5 | 16/12 | Hồ Thiền Quang | Ca múa nhạc – kịch ngắn | HĐ Doanh Thu |
6 | 16/12 | Liên Bạt – Ứng Hòa | An toàn giao thông | HĐ Doanh Thu |
7 | 18/12 | Ứng Hòa | CT PCTNTT do TNGT 2019 | HĐ Doanh Thu |
8 | 19/12 | Thanh Oai | CT PCTNTT do TNGT 2019 | HĐ Doanh Thu |
9 | 20/12 | Thái nguyên | Vở “Đen Trắng Vòng Đời” | HĐ Doanh Thu |
10 | 20/12 | Hoài Đức | CT PCTNTT do TNGT 2019 | HĐ Doanh Thu |
11 | 21/12 | Thanh Oai | CT PCTNTT do TNGT 2019 | HĐ Doanh Thu |
12 | 22/12 | Sơn Tây | Ca múa nhạc – kịch ngắn | HĐ Doanh Thu |
13 | 22/12 | Quốc Oai | CT PCTNTT do TNGT 2019 | HĐ Doanh Thu |
14 | 23/12 | Đan Phượng | CT PCTNTT do TNGT 2019 | HĐ Doanh Thu |
15 | 24/12 | Đình Bưởi | Vở “Huyền Thoại Thánh Mẫu” | HĐ Doanh Thu |
16 | 25/12 | Thanh Oai | CT PCTNTT do TNGT 2019 | HĐ Doanh Thu |
17 | 26/12 | Bắc Ninh | CT PCTNTT do TNGT 2019 | HĐ Doanh Thu |
18 | 28/12 | Hưng Yên | Vở “Yêu Là Thoát Tội” | HĐ Doanh Thu |
19 | 31/12 | Thạch Thất | CT Chào Năm Mới 2020 | PV Chính Trị |
Stt | Thời gian | Địa điểm | Nội dung CT | Đối tượng PV |
1 | 02/11 | Đền Bà Kiệu | Ca nhạc tài tử | PV Phố đi bộ |
2 | 03/11 | Đền Bà Kiệu | Ca nhạc tài tử | PV Phố đi bộ |
3 | 04/11 | Hoài Đức | An Toàn Giao Thông | HĐ Doanh Thu |
4 | 05/11 | Đông Anh | An Toàn Giao Thông | HĐ Doanh Thu |
5 | 06/11 | Phúc Thọ | An Toàn Giao Thông | HĐ Doanh Thu |
6 | 07/11 | Liên Hà – Đông Anh | An Toàn Giao Thông | HĐ Doanh Thu |
7 | 08/11 | Đan Phượng | An Toàn Giao Thông | HĐ Doanh Thu |
8 | 08/11 | Đền Bà Kiệu | Ca nhạc tài tử | PV Phố đi bộ |
9 | 09/11 | Đền Bà Kiệu | Ca nhạc tài tử | PV Phố đi bộ |
10 | 09/11 | Gia Lâm | An Toàn Giao Thông | HĐ Doanh Thu |
11 | 10/11 | Đền Bà Kiệu | Ca nhạc tài tử | PV Phố đi bộ |
12 | 11/11 | Long Biên | An Toàn Giao Thông | HĐ Doanh Thu |
13 | 12/11 | Gia Lâm | An Toàn Giao Thông | HĐ Doanh Thu |
14 | 13/11 | Ngọc Thụy – Long Biên | An Toàn Giao Thông | HĐ Doanh Thu |
15 | 15/11 | Phú Thị – Gia Lâm | An Toàn Giao Thông | HĐ Doanh Thu |
16 | 15/11 | Đền Bà Kiệu | Ca nhạc tài tử | PV Phố đi bộ |
17 | 16/11 | Đền Bà Kiệu | Ca nhạc tài tử | PV Phố đi bộ |
18 | 16/11 | Tương Đài Lý Thai Tổ | Ca nhạc | PV Chính Trị |
19 | 17/11 | Đền Bà Kiệu | Ca nhạc tài tử | PV Phố đi bộ |
20 | 20/11 | Cầu Gỗ – Bắc Ninh | Ca múa nhạc – kịch ngắn | HĐ Doanh Thu |
21 | 20/11 | Yên Viên | An Toàn Giao Thông | HĐ Doanh Thu |
22 | 21/11 | Việt Hưng | An Toàn Giao Thông | HĐ Doanh Thu |
23 | 22/11 | Đông Anh | An Toàn Giao Thông | HĐ Doanh Thu |
24 | 22/11 | Đền Bà Kiệu | Ca nhạc tài tử | PV Phố đi bộ |
25 | 23/11 | Đền Bà Kiệu | Ca nhạc tài tử | PV Phố đi bộ |
26 | 24/11 | Đền Bà Kiệu | Ca nhạc tài tử | PV Phố đi bộ |
27 | 25/11 | Tiền Phong | An Toàn Giao Thông | HĐ Doanh Thu |
28 | 26/11 | Liên Mạc | An Toàn Giao Thông | HĐ Doanh Thu |
29 | 27/11 | Chi Đông | An Toàn Giao Thông | HĐ Doanh Thu |
30 | 28/11 | Quang Minh | An Toàn Giao Thông | HĐ Doanh Thu |
31 | 29/11 | Tiến Thắng | An Toàn Giao Thông | HĐ Doanh Thu |
32 | 29/11 | Đền Bà Kiệu | Ca nhạc tài tử | PV Phố đi bộ |
33 | 30/11 | Đền Bà Kiệu | Ca nhạc tài tử | PV Phố đi bộ |
34 | 30/11 | Đông Anh | An Toàn Giao Thông |
HĐ Doanh Thu |
(HNMCT) – NSND Thanh Hương là một trong số ít nữ danh ca cải lương nổi tiếng bậc nhất ở Thủ đô. Nhắc đến chị, khán giả nhớ ngay tới những vai diễn đẹp mà sầu bi, lấy đi không biết bao nhiêu nước mắt của người xem. Chăm chỉ trên sàn diễn, sống hết mình với nghệ thuật, chị luôn tâm niệm nghiệp của mình là diễn, mình như con tằm, rút ruột nhả tơ cho đến phút cuối cùng. Hànộimới Cuối tuần đã có cuộc trò chuyện thân mật với chị về những đam mê với nghề diễn.
- Nhắc đến NSND Thanh Hương của Nhà hát Cải lương Hà Nội, khán giả nhớ ngay tới những vai bi, chẳng hạn như vai Kiều đã gắn liền với nghệ danh, khiến nhiều người trong giới vẫn gọi chị là Hương “Kiều”. Vậy mà gần đây lại thấy chị xuất hiện trong một tiểu phẩm hài cải lương, với vai diễn trẻ trung, dí dỏm. Chị có thể chia sẻ đôi chút về sự mới mẻ này?
- Nhà hát Cải lương Hà Nội vừa xây dựng một số tiểu phẩm ngắn để phục vụ công chúng. Đây là một sự đổi mới của nhà hát, nhằm “đổi món” cho khán giả, bởi gu của khán giả bây giờ là những vở ngắn, súc tích, vui vui, đôi khi dựng một vở dài mất nhiều công sức mà ít được khán giả đón nhận. Bản thân tôi cũng phải thay đổi để thích ứng. Tuy là lần đầu tiên tham gia một tiểu phẩm hài nhưng vai của tôi vẫn là chính kịch, làm nền để các anh chị khác thể hiện, nên cũng không có gì là quá mới mẻ hay khó khăn cả.
- Nhiều nghệ sĩ ở nhà hát chị chia sẻ rằng đời sống của người nghệ sĩ cải lương miền Bắc hiện quá chật vật. Vậy với riêng chị, một trong những ngôi sao của cải lương Hà Nội, đã khẳng định được mình bằng nhiều vai diễn, huy chương và danh hiệu, thì sao?
- Đó là khó khăn chung của sân khấu truyền thống, không riêng gì cải lương. Nhiều khi đi diễn, thấy vắng khán giả chúng tôi cũng buồn, tủi lắm. Nhưng rồi tôi vẫn thấy còn một lượng khán giả rất mê cải lương, họ vẫn đón nhận cải lương, không hề quay lưng lại với cải lương đâu dù họ có quá nhiều sự lựa chọn. Chính những khán giả đó tiếp thêm lửa để mình làm nghề.
Về đời sống, nghệ sĩ truyền thống hầu như ai cũng phải “chân ngoài dài hơn chân trong”. Ngoài các show diễn của nhà hát, tôi cũng tham gia một vài sân khấu định kỳ như sân khấu ngoài trời ở Nhà Bát giác (vườn hoa Lý Thái Tổ), tham gia lồng tiếng các bộ phim truyền hình Việt Nam, lồng tiếng cho phim nước ngoài… Tôi cũng phải làm nhiều công việc để đảm bảo cuộc sống nhưng may mắn những việc đó vẫn là làm nghệ thuật chứ không phải làm gì khác.
- Gắn bó với sân khấu cải lương Hà Nội đã quá lâu, chứng kiến mọi thăng trầm của nghệ thuật này, đồng thời cũng chịu nhiều khó khăn, vất vả trong đời sống riêng tư vì nó. Đến giờ chị nghĩ sao về quyết định cả đời gắn bó với nghệ thuật cải lương của mình?
- Tôi bắt đầu theo nghề từ năm 14 tuổi, vào những năm 85-86 của thế kỷ trước. Bố mẹ tôi cũng là diễn viên đoàn cải lương Kim Phụng ngày xưa – NSƯT Nhật Minh và nghệ sĩ Minh Nghĩa. Khi tôi muốn bước chân lên sân khấu, bố mẹ cũng không đồng ý vì thấy đời nghệ sĩ của mình vất vả quá. Ông bà theo đoàn đi diễn liên miên, mà ngày xưa không có điều kiện như bây giờ, đoàn đi diễn toàn phải ở nhờ nhà dân hoặc ở cánh gà và gầm sân khấu, con cái không có điều kiện chăm nom nên không muốn con mình tiếp tục vất vả.
Nhưng tôi thì yêu cải lương quá, quyết tâm bằng được để chứng tỏ với bố mẹ rằng mình yêu nghề, có khả năng theo nghề và ngoài nghệ thuật ra thì không làm được gì khác nên bố mẹ bắt buộc phải cho theo thôi. Bây giờ nhìn lại chặng đường thì thấy vất vả nhưng đó là đam mê, tôi sẵn sàng hy sinh vì nó. Dĩ nhiên là mất cái này thì được cái kia, mình hy sinh thì vinh quang với nghề mình cũng đã được nhận rồi.
- Có lúc nào chị nghĩ ở một địa phương khác, như ở thành phố Hồ Chí Minh chẳng hạn, tài năng cải lương như chị sẽ có nhiều điều kiện để tỏa sáng hơn?
- Cũng có thể như vậy nhưng mỗi người lựa chọn một con đường riêng. Tôi cũng đã nhận được những lời mời nhưng tôi nghĩ rời bỏ nơi mình gắn bó thì sẽ vất vả hơn rất nhiều, kể cả mình có tài năng đi chăng nữa, rồi sẽ phải đánh đổi gia đình, con cái… Có nhiều điều chi phối khiến tôi không thể rời xa Hà Nội. Nhưng tôi cũng không có gì nuối tiếc bởi tôi đã từng được thể nghiệm ở nhiều sân khấu, được thể hiện ở nhiều dạng vai, được sống trọn vẹn với đam mê của mình.
- Đã thành danh với nghiệp diễn, có rất nhiều kinh nghiệm sân khấu, chị có ý định lấn sân sang một vai trò khác không, như làm đạo diễn chẳng hạn?
- Nếu muốn làm đạo diễn có lẽ tôi đã chuyển hướng từ lâu rồi. Tôi nghĩ nghiệp của mình là diễn. Tôi sẽ chỉ làm diễn viên và “nhả tơ” đến cuối cuộc đời.
- Cảm ơn chị đã chia sẻ!
Người yêu cải lương hẳn đều biết đến giọng ca vàng của NSND Thanh Hương, Nhà hát Cải lương Hà Nội. Tài năng của chị đã được khẳng định qua các kỳ hội diễn sân khấu chuyên nghiệp với 9 Huy chương Vàng. Năm 2001, Thanh Hương được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSƯT khi mới 29 tuổi. Tháng 1-2016, chị được trao tặng danh hiệu NSND.
TRÀ GIANG
dientu@hanoimoi.com.vn
(HNM) – Cách mạng công nghiệp 4.0 vừa mở ra cơ hội, vừa đặt ra thách thức cho nghệ thuật sân khấu để tồn tại và phát triển. Sân khấu Thủ đô dù đang có những bước chuyển mình, nhưng vẫn cần nghĩ xa để tiến xa hơn, đáp ứng nhu cầu của khán giả, nhất là thế hệ “công dân toàn cầu”.
Chùm kịch ngắn mới đây của Nhà hát Cải lương Hà Nội đã khai thác thành công những đề tài hay trong thời đại mới.Chưa thích ứng kịp
Đêm diễn ra mắt chùm kịch ngắn “Tình yêu qua mạng – Sếp vợ – Bệnh quảng cáo” của Nhà hát Cải lương Hà Nội tuần qua để lại nhiều suy ngẫm cho khán giả, nhất là tiểu phẩm “Tình yêu qua mạng”. Tiểu phẩm mở ra một không gian sống không xa, khi trí tuệ nhân tạo lên ngôi, con người được hưởng vô vàn tiện nghi chỉ bằng động tác vuốt nhẹ tay hoặc điều khiển bằng ý nghĩ…
Tiểu phẩm trong chùm kịch do tác giả Phạm Văn Quý và Nguyễn Toàn Thắng viết kịch bản, Nghệ sĩ ưu tú Thanh Vân chuyển thể cải lương, Nghệ sĩ nhân dân Tuấn Hải đạo diễn vừa truyền tải một câu chuyện rất đáng quan tâm trong thời đại số, vừa đem đến một không khí sân khấu mới mẻ, kết hợp vừa đủ giữa cải lương, hài kịch và âm nhạc hiện đại.
Song, phải thừa nhận, sân khấu Hà Nội có quá ít tác phẩm phần nào theo kịp tư duy của thời đại như thế. Nghệ sĩ nhân dân Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học, nghệ thuật Hà Nội cho biết, sân khấu Thủ đô vẫn còn chậm đổi mới, chưa thích ứng với những tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và sẽ còn loay hoay, lúng túng nhiều hơn nữa trước những cơ hội và thách thức của Cách mạng công nghiệp 4.0.
Trước tiên phải nói về mặt sáng tạo, một trong những điều cốt yếu của sân khấu là tính dự báo. Chẳng hạn như vở kịch “Hoa cúc xanh trên đầm lầy” đang rất thành công của Nhà hát Tuổi trẻ bởi sự nhìn xa, trông rộng. Đó là câu chuyện giả tưởng về cuộc sống với máy móc thay thế con người đáng kinh ngạc, được tác giả Lưu Quang Vũ viết từ cách đây hơn 30 năm.
Dự báo là cái tài của người sáng tạo và cũng là thách thức với họ, song nhìn ra sân khấu Thủ đô nói riêng và sân khấu Việt Nam nói chung khá nhiều vở diễn lịch sử, dân gian phục dựng y nguyên. Vở diễn về đề tài hiện thực thiên về kể chuyện hơn là nâng tầm, đưa đến khán giả những suy niệm xa xôi. Trong khi, “Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra không gian mới, lớp người mới, câu chuyện mới cho những người sáng tạo nhào nặn”, như lời PGS.TS Trần Trí Trắc, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Hội Sân khấu Hà Nội.
Bên cạnh nội dung, Cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra thách thức về mặt phương thức thể hiện cho sân khấu Thủ đô. Thời gian qua, một số đơn vị nghệ thuật đã cho ra đời những vở diễn tiến kịp thời đại như “Ionah” (Nhà hát Star Galaxy) kết hợp kịch, múa, xiếc, công nghệ hình ảnh 3D, sân khấu xoay tự động; vở thực cảnh “Tinh hoa Bắc Bộ” (Công ty cổ phần Tuần Châu Hà Nội) với sân khấu mặt nước tựa lưng vào núi, sử dụng kỹ thuật chiếu sáng tạo hiệu ứng 3D choáng ngợp…
Tuy nhiên, những sân khấu mang tính đột phá như thế khá ít ỏi. Theo Nghệ sĩ nhân dân Lê Huy Quang, hầu hết sân khấu các nhà hát ở Hà Nội cũ kỹ, đơn điệu về mọi phương diện… Ở những rạp, nhà hát được cho là hàng đầu Thủ đô như Nhà hát Lớn Hà Nội, Rạp Xiếc trung ương, Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt – Xô, Rạp Công nhân, Rạp Đại Nam, Nhà hát Múa rối Thăng Long… vẫn còn tình trạng loa thùng, đèn chiếu xếp choán một phần sân khấu; người điều khiển âm thanh, ánh sáng phải chăm chú mọi diễn tiến trên sân khấu để điều chỉnh thiết bị cho khớp…
Đổi mới tư duy sáng tạo
Có lẽ, đã đến lúc sân khấu Hà Nội thay đổi tư duy sáng tạo để có bước tiến xứng tầm. Theo PGS.TS Trần Trí Trắc, nhiệm vụ của người sáng tạo sân khấu Hà Nội hiện nay là thể hiện nổi bật hình tượng con người mới, cuộc sống mới ở Hà Nội khi tiến vào Cách mạng công nghiệp 4.0, đồng thời thiết kế hệ giá trị chân – thiện – mỹ cho người Hà Nội trong thời đại mới. Nghĩa là, từ nhà viết kịch đến đạo diễn, diễn viên phải nghĩ xa hơn về bối cảnh ở thời đại mới, tìm cách phản ánh, hiện thực hóa trên sàn diễn một cách thuyết phục.
Còn với các công đoạn khác, theo Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Đăng Tiến, sân khấu Hà Nội phải thay đổi cách vận hành, sử dụng công nghệ số để xử lý âm thanh, ánh sáng, hình ảnh… Một số phương thức biểu diễn thủ công, nên được thay thế, cải thiện. “Chẳng hạn, trong nghệ thuật múa rối nước, có thể áp dụng công nghệ chế tạo robot để điều khiển chú Tễu nhắm mắt, mở mắt, mếu, cười, hay dùng thiết bị điều khiển từ xa để gươm thần từ tay Vua Lê bay về miệng của Rùa thần… Như thế vừa không làm thay đổi bản chất của nghệ thuật rối nước, vừa tạo sự linh hoạt, sinh động cho con rối, lại gây bất ngờ cho khán giả”, nghệ sĩ nêu ý tưởng.
Nghệ sĩ nhân dân Trần Quốc Chiêm cho rằng, sân khấu Thủ đô phải xuất phát sớm, trước hết ở cơ chế khuyến khích, bồi dưỡng, tạo điều kiện cho văn nghệ sĩ tiếp cận, thâm nhập để phát huy tài năng, sức sáng tạo trong những vấn đề mới, kỹ thuật, công nghệ mới. Các khâu khác như thiết kế sân khấu, âm thanh, ánh sáng, phục trang, tổ chức biểu diễn, quảng bá… cũng cần được đào tạo chuyên nghiệp, cập nhật công nghệ để hỗ trợ tác phẩm hấp dẫn, dễ tiếp cận khán giả hơn.
Nghệ sĩ nhân dân Trần Quốc Chiêm đề xuất, mỗi đơn vị nghệ thuật nên có sân khấu riêng, trang thiết bị hiện đại, phù hợp với từng tác phẩm, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của công chúng…
AN NHI
dientu@hanoimoi.com.vn
(HNMCT) – Tìm kiếm khán giả có lẽ là bài toán khó nhất của sân khấu truyền thống hiện nay. Và bằng những vở diễn có lối dàn dựng hiện đại, ứng dụng nhiều thủ pháp mới…, hai nhà hát cải lương lớn nhất miền Bắc là Nhà hát Cải lương Việt Nam và Nhà hát Cải lương Hà Nội đều đang cho thấy những nỗ lực tích cực trong việc đổi mới sân khấu truyền thống.
Cảnh trong chùm kịch ngắn Tình yêu qua mạng – Bệnh quảng cáo – Sếp vợ của Nhà hát Cải lương Hà Nội.Nhiều màu sắc hơn
Nhiều năm trở lại đây, Nhà hát Cải lương Hà Nội đã có rất nhiều tìm tòi trong việc làm mới sân khấu cải lương. Những vở diễn kết hợp ngôn ngữ điện ảnh, múa hiện đại do cố đạo diễn, NSƯT Trần Quang Hùng thực hiện, dẫu chưa hẳn tạo ra đột phá, nhưng cũng thổi thêm một làn gió mới mẻ vào nghệ thuật này. Bên cạnh những vở mang màu sắc chính luận, có khả năng “câu nước mắt”, tháng 6 vừa qua, nhà hát này đã cho ra mắt chùm kịch ngắn Tình yêu qua mạng – Bệnh quảng cáo – Sếp vợ.
Bên cạnh việc khai thác thế mạnh của cải lương với lối diễn xuất ngọt và những bài ca mùi mẫn, ê kíp cũng đã đưa vào đó nhiều tình huống hài, những ca khúc chế theo những bài hát đang “hot” để dễ gây ấn tượng với khán giả. Những vở kịch ngắn tươi mới đã góp phần làm phong phú thêm “thực đơn” nghệ thuật của nhà hát, giúp nhà hát linh động hơn trong các chương trình biểu diễn của mình.
Mới đây nhất, Nhà hát Cải lương Hà Nội tiếp tục khởi công dựng vở cải lương Đi tìm Đại vương, hứa hẹn sẽ dàn dựng theo một phong cách hoàn toàn mới. Đạo diễn, NSND Tuấn Hải chia sẻ: “Đi tìm Đại vương là vở diễn pha cổ tích, huyền thoại và giai thoại dân gian nên mang rất nhiều màu sắc huyền bí. Chúng tôi không đặt nặng vấn đề lịch sử mà muốn gợi cho khán giả nhớ đến những nét của Thăng Long xưa bởi Chúa Chổm nổi tiếng với rất nhiều giai thoại về Thăng Long, về phố Cấm Chỉ, về “đi chữ đại, lại chữ vương”, về “sông Tô cờ son nón sắt”… Vở diễn sẽ được xây dựng phù hợp với khán giả hôm nay. Bên cạnh những gương mặt đã quen thuộc với giới sân khấu như NSND Hoàng Anh Tú làm âm nhạc, NSƯT Lê Sơn làm sân khấu, nghệ sĩ Diệu Linh làm vũ đạo…, tôi còn mời võ sư Út Nguyễn, người đang giữ đai đỏ (đẳng cấp cao nhất) của phái võ cổ truyền Bình Định Gia, từng giành rất nhiều huy chương vàng võ thuật, đồng thời là Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo võ thuật tài năng trẻ Hà Nội về tập võ thuật cho anh chị em. Các diễn viên sẽ phải đánh với 5 loại binh khí trên sân khấu và có những màn võ thuật rất đẹp mắt, khác hẳn với cách múa võ thường thấy ở sân khấu truyền thống”.
Làn gió đổi mới cũng được người xem cảm nhận khá rõ ở Nhà hát Cải lương Việt Nam. Vì sao lạc xứ vở diễn mới ra mắt của nhà hát đã cho thấy những nỗ lực rất lớn của đạo diễn và họa sĩ thiết kế trong dàn dựng bối cảnh sân khấu, nhất là trong những phần chuyển cảnh để giảm bớt sự nặng nề, chậm chạp của sân khấu truyền thống. Cách chuyển cảnh bằng âm nhạc cùng những lớp diễn xen kẽ và cách cấu trúc nhiều tầng không gian phía sau sân khấu giúp đẩy nhanh tiết tấu vở, giúp quá trình thưởng thức và cảm xúc của khán giả gần như không bị ngắt quãng. Bên cạnh đó, vở diễn cũng được áp dụng nhiều kỹ xảo ánh sáng, thủ pháp sân khấu khác nhau để thu hút sự tập trung chú ý của khán giả.
Đổi mới là tất yếu
Gắn bó với nghệ thuật cải lương từ khi lọt lòng, bố mẹ cũng là những nghệ sĩ của Đoàn Cải lương Kim Phụng, thuộc Nhà hát Cải lương Hà Nội, NSND Thanh Hương có lẽ thấu hiểu hơn ai hết những thăng trầm của nghệ thuật này. Trải qua cả những đêm diễn mà khán giả phải xếp hàng mua vé những năm 80 của thế kỷ trước và cả những đêm diễn thưa thớt khán giả gần dây, chị chia sẻ: “Đứng trên sân khấu mà nhìn xuống thấy vắng khán giả thì buồn lắm. Nhưng tôi thấy còn một lượng khán giả vẫn rất mê nghệ thuật cải lương. Chính những khán giả đó tiếp thêm lửa để mình làm nghề, cũng như thôi thúc mình phải có những sáng tạo gì đó mới mẻ hơn”.
Sáng tạo đó theo cảm nhận của nghệ sĩ Tiến Hiệp là phải gần gũi hơn với gu thưởng thức của khán giả hôm nay: “Khán giả bây giờ khó kiên nhẫn để ngồi xem một vở diễn lê thê hơn 2 tiếng đồng hồ. Họ cũng đến sân khấu với mong muốn được thư giãn, giải trí thực sự hơn là tiếp cận với những vấn đề “đao to búa lớn”. Chính vì vậy mà dòng hài kịch, tiểu phẩm ngắn vẫn có đất sống, trong khi các vở lớn, hoành tráng nhiều khi chỉ dựng xong để đấy”. Bản thân nghệ sĩ Tiến Hiệp cũng là một điển hình của nghệ sĩ thuộc sân khấu truyền thống phải năng động “chân ngoài dài hơn chân trong” để lo toan cho cuộc sống, anh nổi danh trên sân khấu hài với nghệ danh Hiệp “vịt” dù rằng xuất thân từ sân khấu cải lương.
Nhạc sĩ Phạm Bá Chỉnh, Phó Giám đốc điều hành Nhà hát Cải lương Hà Nội khẳng định: “Đổi mới là xu thế tất yếu của sân khấu truyền thống nói chung và sân khấu cải lương nói riêng để đến gần hơn với khán giả. Và sự đón nhận bước đầu của khán giả với những sản phẩm mới của nhà hát như chùm kịch ngắn Tình yêu qua mạng – Bệnh quảng cáo – Sếp vợ là những tín hiệu rất đáng mừng”. Bên cạnh đó, việc thổi những làn gió mới vào sân khấu còn giúp động viên các nghệ sĩ theo đuổi nghệ thuật truyền thống rất nhiều.
NSND Tuấn Hải chia sẻ: “Trong hoàn cảnh khó khăn như hiện nay mà các nghệ sĩ cải lương miền Bắc vẫn rất tâm huyết với nghề, vẫn muốn giữ lửa truyền thống với trái tim nóng bỏng”. Hy vọng những đổi mới của sân khấu cải lương sẽ gặp được sự tri âm của khán giả để “lửa truyền thống” có thêm nhiều năng lượng tỏa sáng.
AN ĐỊNH
dientu@hanoimoi.com.vn
Được sự đồng ý của Lãnh đạo Sở Văn Hóa và Thể Thao Hà Nội, tối ngày 26/10/2019 Nhà hát Cải lương Hà Nội đã tổng duyệt tác phẩm mới “Đi Tìm Đại Vương” tại Rạp Hồng Hà, 51 Đường Thành, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Tác giả kịch bản: Nhật Linh
- Chuyển Thể Cải Lương: NSƯT Thanh Vân
– Đạo diễn: NSND Tuấn Hải
- Âm nhạc: NSND Hoàng Anh Tú
- Thiết kế mỹ thuật: NSND Lê Sơn
- Biên đạo múa: Diêu Linh – Út Nguyễn
Dưới đây là một số hình ảnh trong buổi tổng duyệt:
Nhạc sĩ Phạm Chỉnh – Phó giám đốc điều hành NHCLHN phát biểu khai màn vở diễn.
Hội đồng nghệ thuật và đông đảo khán giả đến dự.
Người hâm mộ lên tặng hoa cho các nghệ sĩ.
Được sự đồng ý của các cấp Lãnh đạo, tối ngày 14/10/2019 Nhà hát Cải lương Hà nội (Đoàn Hoa Mai thực hiện) đã tổng duyệt tác phẩm “Truyền Thuyết Trinh Nương” tại Trung Tâm Văn Hóa Thành Phố Hà Nội số 07 Phùng Hưng, Quận Hà Đông, Tp Hà Nội.
Tác giả: Nguyễn Toàn Thắng
Chuyển thể và Đạo diễn: NSND Hoàng Quỳnh Mai
Âm nhạc: NSND Hoàng Anh Tú
Thiết kế mỹ thuật: NSƯT Văn Trực
Biên đạo múa: NSƯT Thanh Nam
Dưới đây là một số hình ảnh trong buổi tổng duyệt:
Nhạc sĩ Phạm Bá Chỉnh – Phó giám đốc điều hành NHCLHN phát biểu khai mạc buổi tổng duyệt.
Hội đồng nghệ thuật và đông đảo khán giả đến dự.
Được sự chỉ đạo của Sở VH&TTHN. tối ngày 10/10/2019 Nhà hát Cải lương Hà Nội đã biểu diễn phục vụ nhân dân Quận Tây Hồ chương trình – Khúc Khải Hoàn Ca, chào mừng kỷ niệm 65 năm ngày giải phóng Thủ Đô (10/10/1954 – 10/10/2019).
Dưới đây là một số hình ảnh trong chương trình:
Đông đảo nhân dân đến xem chương trình nghệ thuật – Khúc Khải Hoàn Ca.
Stt |
Thời gian |
Địa điểm |
Nội dung CT |
Đối tượng PV |
1 |
01/10 |
Đức Lân – Bắc Ninh |
Vở “Yêu Là Thoát Tội” |
HĐ Doanh Thu |
2 |
02/10 |
Đức Lân – Bắc Ninh |
Vở “Đen Trắng Vòng Đời” |
HĐ Doanh Thu |
3 |
05/10 |
Sơn Tây |
Ca múa nhạc – kịch ngắn |
HĐ Doanh Thu |
4 |
06/10 |
Yên Phong – Bắc Ninh |
Vở “Những Tấm Lòng Vàng” |
HĐ Doanh Thu |
5 |
06/10 |
Metro Hà Đông |
Vở “Con và Người” |
PV Chính Trị |
6 |
07/10 |
Yên Phong – Bắc Ninh |
Vở “Giọt Đắng Oan Tình” |
HĐ Doanh Thu |
7 |
08/10 |
Sơn Tây |
An toan giao thông |
HĐ Doanh Thu |
8 |
10/10 |
Tây Hồ |
CT: Ca múa nhạc |
PV Chính Trị |
9 |
14/10 |
TTVHTP Hà Nội |
Tổng duyệt vở “Truyền Thuyết Trinh Nương” |
Giấy mời |
10 |
20/10 |
Cầu Đuống – Gia Lâm |
Vở “Duyên Kiếp Bạch Trà” |
HĐ Doanh Thu |
11 |
26/10 |
Rạp Hồng Hà |
Tổng duyệt vở “Đi Tìm Đại Vương” |
Giấy mời |
12 |
31/10 |
Hồ Thiền Quang |
vở “Truyền Thuyết Trinh Nương” |
HĐ Doanh Thu |
13 |
31/10 |
Việt Trì |
Vở “Đen Trắng Vòng Đời” |
HĐ Doanh Thu |