Bài viết trong » 2012 «
Văn hoá
Thứ Hai, 10/09/2012 23:35
Nhà hát cải lương Hà Nội:
Đưa diễn viên
không chuyên lên sân khấu
Nhà hát Cải lương Hà Nội vừa triển khai mô hình sân khấu nhỏ mang tính xã hội hóa “Tiếng đàn giọng ca cải lương hội tụ giữa lòng Hà Nội”, với sự tham gia diễn xuất của chính khán giả yêu mến loại hình nghệ thuật này.
Thu hút đông đảo khán giả
Khán phòng buổi diễn đầu tiên của mô hình xã hội hóa “Tiếng đàn giọng ca cải lương hội tụ giữa lòng Hà Nội” chật cứng. Nhiều người phải đứng hai bên lối đi để cổ vũ.
Tiết mục “Tằm vương tơ” trong chương trình. |
Cứ sau mỗi tiết mục trích đoạn, tiếng vỗ tay lại vang lên không ngớt cổ vũ, động viên cho những nghệ sỹ, diễn viên không chuyên trên sân khấu. Anh Dương Tiến Sĩ, phố Nguyễn Thái Học (Hà Nội) cho biết: “Bạn tôi có tiết mục biểu diễn trong chương trình. Chúng tôi ở cùng khu phố và đã từng giao lưu văn nghệ ở phường, nhưng không nghĩ họ lại hát hay và diễn trên sân khấu tốt đến như vậy. Tôi cũng ít hiểu về âm nhạc truyền thống và chỉ thỉnh thoảng mới đi xem biểu diễn nghệ thuật. Nhưng qua buổi diễn của các nghệ sỹ không chuyên hôm nay, tôi biết thêm rất nhiều điều”.
Còn bác Mạnh Hùng, 70 tuổi, cho biết: “Tôi yêu cải lương từ bé và mơ ước được diễn và ca trên sân khấu. Khi câu lạc bộ những người yêu cải lương Hà Nội thông báo có chương trình biểu diễn trên sân khấu, tôi đã xung phong tham gia để thỏa lòng mong ước. Nhiều hôm tập luyện cùng với các nghệ sỹ của nhà hát, tôi hiểu hơn về cải lương, cũng như những kỹ thuật lấy hơi, ngân nga chuẩn hơn. Những người đam mê như tôi nay lại càng gắn bó hơn với những chương trình như thế này”.
Chương trình với 12 tiết mục, trích đoạn kéo dài gần 2 giờ nhưng người xem luôn nhiệt tình cổ vũ. Đúng như ông Trần Quang Hùng, Giám đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội đánh giá: “Đây là mô hình sân khấu nhỏ thử nghiệm với sự tham gia chính của khán giả, bên cạnh đó là sự kèm cặp của các nghệ sỹ chuyên nghiệp của nhà hát, nhằm gây dựng phong trào ca, diễn không chuyên. Họ rất tích cực tham gia luyện tập để được đứng trên sân khấu như một diễn viên cho thỏa niềm đam mê. Dù kỹ thuật biểu diễn vẫn chưa tốt nhưng đây là hình thức để những người chưa biết về cải lương sẽ hiểu hơn và những người đã biết sẽ yêu cải lương hơn. Bên cạnh đó phát hiện tài năng trẻ để có hướng tuyển dụng, đào tạo lâu dài”.
Nhân rộng mô hình
Đánh giá về mô hình biểu diễn này, ông Trần Quốc Chiêm – Phó Giám đốc Sở VH,TT&DL Hà Nội, cho biết: “Tôi hoan nghênh mô hình này của Nhà hát Cải lương Hà Nội. Đêm diễn thử nghiệm cho thấy các nghệ sỹ không chuyên luyện tập rất chăm chỉ, đầu tư bài bản. Nghe cả chương trình gần 2 tiếng đồng hồ nhưng không thấy chán. Mô hình này nên tiếp tục nhân rộng”.
Còn nghệ sỹ nhân dân Mạnh Tưởng nhận xét: “Dù là diễn viên không chuyên, nhưng họ diễn và ca rất xúc động. Chương trình này là một cách làm hay để phát triển phong trào đờn ca cải lương ở phía Bắc. Sân khấu cải lương miền Bắc rầm rộ phát triển từ 1929 – 1930 và có rất nhiều nghệ sỹ cải lương nổi tiếng không thua kém gì phương Nam, nhưng sau đó bị co hẹp lại. Nay phong trào cải lương có thể được nhân rộng theo mô hình này để những người chưa hiểu sẽ hiểu về cải lương; những ai đã yêu thì càng yêu cải lương như các tài tử không chuyên đã thể hiện tại chương trình thử nghiệm”.
Nghệ sĩ nhân dân, bà Phạm Thị Thành đánh giá: “Gần đây, một số đơn vị đã làm một số chương trình theo kiểu như thế này nhưng dựng hẳn thành vở diễn như: “Dạ cổ hoài lang”; “Khoảng trời phương Nam”… Trong khi Nhà hát cải lương Hà Nội thiên về làm trích đoạn, sử dụng diễn viên không chuyên và thực tế đã lôi kéo khá đông khán giả. Mô hình này khá hay và cần nhân rộng vì chính Nhà hát Cải lương phải tạo được khán giả cho chính mình, nhất là trong thời buổi có nhiều loại hình âm nhạc phong phú như hiện nay”.
Trong bối cảnh loại hình nghệ thuật truyền thống ngày càng ít khán giả, sự ra đời của mô hình xã hội hóa của Nhà hát Cải lương Hà Nội để vừa lôi cuốn khán giả, vừa tạo cho chính những người yêu mến cải lương được tham gia như một chủ thể sáng tạo và hưởng thụ nghệ thuật dân tộc, là việc làm đáng hoan nghênh và cần được nhân rộng.
Bài và ảnh: Xuân Minh
Nhà hát cải lương Hà Nội – Đoàn Cải lương Hoa Mai đang triển khai dàn dựng vở mới
“NGUỒN SÁNG PHÍA CHÂN TRỜI”
Tác giả kịch bản: | Phạm Văn Quý |
Chuyển thể: | NSUT Ngọc Chi |
Đạo diễn: | NSUT Hoàng Quỳnh Mai |
Cố vấn Văn học | PGS- TS Phạm Quang Long |
Cố vấn Nghệ thuật: | NSUT Trần Quốc Chiêm |
Âm nhạc: | NSUT Hoàng Anh Tú |
Biên đạo múa: | Thanh Nam |
Thiết kế + trang trí mỹ thuật: | NSUT Doãn Bằng |
Thực hiện phục trang: | Minh Hùng |
Trợ lý đạo diễn: | NSUT Thu Hoài |
Thư ký đạo diễn: | Đỗ Hiền |
Hướng dẫn ca hát: | NSUT Trần Hà |
BẢNG PHÂN VAI
Văn: | Quang Thanh |
Mẹ Văn: | Thu Thủy |
Hoàng: | Tuấn An |
Hường: | Thái Vân |
Ông Bon: | Trần Hà – Ân Chinh |
Quang: | Anh Túc |
Ân: | Đỗ Hiền |
Sáu rô: | Vũ Hải |
Hào khỉ: | Xuân Long |
Và một số diễn viên khác: Mai Hiền, Phương Nụ, Lưu Vân, Lan Tường, Trà My, Minh Tuấn, Hồng Mừng, Xuân Hùng
Dự kiến vở diễn sẽ ra mắt công chúng vào trung tuần tháng 10/2012.
Mong gió đừng đổi chiều:
Báo Hà nội mới cuối tuần.
Bảo Lâm
Nhìn từ hàng ghế khán giả, vở diễn “Mong gió đừng đổi chiều” đúng là một hiện tượng của cải lương Hà Nội: Hầu hết các đêm diễn đều không còn ghế trống, hôm ra mắt, ghế phụ được huy động cũng không đủ, nhiều người phải đứng xem đến cảnh cuối…
Đắng lòng chuyện hậu đô thị hóa
Vở cải lương “Mong gió đừng đổi chiều” được tác giả Chí Trung cảm tác theo tác phẩm “Sám hối” của PGS.TS. Phạm Quang Long, ThS. Triệu Trung Kiên chuyển thể, NSƯT Trần Quang Hùng đạo diễn. Đây là một câu chuyện mang tính phổ biến về hệ lụy của cơn lốc đô thị hóa, khi đất đai trở thành một thứ tài sản có giá trị quá lớn, và truyền thống gia đình bị xem nhẹ. Khái quát là thế, nhưng khi đi vào mỗi gia đình, câu chuyện ấy hiện hữu bằng những rạn vỡ, trả giá bằng nước mắt, nỗi xót xa, thậm chí cả mạng sống.
“Mong gió đừng đổi chiều” lấy bối cảnh duy nhất là ngôi nhà cổ của ông Mưu – người cha đơn thân sở hữu một khu đất rộng lớn với 5 người con đã trưởng thành. Khi quyết định bán đi một phần đất để mua vàng chia cho các con, chỉ giữ lại ngôi nhà cổ với cái giếng thơi, ông Mưu những tưởng mình đã có thể yên tâm sống với góc riêng đầy kỷ niệm. Nhưng đó lại là sự khởi đầu của bi kịch. Người con trai thứ vì thua cá độ giả mắc bệnh nan y để được chia thêm tiền, cô con gái út cậy nhà nhiều đất lao vào chứng khoán như một con thiêu thân, những người khác thì tranh giành, nghi kỵ lẫn nhau bởi nghĩ bố chia của không đều và ép ông bán nốt ngôi nhà cổ. Người cha chua chát trong nỗi đau bị con cái dày vò vì tiền bạc, trong suy nghĩ “quạt rách không làm nên gió”, ông đã đồng ý bán đi phần “hồn” của mình. Người anh cả muốn giúp cha giữ nhà, bèn bày ra màn kịch ăn cắp vàng của chính mình. Nhưng lương tri không được đánh thức một cách dễ dàng bằng nhận thức về sự tan vỡ của một đại gia đình, mà nó còn là sự trả giá của mỗi cá nhân: người con giả bệnh ngã bệnh thật, người anh cả bị tai biến… “Mong gió đừng đổi chiều” đưa đến một cái kết mở khá bất ngờ: người cha tỉnh dậy và biết rằng những thứ ông vừa trải qua chỉ là một cơn ác mộng, nhưng cùng lúc đó, các con ông lại đưa ra đề nghị… bán nhà! Vở diễn kết thúc với cảnh người cha đập vào những chiếc mặt nạ từ trên nóc sân khấu rơi xuống – những chiếc mặt nạ mà các con ông vẫn đeo nhưng giờ ông mới nhận ra – cùng với tiếng chuông cảnh tỉnh về đạo làm con, làm người, cảnh tỉnh về sự cần thiết phải giữ gìn giá trị truyền thống.
Đổi mới cải lương để gần với khán giả
Đi xem vở diễn, nhiều người quen ngạc nhiên khi thấy đạo diễn, NSƯT Trần Quang Hùng lặng lẽ ngồi lẫn vào hàng ghế khán giả. Thì ra, với vở nào của Nhà hát, anh cũng cố tình làm vậy để lắng nghe được những phản hồi thật nhất từ người xem. Sau một số buổi diễn, đạo diễn này đã có thể thở phào sung sướng vì tác phẩm đã được người xem đồng cảm, hứng thú. Anh tâm sự: “Thành công nhất của tôi với vở diễn này là đã kéo được khán giả đến xem, bàn luận và suy ngẫm khi ra về. Sân khấu đã nói được tiếng nói của họ, đề cập đến vấn đề họ quan tâm và tác động đến nhận thức, hành động của người xem – điều rất cần với một vở diễn về đề tài hiện đại”.
Không chỉ gây ấn tượng bởi đề cập đến một vấn đề nóng bỏng và nhạy cảm là mối quan hệ gia đình, cách đối xử với các giá trị truyền thống trước vòng xoáy đô thị hóa, vở diễn còn khơi gợi hứng thú với nghệ thuật cải lương ở nhiều thế hệ khán giả nhờ một lối dàn dựng hiện đại, giàu chất điện ảnh. Cách kết mở gợi nhiều suy ngẫm nơi người xem và cũng chứng tỏ đạo diễn rất dụng công trong việc tìm hiểu tâm lý xã hội và khắc họa chúng trên sân khấu. Người xem từng thưởng thức những vở do Trần Quang Hùng đạo diễn như “Luận anh hùng”, “Lễ mở xiêm áo”, “Mẹ của chúng con”, “Yêu là thoát tội”, “Khi hoa nở trái mùa”… sẽ dễ dàng nhận thấy phong cách dựng của anh: một lối dựng chính kịch sâu sắc với nhiều tầng ý nghĩa, thể hiện thông điệp bằng nhiều hình ảnh có tính biểu trưng cao.
Nhà biên kịch, phê bình sân khấu Lê Quý Hiền nhận xét: “Mong gió đừng đổi chiều” là một vở diễn đặc sắc, thể hiện sự tinh tế của đạo diễn khi chọn đề tài hiện đại, thời sự nhưng cũng rất giầu tính nhân văn. Đạo diễn đã đưa lên sân khấu nhiều mảng miếng có tính biểu tượng, giàu triết lý, những tình huống hết sức bất ngờ với người xem và thể hiện vở diễn một cách mạch lạc. Một vở diễn đảm bảo được cả yếu tố nghe và xem, đúng chất cải lương mà vẫn rất hấp dẫn với khán giả hiện nay”.
Chủ nhật 08/07/2012 13:00
ANTĐ -Trong khi các nhà hát đang rầm rộ dựng vở để tham gia liên hoan sân khấu kịch chuyên nghiệp toàn quốc thì Nhà hát Cải lương Hà Nội đã kịp tung ra vở diễn liên quan tới đề tài nóng của cuộc sống đương đại. “Mong gió đừng đổi chiều” đã đề cập trực diện tới bi kịch gia đình nảy sinh từ đất đai.
Bi kịch của lòng tham
Dựa trên kịch bản của tác giả Lê Chí Trung, đạo diễn Trần Quang Hùng cùng các nghệ sỹ Nhà hát Cải Lương Hà Nội đã mang đến cho những người yêu mến nghệ thuật sân khấu một vở diễn đầy xung đột và kịch tính. Không lựa chọn lối vào vở gây kịch tính ngay từ giây phút mở màn, vở diễn đã mở ra trước mắt người xem khung cảnh hạnh phúc và đầm ấm của một gia đình thuần Việt.
Nhưng không để khán giả phải chờ đợi lâu, sự mâu thuẫn đã bắt đầu xuất hiện khi ông Mưu, người cha của 5 đứa con quyết định chia số tiền đã bán từ mảnh đất nhà ông. 5 hộp vàng được đưa ra để chia cho mỗi con một hộp. Cũng từ đó, sự nghi kỵ lẫn nhau giữa các con của ông Mưu về số vàng thực tế đựng trong mỗi hộp đã dẫn dắt khán giả đến với bi kịch của lòng tham, con lừa dối cha, em lừa dối anh, anh em ghen ghét, thù hằn nhau.
Vở cải lương đã được mở đầu bằng khung cảnh hạnh phúc của gia đình ông Mưu.
Nếu như vở diễn chỉ dừng lại ở việc diễn tả mâu thuẫn gia đình có lẽ đã không lấy đi của khán giả nhiều cảm xúc đến thế. Đan xen trong bi kịch đang đẩy cao dần qua từng lớp cảnh, đạo diễn đã dùng đến những hình ảnh mang tính biểu trưng cho nề nếp gia phong đã tồn tại bao đời này như: hình ảnh ngôi nhà cổ, chiếc giếng khơi để gợi người xem đến với ý nghĩa cao cả của truyền thống gia đình, quá khứ tốt đẹp đã từng hiện diện trong ngôi nhà của ông Mưu.
Hơn thế, việc tạo ra khung cảnh của ngôi nhà cổ ngay trên sân khấu cũng làm dịu đi và làm lòng người lắng xuống khi chứng kiến những mâu thuẫn gia đình đang dồn dập xảy ra. Không chỉ đề cập tới vấn đề đất đai, vở cải lương còn “nóng” ở nạn cá độ bóng đá, chơi chứng khoán bị thua khi các con của ông Mưu tham gia. Đó là những nguyên nhân khiến cho lòng tham trong mỗi con người được dịp bộc lộ rõ ràng và nhiều thủ đoạn mưu mô đã xuất hiện.
Ông Mưu đã ngã quỵ khi biết tin ngôi nhà cổ sẽ bị bán.
Sử dụng kết mở
Cậu em út trong gia đình từ một người khỏe mạnh nhưng vì nợ nần cá độ bóng đá đã giả vờ bị ung thư gan, rồi cô em gái cũng chơi chứng khoán nợ đến 5 tỷ…đã đưa đến việc ông bố bán ngôi nhà cổ để trả nợ cho các con. Thế nhưng, ngôi nhà cổ lại là nơi mà vợ chồng ông Mưu có nhiều kỷ niệm nên trong vở đã xuất hiện màn độc thoại ông Mưu với hồn ma người vợ đã mất rất mùi mẫn, khiến cho ai cũng rưng rưng xúc động.
Lúc này, gia đình ông Mưu đã chia thành 2 phe: một bên quyết giữ ngôi nhà cổ, một bên quyết bán để giả nợ. Cuối cùng, sau màn biểu quyết lấy ý kiến của số đông. Ngôi nhà đã quyết định được bán. Cao trào của vở kịch đã được đẩy lên đỉnh điểm khi cả gia đình ngồi chờ người mua đến giao tiền mới ngả ngửa ra: người bỏ tiền ra mua ngôi nhà này chính là anh cả, người đã chấp nhận bán ngôi nhà riêng anh ta đang ở cùng với số vàng được ông Mưu chia cho.
Người anh cả đã âm thầm bán ngôi nhà đang ở để cứu ngôi nhà cổ.
Nhưng đấy chưa phải là cái kết của vở cải lương. Những xung đột và câu chuyện đã từng diễn ra chỉ là giấc mơ của ông Mưu trong căn nhà cổ. Ông tỉnh dậy và vùng chạy khỏi những đứa con đang vây quanh mình. So với các vở cải lương hiện đại đã từng ra mắt trước đó, vở cải lương này đã tạo ra một cái kết mở để mỗi người xem khi rời rạp hát sẽ tự suy luận theo một hướng riêng cho vở diễn. Đó cũng là một nét mới trong khai thác cải lương hiện đại của đạo diễn Trần Quang Hùng. Ngay khi vừa ra mắt khán giả tại rạp Hồng Hà, vở cải lương đã nhận được cái gật đầu của các nhà quản lý và sẽ đưa vào khai thác biểu diễn bắt đầu từ tháng 7-2012.
Kết mở của vở cải lương là một cách khai thác mới về đề tài đất đai.
Thanh Xuân
“Mong gió đừng đổi chiều” Thứ sáu, 29/06/2012 Báo Tài nguyên & Môi trường
(TN&MT) – Đó là tên vở cải lương đề tài hiện đại hiếm hoi của sân khấu miền Bắc vừa ra mắt khán giả tại Rạp Hồng Hà. Tác phẩm do Nhà hát Cải lương Hà Nội dàn dựng, đề cập đến nhiều vấn đề nhức nhối của đời sống xã hội đương đại như: Thua cá độ, vỡ nợ vì chứng khoán…
Rạp Hồng Hà tối công diễn vở Mong gió đừng đổi chiều không còn ghế trống, ghế phụ được huy động cũng không đủ, nhiều người phải đứng xem suốt gần 2 tiếng đồng hồ. Một điều lạ là không có khán giả nào bỏ về…
Một phần vì vở diễn không bán vé, một phần vì cái tên đạo diễn Trần Quang Hùng đã được khẳng định qua nhiều giải thưởng, hội diễn và lâu lâu sân khấu cải lương Hà Nội mới ra một vở, mà đặc biệt là vở với đề tài hiện đại.
Gần đây, đạo diễn Trần Quang Hùng vốn được xem là người “mát tay” với các vở cải lương đề tài hiện đại như vở Khi hoa nở trái mùa ra mắt năm ngoái rất thành công và bây giờ là Mong gió đừng đổi chiều cũng khẳng định tài năng ở một vấn đề hiện đại. Tác phẩm có sự tham gia diễn xuất tên tuổi như : Quang Huy, Kim Dung, Hồng Nhung, Quang Tuấn…
Vở cải lương Mong gió đừng đổi chiều được tác giả Chí Trung cảm tác theo tác phẩm Sám hối của PGS.TS. Phạm Quang Long, ThS. Triệu Trung Kiên chuyển thể. Tác phẩm xoay quanh câu chuyện về những biến động trong đời sống gia đình thời hiện đại. Đó là gia đình ông Mưu với năm người con, vốn sở hữu khu đất lớn, giá trị ngày một tăng cao nên con cái ông đều nhìn vào tài sản đó để tính toán cho riêng mình. Các con ông, mỗi người một tính một nết. Một bên là ông và người con trai cả với mong muốn gìn giữ mảnh đất cùng chiếc giếng thơi trong lành, một bên là những thành viên còn lại trong gia đình cháy bỏng nhu cầu bán bằng được ngôi nhà cổ xưa. Mâu thuẫn giữa hai quan điểm trái ngược của những người cùng máu mủ huyết thống nhưng tiền tài vật chất đã khiến họ thay đổi, quên đi những giá trị tinh thần tốt đẹp và khiến đại gia đình này lâm vào vòng xoáy chiếm đoạt, lừa gạt lẫn nhau.
Vở cải lương đưa người xem bước vào vòng xoáy tiền – tình giữa chính những người thân trong gia đình. Ở đó trước sự cố gắng gìn giữ nền nếp gia phong như gìn giữ báu vật của quá khứ tốt đẹp của nhiều thành viên trong gia đình và cả sự bất chấp tất cả chỉ để đáp ứng nhu cầu vật chất của những thành viên khác. Trong vòng xoáy đến chóng mặt ấy, hình ảnh ngôi nhà cổ, chiếc giếng thơi… như một lời nhắn gửi: Hãy gìn giữ như báu vật những gì thuộc về quá khứ tốt đẹp, thuộc về truyền thống cha ông để có thể sống tốt hơn trong hiện tại và có cơ sở vươn tới tương lai vững chắc.
Có lẽ thành công của Mong gió đừng đổi chiều phải kể đến lối xử lý táo bạo trong âm nhạc của Trần Quang Hùng. Dẫu có nhiều nét nhạc mới, dẫu tiếng trống, tiếng sanh ban đã bị lược bớt, người xem vẫn thấy rất ngọt, vẫn thấy những bài vọng cổ, Dạ cổ hoài lang,… “rỉ rả thêm muồi” rất cải lương. Đặc biệt, đạo diễn đã tạo “đất diễn” rất lớn cho từng diễn viên được thể hiện giọng ca của mình qua những đoạn ca rất dài.
Sở trường của NSƯT Trần Quang Hùng trong những vở chính – bi kịch mang tính luận đề cao, một cách tư duy đa tầng, sắc sảo. Với Mong gió đừng đổi chiều cũng vậy, anh đã khéo léo đề cập đến nhiều vấn đề nhức nhối của đời sống xã hội đương đại như thua cá độ, vỡ nợ vì chứng khoán… để rút ra những bài học quí giá cho mỗi người xem.
Cái khéo léo của Trần Quang Hùng là đã biết đan xen trong vở diễn có tính “phê phán” như Mong gió đừng đổi chiều những tiếng cười sảng khoái nhưng thâm thuý. Cũng nhờ thủ pháp nghệ thuật này mà vở diễn không quá nặng nề. Trần Quang Hùng đã kể một câu chuyện hấp dẫn dựa trên một cốt truyện giản dị. Hiện thực trần trụi của cuộc sống không được đạo diễn bê nguyên xi lên sân khấu mà đã được nghệ thuật hóa và tinh giảm nhiều chi tiết vụn vặt. Có lẽ vì thế mà Mong gió đừng đổi chiều vẫn đầy chiêm nghiệm, rất đúng với phong cách dựng vở của Trần Quang Hùng.
Mai Hồng – Lê Thu
09:47 | 26/06/2012 | ||
(ĐCSVN) – Tối 25/6, tại rạp Hồng Hà, Nhà hát Cải lương Hà Nội ra mắt vở diễn mới với tựa đề “Mong gió đừng đổi chiều”.
Vở cải lương được tác giả Chí Trung cảm tác theo tác phẩm “Sám hối” của PGS.TS Phạm Quang Long, Th.S Triệu Trung Kiên chuyển thể. Tác phẩm xoay quanh câu chuyện về những biến động trong đời sống gia đình thời hiện đại. Đó là gia đình ông Mưu với năm người con, vốn sở hữu khu đất lớn, giá trị ngày một tăng cao nên con cái ông đều nhìn vào tài sản đó để tính toán cho riêng mình. Các con ông, mỗi người một tính một nết, dù được cha bán bớt đất đi, chia cho một phần gia tài nhưng vì nhiều lý do như thua cá độ, vỡ nợ vì chứng khoán nên họ muốn cha mình bán nốt mảnh đất hương hỏa, mảnh đất lưu giữ bao kỷ niệm với người mẹ tảo tần đã mất. Một bên là ông và người con trai cả với mong muốn gìn giữ mảnh đất cùng chiếc giếng thơi trong lành, một bên là những thành viên còn lại trong gia đình cháy bỏng nhu cầu bán bằng được ngôi nhà cổ xưa. Mâu thuẫn giữa hai quan điểm trái ngược của những người cùng máu mủ huyết thống nhưng tiền tài vật chất đã khiến họ thay đổi, quên đi những giá trị tinh thần tốt đẹp và khiến đại gia đình này lâm vào vòng xoáy chiếm đoạt, lừa gạt lẫn nhau và bao biến cố lớn đã xuất hiện. Thông qua câu chuyện về một gia đình trước biến động lớn lao của xã hội, ê kíp dựng vở muốn gửi gắm qua hình ảnh ngôi nhà cổ, chiếc giếng thơi… như biểu tượng của truyền thống, của nề nếp gia phong lời nhắn gửi: Hãy gìn giữ như báu vật những gì thuộc về quá khứ tốt đẹp, thuộc về truyền thống cha ông để có thể sống tốt hơn trong hiện tại và có cơ sở vươn tới tương lai vững chắc. Tác phẩm do NSƯT Trần Quang Hùng đạo diễn, với dàn diễn viên tham gia diễn xuất tên tuổi như: Quang Huy, Kim Dung, Hồng Nhung, Quang Tuấn… |
||
Các từ khóa theo tin: | ||
K.T |
(LV) – Vở cải lương đã chính thức được các nghệ sĩ Nhà hát Cải lương Hà Nội ra mắt công chúng Thủ đô vào tối 26/6/2012 tại rạp Hồng Hà (51 Đường Thành, Hà Nội).
Vở cải lương được tác giả Chí Trung cảm tác theo tác phẩm “Sám hối” của PGS.TS Phạm Quang Long, xoay quanh câu chuyện về những biến động trong đời sống gia đình thời hiện đại. Trong không gian ngôi nhà cổ với chiếc giếng gợi lại nét đẹp văn hóa xưa, vở cải lương đưa người xem bước vào vòng xoáy tiền – tình giữa chính những người thân trong gia đình. Ở đó trước sự cố gắng gìn giữ nền nếp gia phong như gìn giữ báu vật của quá khứ tốt đẹp của nhiều thành viên trong gia đình, cũng có cả sự bất chấp tất cả chỉ để đáp ứng nhu cầu vật chất của những thành viên khác.
Các diễn viên tham gia vở cải lương “Mong gió đừng đổi chiều”. |
Đó là gia đình ông Mưu với năm người con, vốn sở hữu khu đất lớn, giá trị ngày một tăng cao nên con cái ông đều nhìn vào tài sản đó để tính toán cho riêng mình. Các con ông, mỗi người một tính một nết, dù được cha bán bớt đất đi, chia cho một phần gia tài nhưng vì nhiều lý do như thua cá độ, vỡ nợ vì chứng khoán nên họ muốn cha mình bán nốt mảnh đất hương hỏa, mảnh đất lưu giữ bao kỷ niệm với người mẹ tảo tần đã mất. Một bên là ông và người con trai cả với mong muốn gìn giữ mảnh đất cùng chiếc giếng thơi trong lành, một bên là những thành viên còn lại trong gia đình cháy bỏng nhu cầu bán bằng được ngôi nhà cổ xưa. Mâu thuẫn giữa hai quan điểm trái ngược của những người cùng máu mủ huyết thống nhưng tiền tài vật chất đã khiến họ thay đổi, quên đi những giá trị tinh thần tốt đẹp và khiến đại gia đình này lâm vào vòng xoáy chiếm đoạt, lừa gạt lẫn nhau và bao biến cố lớn đã xuất hiện.
Tác phẩm do NSƯT Trần Quang Hùng đạo diễn cũng đề cập đến nhiều vấn đề nhức nhối của đời sống xã hội đương đại như: thua cá độ, vỡ nợ vì chứng khoán… với sự tham gia diễn xuất của dàn nghệ sĩ cải lương tên tuổi như: Quang Huy, Kim Dung, Hồng Nhung, Quang Tuấn…
Vũ Minh
Thứ hai 25/06/2012 22:37
Vở cải lương được tác giả Chí Trung cảm tác theo tác phẩm “Sám hối” của PGS.TS Phạm Quang Long, xoay quanh câu chuyện về những biến động trong đời sống gia đình thời hiện đại. Trong không gian ngôi nhà cổ với chiếc giếng gợi lại nét đẹp văn hóa xưa, vở cải lương đưa người xem bước vào vòng xoáy tiền – tình giữa chính những người thân trong gia đình. Ở đó trước sự cố gắng gìn giữ nền nếp gia phong như gìn giữ báu vật của quá khứ tốt đẹp của nhiều thành viên trong gia đình, cũng có cả sự bất chấp tất cả chỉ để đáp ứng nhu cầu vật chất của những thành viên khác.
Tác phẩm do NSƯT Trần Quang Hùng đạo diễn cũng đề cập đến nhiều vấn đề nhức nhối của đời sống xã hội đương đại như: thua cá độ, vỡ nợ vì chứng khoán… với sự tham gia diễn xuất của dàn nghệ sĩ cải lương tên tuổi như: Quang Huy, Kim Dung, Hồng Nhung, Quang Tuấn…
Ngọc Hà
http://www.anninhthudo.vn/Hau-truong/Mong-gio-dung-doi-chieu/452788.antd
“LIÊN HOAN NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM” (lần thứ I năm 2012) được diễn ra tại TP Huế, dàn nhạc cổ của Nhà hát Cải lương Hà Nội đã tham dự và đạt Huy chương Vàng cho tiết mục: Hòa tấu dàn nhạc
NAM XUÂN – NAM AI – NAM ĐẢO LỚP I (vọng cổ câu 1-2-3) – LÝ CHIM XANH
Nhạc công biểu diễn:
NSUT Đào Văn Trung: Đàn Kìm, Đàn Violon
NS Cao Đăng Văn: Guitar phím lõm; NS Phạm Đăng Hải: Violon;
NS Phạm Hồng Thúy: Đàn Tranh; NS Lê Thị Thu Hương: Đàn Tranh;
NS Nguyễn Quang Cường: Đàn bầu; NS Nguyễn Văn Hà: Đàn Nhị;
NS Lê Xuân Thỏa: Đàn Sến;
Nhà hát Cải lương Hà Nội đã vinh dự được Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam trao tặng “Bằng khen” vì đã có thành tích tham gia “Liên hoan nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam lần thứ nhất năm 2012”.
Nhà hát Cải lương Hà Nội cũng vinh dự được UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế trao “Bằng chứng nhận” vì đã có thành tích tham gia “Liên hoan nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam lần thứ nhất năm 2012”.
HỘI LIÊN HIỆP VĂN HỌC NGHỆ THUẬT THÀNH PHỐ HÀ NỘI: đã trao giải thưởng “VĂN HỌC NGHỆ THUẬT THỦ ĐÔ NĂM 2011” cho Vở Cải lương “YÊU LÀ THOÁT TỘI” của Nhà hát Cải lương Hà Nội:
Tác giả kịch bản: Lê Chí Trung
Chuyển thể Cải lương: Th.S Triệu Trung Kiên
Đạo diễn: NSUT Trần Quang Hùng
Âm nhạc: Nhạc sĩ Như Sơn
Họa sĩ: Hoàng Nam
Biên đạo múa: Hoàng Thùy Linh