Bài viết trong » Tháng Sáu, 2011 «

Giới thiệu NSUT Lệ Thanh trên sóng đài tiếng nói Việt Nam

Thuộc danh mục: Báo chí viết về nghệ sĩ, Tin nhà hát  Chức năng phản hồi cho bài viết này đang tạm dừng
Bài giới thiệu vở “Yêu là thoát tội” trong chương trình câu lạc bộ sân khấu truyền thanh

Thuộc danh mục: Báo chí viết về nhà hát, Nội dung vở diễn, Tin nhà hát, Tin trong Ngành  Chức năng phản hồi cho bài viết này đang tạm dừng
NGÔI SAO SÁNG TRÊN SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG

Báo Hà Nội mới

Chủ nhật ngày 6 tháng 10 năm 2002.

Tác giả Ngô Thi

Từ thủa ấu thơ, cô bé Lệ Thanh đã đam mê sân khấu. Nhà nghèo, mẹ dành ít xu cho con ăn sáng. Tích cóp lại, cô bé rủ Bích Hợp, bạn gái cũng mê cải lương, mua vé, lén mẹ đi xem diễn. 11 tuổi, Lệ Thanh được đoàn Quốc Hoa thu nhận. Sẵn lòng yêu nghề, trí thông minh, và cũng do trời phú cho nhan sắc, Lệ Thanh sớm bộc lộ tài năng. Đến năm 14 tuổi mới được đóng vai người lớn và 15 tuổi đã là diễn viên chính. Tuy vậy, cũng phải đến vai Lã Tam Nương, từng làm khán giả bang khuâng về tài sắc, sân khấu Cải lương Thủ đô hồi đó mới thực sự công nhận một ngôi sao mới, Lê Thanh. Luôn cầu tiến bộ, nghệ sĩ khiêm tốn học thầy học bạn, chú trọng nghiên cứu các loại kịch chủng, chú ý lời hát đẹp, lối diễn hay. Năm 1953, nghệ sĩ bậc thấy Phùng Há từ Sài Gòn ra diễn tại Hà Nội, lại thêm dịp tốt để nghệ sĩ Lệ Thanh đến xin thụ giáo. Xem chi tiết…

Thuộc danh mục: Báo chí viết về nghệ sĩ, Tin nhà hát  Chức năng phản hồi cho bài viết này đang tạm dừng
NSUT Bích Được với những hồi ức về quá trình phát triển của Đoàn Nghệ thuật cải lương Chuông Vàng

Trước ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội (10/10/1954), những diễn viên Đoàn Chuông vàng Thủ đô đa số  là diễn viên của gánh hát Kim Chung. Một số anh chị em ra vùng tự do, một số trụ lại trong thành phố, tới ngày bộ đội ta tiếp quản Thủ đô thì tập trung lại, tổ chức biểu diễn dưới sự chỉ đạo của Sở văn hóa-Thông tin Hà Nội và lấy tên là Chuông Vàng. “Chuông Vàng” theo tiếng Hán chính là Kim Chung. Xem chi tiết…

Thuộc danh mục: Bài viết của nghệ sĩ, Tin nhà hát  Chức năng phản hồi cho bài viết này đang tạm dừng
KHỞI CÔNG DÀN DỰNG VỞ MỚI

Những ngày cuối tháng 4 vừa qua, Nhà hát Cải lương Hà Nội đã tiến hành lễ Khởi công dàn dựng vở diễn mới, kịch bản có tên Yêu là thoát tội của tác giả Lê Chí Trung. Nhà hát đã đầu tư cho công trình này với những cộng tác viên có uy tín trong nghề như Chuyển thể Cải lương: NS Triệu Trung Kiên; Cố vấn văn học: PGS. TS Phạm Quang Long; Đạo diễn NSUT Trần Quang Hùng; Trợ lý đạo diễn: Mỹ Vân; Thư ký đạo diễn Thu Hà; Hướng dẫn ca hát: NSUT Thanh Hương; Âm nhạc Như Sơn; Thiết kế mỹ thuật Hoàng Nam; Biên đạo múa Hoàng Thuỳ Linh… Đạo diễn đồng thời cũng là Giám đốc, Chỉ đạo nghệ thuật của Nhà hát, NSUT Trần Quang Hùng đã có một lịch làm việc chặt chẽ để vở diễn có thể ra mắt đúng kế hoạch.

Xem chi tiết…

Thuộc danh mục: Tin hoạt động nội bộ, Tin nhà hát, Tin trong Ngành  Chức năng phản hồi cho bài viết này đang tạm dừng
Con đường nghệ thuật của Sỹ Tiến

NSND Sỹ Tiến - Năm 1975

Đêm ấy rạp Quảng Lạc quảng cáo diễn buổi tất niên, hiến khán giả tích hát đặc biệt: Tử Vi thu bạch trạch, có màn ảo thuật con bạch trạch cầm bát quái trấn áp bạch trạch, bạch trạch cũng dùng pháp thuật chống cánh gà để ông thầy tuồng châm ngòi ống pháo thăng thiên dài và to bằng ống nứa mà anh ngậm ở miệng để lửa sẽ phụt ra từ mồm bạch trạch. Không dè lửa cháy to bắt vào pháo,  pháo không kịp phun ra mà lại cháy hậu. Một tiếng nổ dữ dội. Con bạch trạch – đúng hơn là người kép hát mang lốt bạch trạch – ngã vật trên sân khấu, máu mồm máu mũi hộc ra lênh láng…Đưa vào nhà thương cấp cứu thì hai mắt đã mù. Người kép hát ấy không còn bao giờ trông thấy ánh sáng ban ngày nữa và cũng vĩnh biệt ánh sáng sân khấu luôn. Mất việc làm, ôm đau buồn bực, it lâu sau anh giã từ cuộc đời. Con người bất hạnh ấy la Hoa Ngân (thường gọi là kép Ngân), một diễn viên nổi tiếng đương thời, anh ruột nghệ sĩ Sỹ Tiến. Cái bi kịch khủng khiếp của nghề nghiệp ấy vẫn không ngăn cản được Sỹ Tiến theo nghề sân khấu. Ông nội anh: một nhà nho mạt vận quay về làm thuốc. Các ông già , bà cả ở ngõ Sầm của cụ. Nhưng thuốc của cụ “lang vườn” sao cạnh tranh được với thuốc “tây”. Gia đình đã khốn đốn càng kiệt quệ. Ông thân sinh ra anh bỏ nhà đi theo một gánh xiếc. Vào đến Nam Kỳ, gánh xiếc tan, ông đi làm phu tàu biển lênh đênh từ Sài Gòn sang Tân- gia- ba, Mạc-xây… Người anh, kép Hoa Ngân nói trên, đi theo nghề hát tuồng. Rồi Sỹ Tiến cũng bỏ nhà theo một gánh hát mặc dù những giọt nước mắt của bà mẹ cám cảnh cho cái đầu óc giang hồ của chồng, con, (sau ngày người con trai thứ ba của gia đình – tức là Sĩ Hùng – cũng đi nốt). Xem chi tiết…

Thuộc danh mục: Báo chí viết về nghệ sĩ, Tin nhà hát, Tin trong Ngành  Chức năng phản hồi cho bài viết này đang tạm dừng