Sân khấu Hà Nội: Nghĩ xa để tiến xa

(HNM) – Cách mng công nghip 4.0 va m ra cơ hi, va đặt ra thách thc cho ngh thut sân khu để tn ti và phát trin. Sân khu Th đô dù đang có nhng bước chuyn mình, nhưng vn cn nghĩ xa để tiến xa hơn, đáp ng nhu cu ca khán gi, nht là thế h “công dân toàn cu”.

Chùm kịch ngắn mới đây của Nhà hát Cải lương Hà Nội đã khai thác thành công những đề tài hay trong thời đại mới.

Chưa thích ng kp

Đêm diễn ra mắt chùm kịch ngắn “Tình yêu qua mạng – Sếp vợ – Bệnh quảng cáo” của Nhà hát Cải lương Hà Nội tuần qua để lại nhiều suy ngẫm cho khán giả, nhất là tiểu phẩm “Tình yêu qua mạng”. Tiểu phẩm mở ra một không gian sống không xa, khi trí tuệ nhân tạo lên ngôi, con người được hưởng vô vàn tiện nghi chỉ bằng động tác vuốt nhẹ tay hoặc điều khiển bằng ý nghĩ…

Tiểu phẩm trong chùm kịch do tác giả Phạm Văn Quý và Nguyễn Toàn Thắng viết kịch bản, Nghệ sĩ ưu tú Thanh Vân chuyển thể cải lương, Nghệ sĩ nhân dân Tuấn Hải đạo diễn vừa truyền tải một câu chuyện rất đáng quan tâm trong thời đại số, vừa đem đến một không khí sân khấu mới mẻ, kết hợp vừa đủ giữa cải lương, hài kịch và âm nhạc hiện đại.

Song, phải thừa nhận, sân khấu Hà Nội có quá ít tác phẩm phần nào theo kịp tư duy của thời đại như thế. Nghệ sĩ nhân dân Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học, nghệ thuật Hà Nội cho biết, sân khấu Thủ đô vẫn còn chậm đổi mới, chưa thích ứng với những tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và sẽ còn loay hoay, lúng túng nhiều hơn nữa trước những cơ hội và thách thức của Cách mạng công nghiệp 4.0.

Trước tiên phải nói về mặt sáng tạo, một trong những điều cốt yếu của sân khấu là tính dự báo. Chẳng hạn như vở kịch “Hoa cúc xanh trên đầm lầy” đang rất thành công của Nhà hát Tuổi trẻ bởi sự nhìn xa, trông rộng. Đó là câu chuyện giả tưởng về cuộc sống với máy móc thay thế con người đáng kinh ngạc, được tác giả Lưu Quang Vũ viết từ cách đây hơn 30 năm.

Dự báo là cái tài của người sáng tạo và cũng là thách thức với họ, song nhìn ra sân khấu Thủ đô nói riêng và sân khấu Việt Nam nói chung khá nhiều vở diễn lịch sử, dân gian phục dựng y nguyên. Vở diễn về đề tài hiện thực thiên về kể chuyện hơn là nâng tầm, đưa đến khán giả những suy niệm xa xôi. Trong khi, “Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra không gian mới, lớp người mới, câu chuyện mới cho những người sáng tạo nhào nặn”, như lời PGS.TS Trần Trí Trắc, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Hội Sân khấu Hà Nội.

Bên cạnh nội dung, Cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra thách thức về mặt phương thức thể hiện cho sân khấu Thủ đô. Thời gian qua, một số đơn vị nghệ thuật đã cho ra đời những vở diễn tiến kịp thời đại như “Ionah” (Nhà hát Star Galaxy) kết hợp kịch, múa, xiếc, công nghệ hình ảnh 3D, sân khấu xoay tự động; vở thực cảnh “Tinh hoa Bắc Bộ” (Công ty cổ phần Tuần Châu Hà Nội) với sân khấu mặt nước tựa lưng vào núi, sử dụng kỹ thuật chiếu sáng tạo hiệu ứng 3D choáng ngợp…

Tuy nhiên, những sân khấu mang tính đột phá như thế khá ít ỏi. Theo Nghệ sĩ nhân dân Lê Huy Quang, hầu hết sân khấu các nhà hát ở Hà Nội cũ kỹ, đơn điệu về mọi phương diện… Ở những rạp, nhà hát được cho là hàng đầu Thủ đô như Nhà hát Lớn Hà Nội, Rạp Xiếc trung ương, Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt – Xô, Rạp Công nhân, Rạp Đại Nam, Nhà hát Múa rối Thăng Long… vẫn còn tình trạng loa thùng, đèn chiếu xếp choán một phần sân khấu; người điều khiển âm thanh, ánh sáng phải chăm chú mọi diễn tiến trên sân khấu để điều chỉnh thiết bị cho khớp…

Đổi mi tư duy sáng to

Có lẽ, đã đến lúc sân khấu Hà Nội thay đổi tư duy sáng tạo để có bước tiến xứng tầm. Theo PGS.TS Trần Trí Trắc, nhiệm vụ của người sáng tạo sân khấu Hà Nội hiện nay là thể hiện nổi bật hình tượng con người mới, cuộc sống mới ở Hà Nội khi tiến vào Cách mạng công nghiệp 4.0, đồng thời thiết kế hệ giá trị chân – thiện – mỹ cho người Hà Nội trong thời đại mới. Nghĩa là, từ nhà viết kịch đến đạo diễn, diễn viên phải nghĩ xa hơn về bối cảnh ở thời đại mới, tìm cách phản ánh, hiện thực hóa trên sàn diễn một cách thuyết phục.

Còn với các công đoạn khác, theo Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Đăng Tiến, sân khấu Hà Nội phải thay đổi cách vận hành, sử dụng công nghệ số để xử lý âm thanh, ánh sáng, hình ảnh… Một số phương thức biểu diễn thủ công, nên được thay thế, cải thiện. “Chẳng hạn, trong nghệ thuật múa rối nước, có thể áp dụng công nghệ chế tạo robot để điều khiển chú Tễu nhắm mắt, mở mắt, mếu, cười, hay dùng thiết bị điều khiển từ xa để gươm thần từ tay Vua Lê bay về miệng của Rùa thần… Như thế vừa không làm thay đổi bản chất của nghệ thuật rối nước, vừa tạo sự linh hoạt, sinh động cho con rối, lại gây bất ngờ cho khán giả”, nghệ sĩ nêu ý tưởng.

Nghệ sĩ nhân dân Trần Quốc Chiêm cho rằng, sân khấu Thủ đô phải xuất phát sớm, trước hết ở cơ chế khuyến khích, bồi dưỡng, tạo điều kiện cho văn nghệ sĩ tiếp cận, thâm nhập để phát huy tài năng, sức sáng tạo trong những vấn đề mới, kỹ thuật, công nghệ mới. Các khâu khác như thiết kế sân khấu, âm thanh, ánh sáng, phục trang, tổ chức biểu diễn, quảng bá… cũng cần được đào tạo chuyên nghiệp, cập nhật công nghệ để hỗ trợ tác phẩm hấp dẫn, dễ tiếp cận khán giả hơn.

Nghệ sĩ nhân dân Trần Quốc Chiêm đề xuất, mỗi đơn vị nghệ thuật nên có sân khấu riêng, trang thiết bị hiện đại, phù hợp với từng tác phẩm, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của công chúng…

AN NHI

dientu@hanoimoi.com.vn

Sân khấu cải lương: Nỗ lực đổi mới

(HNMCT) – Tìm kiếm khán gi có l là bài toán khó nht ca sân khu truyn thng hin nay. Và bng nhng v din có li dàn dng hin đại, ng dng nhiu th pháp mi…, hai nhà hát ci lương ln nht min Bc là Nhà hát Ci lương Vit Nam và Nhà hát Ci lương Hà Ni đều đang cho thy nhng n lc tích cc trong vic đổi mi sân khu truyn thng.

Cảnh trong chùm kịch ngắn Tình yêu qua mạng – Bệnh quảng cáo – Sếp vợ của Nhà hát Cải lương Hà Nội.

Nhiu màu sc hơn

Nhiều năm trở lại đây, Nhà hát Cải lương Hà Nội đã có rất nhiều tìm tòi trong việc làm mới sân khấu cải lương. Những vở diễn kết hợp ngôn ngữ điện ảnh, múa hiện đại do cố đạo diễn, NSƯT Trần Quang Hùng thực hiện, dẫu chưa hẳn tạo ra đột phá, nhưng cũng thổi thêm một làn gió mới mẻ vào nghệ thuật này. Bên cạnh những vở mang màu sắc chính luận, có khả năng “câu nước mắt”, tháng 6 vừa qua, nhà hát này đã cho ra mắt chùm kịch ngắn Tình yêu qua mạng – Bệnh quảng cáo – Sếp vợ.

Bên cạnh việc khai thác thế mạnh của cải lương với lối diễn xuất ngọt và những bài ca mùi mẫn, ê kíp cũng đã đưa vào đó nhiều tình huống hài, những ca khúc chế theo những bài hát đang “hot” để dễ gây ấn tượng với khán giả. Những vở kịch ngắn tươi mới đã góp phần làm phong phú thêm “thực đơn” nghệ thuật của nhà hát, giúp nhà hát linh động hơn trong các chương trình biểu diễn của mình.

Mới đây nhất, Nhà hát Cải lương Hà Nội tiếp tục khởi công dựng vở cải lương Đi tìm Đại vương, hứa hẹn sẽ dàn dựng theo một phong cách hoàn toàn mới. Đạo diễn, NSND Tuấn Hải chia sẻ: “Đi tìm Đại vương là vở diễn pha cổ tích, huyền thoại và giai thoại dân gian nên mang rất nhiều màu sắc huyền bí. Chúng tôi không đặt nặng vấn đề lịch sử mà muốn gợi cho khán giả nhớ đến những nét của Thăng Long xưa bởi Chúa Chổm nổi tiếng với rất nhiều giai thoại về Thăng Long, về phố Cấm Chỉ, về “đi chữ đại, lại chữ vương”, về “sông Tô cờ son nón sắt”… Vở diễn sẽ được xây dựng phù hợp với khán giả hôm nay. Bên cạnh những gương mặt đã quen thuộc với giới sân khấu như NSND Hoàng Anh Tú làm âm nhạc, NSƯT Lê Sơn làm sân khấu, nghệ sĩ Diệu Linh làm vũ đạo…, tôi còn mời võ sư Út Nguyễn, người đang giữ đai đỏ (đẳng cấp cao nhất) của phái võ cổ truyền Bình Định Gia, từng giành rất nhiều huy chương vàng võ thuật, đồng thời là Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo võ thuật tài năng trẻ Hà Nội về tập võ thuật cho anh chị em. Các diễn viên sẽ phải đánh với 5 loại binh khí trên sân khấu và có những màn võ thuật rất đẹp mắt, khác hẳn với cách múa võ thường thấy ở sân khấu truyền thống”.

Làn gió đổi mới cũng được người xem cảm nhận khá rõ ở Nhà hát Cải lương Việt Nam. Vì sao lạc xứ vở diễn mới ra mắt của nhà hát đã cho thấy những nỗ lực rất lớn của đạo diễn và họa sĩ thiết kế trong dàn dựng bối cảnh sân khấu, nhất là trong những phần chuyển cảnh để giảm bớt sự nặng nề, chậm chạp của sân khấu truyền thống. Cách chuyển cảnh bằng âm nhạc cùng những lớp diễn xen kẽ và cách cấu trúc nhiều tầng không gian phía sau sân khấu giúp đẩy nhanh tiết tấu vở, giúp quá trình thưởng thức và cảm xúc của khán giả gần như không bị ngắt quãng. Bên cạnh đó, vở diễn cũng được áp dụng nhiều kỹ xảo ánh sáng, thủ pháp sân khấu khác nhau để thu hút sự tập trung chú ý của khán giả.

Đổi mi là tt yếu

Gắn bó với nghệ thuật cải lương từ khi lọt lòng, bố mẹ cũng là những nghệ sĩ của Đoàn Cải lương Kim Phụng, thuộc Nhà hát Cải lương Hà Nội, NSND Thanh Hương có lẽ thấu hiểu hơn ai hết những thăng trầm của nghệ thuật này. Trải qua cả những đêm diễn mà khán giả phải xếp hàng mua vé những năm 80 của thế kỷ trước và cả những đêm diễn thưa thớt khán giả gần dây, chị chia sẻ: “Đứng trên sân khấu mà nhìn xuống thấy vắng khán giả thì buồn lắm. Nhưng tôi thấy còn một lượng khán giả vẫn rất mê nghệ thuật cải lương. Chính những khán giả đó tiếp thêm lửa để mình làm nghề, cũng như thôi thúc mình phải có những sáng tạo gì đó mới mẻ hơn”.

Sáng tạo đó theo cảm nhận của nghệ sĩ Tiến Hiệp là phải gần gũi hơn với gu thưởng thức của khán giả hôm nay: “Khán giả bây giờ khó kiên nhẫn để ngồi xem một vở diễn lê thê hơn 2 tiếng đồng hồ. Họ cũng đến sân khấu với mong muốn được thư giãn, giải trí thực sự hơn là tiếp cận với những vấn đề “đao to búa lớn”. Chính vì vậy mà dòng hài kịch, tiểu phẩm ngắn vẫn có đất sống, trong khi các vở lớn, hoành tráng nhiều khi chỉ dựng xong để đấy”. Bản thân nghệ sĩ Tiến Hiệp cũng là một điển hình của nghệ sĩ thuộc sân khấu truyền thống phải năng động “chân ngoài dài hơn chân trong” để lo toan cho cuộc sống, anh nổi danh trên sân khấu hài với nghệ danh Hiệp “vịt” dù rằng xuất thân từ sân khấu cải lương.

Nhạc sĩ Phạm Bá Chỉnh, Phó Giám đốc điều hành Nhà hát Cải lương Hà Nội khẳng định: “Đổi mới là xu thế tất yếu của sân khấu truyền thống nói chung và sân khấu cải lương nói riêng để đến gần hơn với khán giả. Và sự đón nhận bước đầu của khán giả với những sản phẩm mới của nhà hát như chùm kịch ngắn Tình yêu qua mạng – Bệnh quảng cáo – Sếp vợ là những tín hiệu rất đáng mừng”. Bên cạnh đó, việc thổi những làn gió mới vào sân khấu còn giúp động viên các nghệ sĩ theo đuổi nghệ thuật truyền thống rất nhiều.

NSND Tuấn Hải chia sẻ: “Trong hoàn cảnh khó khăn như hiện nay mà các nghệ sĩ cải lương miền Bắc vẫn rất tâm huyết với nghề, vẫn muốn giữ lửa truyền thống với trái tim nóng bỏng”. Hy vọng những đổi mới của sân khấu cải lương sẽ gặp được sự tri âm của khán giả để “lửa truyền thống” có thêm nhiều năng lượng tỏa sáng.

AN ĐỊNH

dientu@hanoimoi.com.vn

 

NHÀ HÁT CẢI LƯƠNG HÀ NỘI TỔNG DUYỆT VỞ CẢI LƯƠNG “ĐI TÌM ĐẠI VƯƠNG”

Được sự đồng ý của Lãnh đạo Sở Văn Hóa và Thể Thao Hà Nội, tối ngày 26/10/2019 Nhà hát Cải lương Hà Nội đã tổng duyệt tác phẩm mới “Đi Tìm Đại Vương” tại Rạp Hồng Hà, 51 Đường Thành, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

- Tác giả kịch bản: Nhật Linh

- Chuyển Thể Cải Lương: NSƯT Thanh Vân

– Đạo diễn: NSND Tuấn Hải

- Âm nhạc: NSND Hoàng Anh Tú

- Thiết kế mỹ thuật: NSND Lê Sơn

- Biên đạo múa: Diêu Linh – Út Nguyễn

Dưới đây là một số hình ảnh trong buổi tổng duyệt:

Nhạc sĩ Phạm Chỉnh – Phó giám đốc điều hành NHCLHN phát biểu khai màn vở diễn.

Hội đồng nghệ thuật và đông đảo khán giả đến dự.

Người hâm mộ lên tặng hoa cho các nghệ sĩ.

NHÀ HÁT CẢI LƯƠNG HÀ NỘI TỔNG DUYỆT VỞ CẢI LƯƠNG “TRUYỀN THUYẾT TRINH NƯƠNG”

Được sự đồng ý của các cấp Lãnh đạo,  tối ngày 14/10/2019 Nhà hát Cải lương Hà nội (Đoàn Hoa Mai thực hiện) đã tổng duyệt  tác phẩm  “Truyền Thuyết Trinh Nương” tại Trung Tâm Văn Hóa Thành Phố Hà Nội số 07 Phùng Hưng, Quận Hà Đông, Tp Hà Nội.

Tác gi: Nguyn Toàn Thng

Chuyn th và Đo din: NSND Hoàng Quỳnh Mai

Âm nhc: NSND Hoàng Anh Tú

Thiết kế m thut: NSƯT Văn Trc

Biên đo múa: NSƯT Thanh Nam

Dưới đây là một số hình ảnh trong buổi tổng duyệt:

Nhạc sĩ Phạm Bá Chỉnh – Phó giám đốc điều hành NHCLHN phát biểu khai mạc buổi tổng duyệt.

Hội đồng nghệ thuật và đông đảo khán giả đến dự.

NHÀ HÁT CẢI LƯƠNG HÀ NỘI BIỂU DIỄN CHÀO MỪNG KỶ NIÊM 65 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ (10/10/1954 – 10/10/2019).

Được sự chỉ đạo của Sở VH&TTHN. tối ngày 10/10/2019 Nhà hát Cải lương Hà Nội đã biểu diễn  phục vụ nhân dân Quận Tây Hồ chương trình – Khúc Khải Hoàn Ca, chào  mừng kỷ niệm 65 năm ngày giải phóng Thủ Đô (10/10/1954 – 10/10/2019).

Dưới đây là một số hình ảnh trong chương trình:

Đông đảo nhân dân đến xem chương trình nghệ thuật – Khúc Khải Hoàn Ca.

LỊCH BIỂU DIỄN THÁNG 10/2019

 

Stt

Thời gian

Địa điểm

Nội dung CT

Đối tượng PV

1

01/10

Đức Lân – Bắc Ninh

Vở “Yêu Là Thoát Tội”

HĐ Doanh Thu

2

02/10

Đức Lân – Bắc Ninh

Vở “Đen Trắng Vòng Đời”

HĐ Doanh Thu

3

05/10

Sơn Tây

Ca múa nhạc – kịch ngắn

HĐ Doanh Thu

4

06/10

Yên Phong – Bắc Ninh

Vở “Những Tấm Lòng Vàng”

HĐ Doanh Thu

5

06/10

Metro Hà Đông

Vở “Con và Người”

PV Chính Trị

6

07/10

Yên Phong – Bắc Ninh

Vở “Giọt Đắng Oan Tình”

HĐ Doanh Thu

7

08/10

Sơn Tây

An toan giao thông

HĐ Doanh Thu

8

10/10

Tây Hồ

CT: Ca múa nhạc

PV Chính Trị

9

14/10

TTVHTP Hà Nội

Tổng duyệt vở “Truyền Thuyết Trinh Nương”

Giấy mời

10

20/10

Cầu Đuống – Gia Lâm

Vở “Duyên Kiếp Bạch Trà”

HĐ Doanh Thu

11

26/10

Rạp Hồng Hà

Tổng duyệt vở “Đi Tìm Đại Vương”

Giấy mời

12

31/10

Hồ Thiền Quang

vở “Truyền Thuyết Trinh Nương”

HĐ Doanh Thu

13

31/10

Việt Trì

Vở “Đen Trắng Vòng Đời”

HĐ Doanh Thu

 

 

 

 

 

 

 

 

NHÀ HÁT CẢI LƯƠNG HÀ NỘI KHỞI CÔNG TÁC PHẨM MỚI “TRUYỀN THUYẾT TRIỆU TRINH NƯƠNG”

Được sự đồng ý của các cấp Lãnh đạo, ngày 10/09/2019 Nhà hát Cải lương Hà nội (Đoàn Hoa Mai thực hiện) đã khởi công tác phẩm mới “Truyền Thuyết Triệu Trinh Nương”.

Tác giả: Nguyễn Toàn Thắng

Chuyển thể và Đạo diễn: NSND Hoàng Quỳnh Mai

Âm nhạc: NSND Hoàng Anh Tú

Thiết kế mỹ thuật: NSƯT Văn Trực

Dưới đây là một số hình ảnh trong buổi lễ khởi công:

Nhạc sĩ Phạm Bá Chỉnh – Phó giám đốc điều hành NHCLHN phát biểu khởi công tác phẩm mới “Truyền Thuyết Triệu Trinh Nương”.

NSND Hoàng Quỳnh Mai phát biểu trong lễ khởi công.

NSƯT Tuấn An phát biểu trong lễ khởi công.

NSƯT Hoàng Hoài – Trưởng Đoàn Hoa Mai phát biểu trong lễ khởi công.

Nhạc sĩ Phạm Bá Chỉnh – Phó gián đốc điều hành NHCLHN và ê kíp sáng tạo tác phẩm mới “Truyền Thuyết Triệu Trinh Nương”.

NHÀ HÁT CẢI LƯƠNG HÀ NỘI GIỖ TỔ NGHIỆP 2019

Ngày 09/09/2019 tức (11/08 Âm lịch) Nhà hát Cải lương Hà Nội đã tổ chức lễ dâng hương Giỗ Tổ Nghiệp tại số 72 Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội để tôn vinh, tưởng nhớ và tri ân các vị tổ nghề, các thế hệ nghệ sĩ đã có nhiều đóng góp cho nghệ thuật sân khấu.

Dưới đây là một số hình ảnh trong lễ dâng hương Tổ Nghiệp:

NSND Mạnh Tưởng khai trống lễ Giỗ Tổ Nghiệp. Nhạc sĩ Phạm Bá Chỉnh – Phó giám đốc điều hành NHCLHN dâng hương lên Tổ Nghiệp. Nhạc sĩ Phạm Bá Chỉnh – Phó giám đốc điều hành NHCLHN Phát biểu khai lễ Giõ Tổ Nghiệp. Các nghệ sĩ lão thành dâng hương lên Tổ Nghiệp.

NSƯT Mỹ Vân & Ns Nhật Linh biểu diễn dâng Tổ Nghiệp. NSƯT Tuấn An biểu diễn dâng Tổ Nghiệp.

Trong không khí trang nghiêm của lễ dâng hương Giỗ Tổ Nghiệp, Nhà hát Cải lương Hà Nội vui mừng báo công lên Tổ nghiệp về thành tích của các nghệ sĩ Nhà hát đã được Chủ tịch nước ký quyết định phong tặng 02 NSND, 05 NSƯT.

* NSND:

1. Phong tặng NSND Đào Trung

2. Truy tặng cố NSND Trần Quang Hùng

* NSƯT:

1. Phong tặng NSƯT Đình Viện

2. Phong tặng  NSƯT Km Dung

3.  Phong tặng NSƯT Hồng Thúy

4.  Phong tặng NSƯT  Thái Vân

5. Phong tặng NSƯT Tuấn An

 

 

Nhạc sĩ Phạm Bá Chỉnh – Phó giám đốc điều hành NHCLHN trao hoa chúc mừng NSND Đào Trung và người đại diện cố NSND Trần Quang Hùng. Nhạc sĩ Phạm Bá Chỉnh – Phó giám đốc điều hành NHCLHN trao hoa chúc mừng các NSƯT.

NSND Đào Trung đại diện cho các Ns đạt thành tích phát biểu và cám ơn.
NHÀ HÁT CẢI LƯƠNG HÀ NỘI BIỂU DIỄN CHƯƠNG TRÌNH NGHỆ THUẬT CHÀO MỪNG 74 NĂM QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (02/09/1945 – 02/09/2019) TẠI QUẬN NAM TỪ LIÊM, HÀ NỘI

Được sự chỉ đạo của Sở VH&TTHN, tối ngày 01/09/2019 Nhà hát Cải lương Hà Nội đã về Quân Nam Từ Liêm biểu diễn phục vụ nhân dân chương trình nghệ thuật chào mừng 74 năm ngày Quốc khánh Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (02/09/1945 – 02/09/2019).

Dưới đây là một số hình ảnh trong chương trình:

LỊCH BIỂU DIỄN THÁNG 09/2019

 

Stt

Thời gian

Địa điểm

Nội dung CT

Đối tượng PV

1

01/09

Cửa sân Mỹ Đình

CT: Ca múa nhạc

PV Chính Trị

2

01/09

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc tài tử

PV Phố đi bộ

3

02/09

Bắc Từ Liêm

CT: Ca múa nhạc – kịch ngắn

HĐ Doanh Thu

4

03/09

Bắc Ninh

Vở “Huyền Thoại Thánh Mẫu”

HĐ Doanh Thu

5

04/09

Bắc Ninh

Vở “Con và Người”

HĐ Doanh Thu

6

06/09

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc tài tử

PV Phố đi bộ

7

07/09

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc tài tử

PV Phố đi bộ

8

08/09

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc tài tử

PV Phố đi bộ

9

13/09

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc tài tử

PV Phố đi bộ

10

14/09

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc tài tử

PV Phố đi bộ

11

15/09

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc tài tử

PV Phố đi bộ

12

19/09

Hồ Thiền Quang

Ca múa nhạc – kịch ngắn

HĐ Doanh Thu

13

20/09

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc tài tử

PV Phố đi bộ

14

21/09

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc tài tử

PV Phố đi bộ

15

22/09

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc tài tử

PV Phố đi bộ

16

27/09

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc tài tử

PV Phố đi bộ

17

28/09

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc tài tử

PV Phố đi bộ

18

29/09

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc tài tử

PV Phố đi bộ

19

30/09

Đức Lân – Bắc Ninh

Vở “Nước Mắt Không Chảy Ngược”

HĐ Doanh Thu

 

* Nhà hát phc v bán vé tt c các ngày trong tun ti: Rp Chuông Vàng – 72 Hàng Bc – Hoàn Kiếm – Hà Ni.

* Vì mt lý do nào đó Quý V không trc tiếp mua vé ti Rp được, xin vui lòng liên h qua s ĐT: 04.39261378 - ĐTDĐ: 0912.103.901 gp A Đc. Nhà hát s trc tiếp giao vé tn nơi cho Quý V.