Các bài viết của tác giả
Sáng ngày 08/9/2023 tại rạp Chuông Vàng, số 72 Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Chi bộ Nhà hát Cải lương Hà Nội đã tổ chức sinh hoạt kỳ tháng 9 năm 2023
Nhạc sỹ Phạm Chỉnh – Bí thư Chi bộ Nhà hát chủ trì buổi sinh hoạt.
Tham dự có các đồng chí trong Chi ủy, lãnh đạo và các đảng viên Nhà hát.
Nhạc sỹ Phạm Chỉnh – Bí thư Chi bộ Nhà hát chủ trì buổi sinh hoạt với nội dung: Đánh giá kết quả hoạt động của Chi bộ trong tháng 8 năm 2023 và triển khai các nội dung công tác trọng tâm tháng 9 năm 2023.
Các ý kiến phát biểu, đóng góp của đảng viên Chi bộ tập trung nhất trí cao với nội dung triển khai của đồng chí Bí thư Chi bộ Nhà hát.
Nội dung trọng tâm buổi sinh hoạt:
- Chính quyền và các đoàn thể đã tổ chức tốt các hoạt động tháng 8 năm 2023, phương hướng hoạt động tháng 9 năm 2023;
- Thực hiện các thủ tục công nhận đảng viên chính thức cho các đảng viên mới theo đúng quy định, trình cấp trên phê duyệt;
- Thông qua hồ sơ, lý lịch các quần chúng ưu tú, trình cấp trên xin ý kiến theo quy định.
- Công tác chuyên môn: tiếp tục xây dựng kịch bản trình cấp trên phê duyệt, tổ chức khởi công các vở mới theo kế hoạch; Biểu diễn nghệ thuật phục vụ các nhiệm vụ chính trị và doanh thu; chuẩn bị và tổ chức đoàn công tác tham gia Liên hoan Tài năng Cải lương toàn quốc năm 2023 đạt kết quả tốt;
- Chỉ đạo Công đoàn xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo hướng dẫn của Công đoàn cấp trên;
- Chỉ đạo Chi đoàn Đoàn Thanh niên Nhà hát xây dựng kế hoạch hoạt động, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo hướng dẫn của cấp trên;
- Chỉ đạo Phòng HCTH rà soát tham mưu chế độ chính sách, cơ sở vật chất.
- Chỉ đạo Phòng TCBD&NT phối hợp các Phòng – Đoàn chuẩn bị và tổ chức đoàn công tác tham gia Cuộc thi Tài năng diễn viên Cải lương toàn quốc năm 2023 đạt kết quả tốt;
- Phương hướng hoạt động Chi bộ tháng 10 năm 2023;
Nghị quyết buổi sinh hoạt được 100% đảng viên Chi bộ thống nhất thông qua./.
Thực hiện Thông báo số 134/TB-SVHTT ngày 10/8/2023 phân công nhiệm vụ biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 78 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 – 19/8/2023) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945- 02/9/2023), tối ngày 31/8/2023, tại sân khấu trước cửa Sân Vận động Quốc gia Mỹ Đình, Nhà hát Cải lương Hà Nội phối hợp Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao quận Nam Từ Liêm tổ chức biểu diễn Chương trình nghệ thuật với chủ đề “BẢN HÙNG CA BẤT DIỆT”
Tới dự Chương trình có các đồng chí trong Ban Giám đốc và các cán bộ chủ chốt của Nhà hát.
Đại biểu quận Nam Từ Liêm có các đồng chí lãnh đạo Quận ủy – HĐND – UBND – UB MTTQ Việt Nam quận Nam Từ Liêm, lãnh đạo Đảng ủy – UBND – UB MTTQ các phường trên địa bàn quận cùng đông đảo khán giả đến xem và cổ vũ Chương trình.
Chỉ đạo nghệ thuật: Nhạc sỹ Phạm Chỉnh – Giám đốc Nhà hát
⚡ Chương trình gồm các tiết mục Ca – Múa – Nhạc đặc sắc… với nội dung ca ngợi Đảng quang vinh; ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, ca ngợi lịch sử hào hùng của ngày kỷ niệm, Chương trình được dàn dựng công phu, với sự tham gia biểu diễn của các nghệ sĩ, diễn viên, dàn nhạc của Nhà hát Cải lương Hà Nội: NSND Thanh Hương, NSUT Hoàng Viện và các Nghệ sĩ tài năng: Hồng Nhung, Quang Tuấn, Thu Hường, Nhật Linh…
” class=”aligncenter size-full wp-image-13042″ />
Được sự đồng ý của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, tối ngày 31/8/2023 tại Trung tâm Văn hóa Thành phố, số 7 Phùng Hưng, Hà Đông, Nhà hát Cải lương Hà Nội đã tổ chức tổng duyệt vở “KHÚC TIÊN CHÚA”
Vào thế kỷ thứ X, đất Giao Châu có nhà Hào trưởng Khúc Thừa Dụ rất thế lực. Nhân khi nhà Đường suy sụp, bọn đô hộ ở nước ta như rắn mất đầu, ông và con trai Khúc Hạo chớp thời cơ, đã dấy binh khởi nghĩa đánh chiếm phủ Tống Bình, tự xưng là Tiết Độ sứ cai quản đất nước, đóng đô ở Tống Bình Đại La (nay là Hà Nội) ông được dân chúng tôn vinh là ông vua Độc lập… Khúc Thừa Dụ còn một người con gái được dân chúng tôn thờ là Thánh Mẫu. Đó là công chúa Khúc Thị Ngọc (còn gọi là Công chúa Quỳnh Hoa) Để tưởng nhớ đến công Đức của Mẫu Quỳnh Hoa , Nhà hát Cải lương Hà Nội xây dựng tác phẩm mới: Vở cải lương Huyền sử “KHÚC TIÊN CHÚA”, hay còn gọi “Phượng múa trời Nam!”. Vở diễn như một nén tâm nhang thành kính dâng lên các bậc tiền nhân dòng Họ Khúc !
CỘNG TÁC VIÊN:
Tác giả văn học: Nguyễn Sỹ Chức
Chuyển thể Cải lương: Diệu Hạnh
Đạo diễn: NSND Hoàng Quỳnh Mai
Âm nhạc: NSND Hoàng Anh Tú
Thiết kế mỹ thuật: NSUT Đạt Tăng
Biên đạo múa: Thanh Nam, Phan Lê Hiếu
Thực hiện trang trí: NSUT Đạt Tăng
Thực hiện phục trang: Nhà May Minh Hùng
BẢNG PHÂN VAI:
- Khúc Thừa Dụ – Hào Trưởng sau là tiết độ sứ (Giao Châu): KÍP 1: NSUT Anh Túc – KÍP 2: NSUT Quang Thanh
- Khúc Hạo (Con Trai Khúc Thừa Dụ): NS Hoàng Long
- Quỳnh Hoa (Khúc Thị Ngọc) Con Gái Khúc Thừa Dụ: KÍP 1: NS Thiên Hương – KÍP 2: NS Lan Tường
- Khúc Thừa Mỹ Cháu Nội Khúc Thừa Dụ (Con Khúc Hạo): NS Đoàn Thắng
- Phạm Hữu (Tùy tướng của Khúc Thừa Dụ): NS Xuân Vương
- Lưu Trấn (Đề Đốc Thành Tống Binh, Soán Vị Tiết Độ Sứ): KÍP 1: NSUT Tuấn An – KÍP 2: NS Đức Cảnh
- Lý Ban (Phó Đô Tướng Nhà Đường): NS Đức Cảnh
- Lưu Tiệp (Tổng Quản Phủ Tiết Độ Sứ): NSUT Quang Thanh
- Lưu Nguyệt (Con Gái Lưu Tiệp): KÍP 1: NS Mai Hiền – KÍP 2: NS Quế Hồng
- Lính 1: NS Phú Hải
- Lính 2: NS Xuân Hùng
Cùng các vai: Vệ Tướng, Nội Giám, Quan Quân và Thể Nữ – Do nam nữ diễn viên trong đoàn tham ra.
Quản lý tập+ Tổng đài: Đức Cảnh
Thư ký: Trang Nhung, Xuân Vương
Trợ lý đạo diễn: NSUT Quang Thanh
Phụ trách chương trình: NSUT Thu Hoài
CHỈ ĐẠO NGHỆ THUẬT: NHẠC SỸ PHẠM CHỈNH – GIÁM ĐỐC NHÀ HÁT
Tối ngày 10/8 và 20/8/2023, tại rạp Chuông vàng, số 72 Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Nhà hát Cải lương Hà Nội đã công diễn vở “KIỀU phục vụ khán giả Thủ đô và du khách.
Vở diễn đã mang lại cho đông đảo khán giả có mặt một đêm thưởng thức nghệ thuật với nhiều cung bậc cảm xúc.
Một số hình ảnh:
Trân trọng giới thiệu tác phẩm “Kiều”
Kịch bản Cải lương : Cố tác giả Việt Dung – Nhà hát cải lương Hà Nội.
Kiều và những nhân vật xoay quanh cuộc đời nàng mà Đại thi hào Nguyễn Du đã miêu tả là những con người của văn chương và đời sống của kịch bản sân khấu. Biết bao nhiêu nhà soạn kịch, bao nhiêu đoàn nghệ thuật, bao nhiêu nghệ sĩ sân khấu xưa và nay đã ước mơ được đưa Kiều lên sân khấu và đã cố gắng thực hiện mơ ước đó.
Năm 1993, Cố đạo diễn NSND Ngọc Dư dựng nàng Kiều được khán giả thủ Đô hào hứng đón nhận. Nay vở Kiều nhà hát cải lương Hà Nội phục dựng … đã từng biểu diễn hơn 1000 đêm nhưng dường như chưa một lần sân khấu thoả mãn được khán giả trong hình tượng Kiểu và có thể là không bao giờ thoả mãn được. Bởi vì Kiều là hình tượng văn học của một tác phẩm lớn, bởi vì Kiều là nhân vật quen thuộc và yêu mến của mọi người.
Nhưng lần này với quyết tâm của lãnh đạo, cán bộ, nghệ sĩ nhà hát cải lương Hà Nội để ra mắt khán giả thủ Đô, giới sân khấu thủ Đô. Đã tập trung tất cả tiềm năng nội lực phục dựng Kiều trên sân khấu cải lương Hà Nội. Với lao động sáng tạo say mê và hào hứng của tập thể nhà hát. Từ khâu kịch bản, đạo diễn, hoạ sĩ, nhạc sĩ, nhạc công và đặc biệt là các nghệ sĩ diễn viên trong đó không ít nghệ sĩ từng đoạt nhiều giải thưởng, nhiều huy chương vàng, huy chương bạc trong các cuộc đua tài sân khấu. Với sự hỗ trợ của các chuyên gia văn học, sân khấu, các giáo sư lý luận phê bình. Nhà hát Cải lương Hà Nội hy vọng bằng tác phẩm sân khấu Kiều lần này, khán giả thủ Đô lại có dịp tái ngộ với Kiều và những hình tượng nhân vật khác tham gia vào cuộc đời số phận nàng để Kiều cùng sống với chúng ta trong thời đại hôm nay, khi mà đất nước Việt Nam, nhân dân Việt Nam đang bước vào công cuộc đổi mới với tất cả niềm khát khao tràn đầy sức sống.
Trân trọng giới thiệu & hy vọng được đón tiếp Quý vị tới xem, cổ vũ động viên các nghệ sĩ Nhà hát Cải lương Hà Nội.
* Vào hồi 20h ngày 20/8/2023
* Tại rạp Chuông Vàng 72 phố Hàng Bạc Hoàn Kiếm Hà Nội
* Kiều tác phẩm kiệt xuất của đại thi hào Nguyễn Du sẽ được lên màn biểu diễn tại “thánh đường” sân khấu rạp Chuông Vàng.
* Trân trọng kính mời quý khách gần xa tới xem cổ vũ động viên các nghệ sĩ nhà hát cải lương Hà Nội & giới thiệu cho nhiều người khác cùng xem.
* Mở bán vé online qua địa chỉ : https://nhahatcailuonghanoi.nexpando.vn/events/kieu?booking=true
Trân trọng./.
Ngày 11/8/2023 tại rạp Chuông Vàng, số 72 Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Chi bộ Nhà hát Cải lương Hà Nội đã tổ chức sinh hoạt kỳ tháng 8 năm 2023. Nhạc sỹ Phạm Chỉnh – Bí thư Chi bộ Nhà hát chủ trì buổi sinh hoạt.
Tham dự có các đồng chí trong Chi ủy, lãnh đạo và các đảng viên Nhà hát.
Nội dung trọng tâm buổi sinh hoạt:
- Chính quyền và các đoàn thể đã tổ chức sơ kết các hoạt động 6 tháng đầu năm 2023, phương hướng hoạt động 6 tháng cuối năm 2023.
- Đánh giá kết quả các hoạt động trọng tâm tháng 7 năm 2023.
- Thông qua hồ sơ các quần chúng ưu tú để thực hiện kết nạp đảng viên theo quy định.
- Công tác chuyên môn: tổ chức tập luyện, sát hạch, công tác chuẩn bị phục vụ các thí sinh tham gia Liên hoan tài năng Cải lương năm 2023; Tập luyện và tổng duyệt các vở diễn theo kế hoạch; Biểu diễn nghệ thuật phục vụ các nhiệm vụ chính trị và doanh thu.
- Giao các Phòng: HC-TH và TBCD&NT nghiên cứu, tham mưu và tổ chức thực hiện các nội dung liên quan theo chức năng, đảm bảo hiệu quả, đúng tiến độ đã đề ra.
* Các ý kiến phát biểu, đóng góp của đảng viên Chi bộ tập trung và thống nhất cao với nội dung triển khai của đồng chí Bí thư Chi bộ Nhà hát.
Nghị quyết buổi sinh hoạt được 100% đảng viên Chi bộ thống nhất thông qua./.
Sau nhiều năm vắng bóng dáng “Kiều” trên sân khấu truyền thống, Nhà hát Cải lương Hà Nội đưa ra kế hoạch ra mắt vở diễn “Kiều” với nhiều sự cách tân độc đáo, mới lạ, đặc biệt là sự kết hợp cùng yếu tố nhạc Jazz hiện đại.
“Kiều” là một vở diễn của Nhà hát Cải lương Hà Nội được dàn dựng ở khoảng thập kỷ 80 của thế kỷ trước. Đây là một vở diễn đạt tới kỷ lục đã biểu diễn 1500 đêm và chiếm được rất nhiều tình cảm của nhiều các thế hệ khán giả.
Trong một vài năm gần đây, do nhiều yếu tố khách quan như cảnh trí đạo cụ và một số các dữ liệu của vở bị mai một, các diễn viên từng diễn xuất vở “Kiều” đến tuổi nghỉ chế độ,… nhà hát phải tạm hoãn diễn. Với chủ trương giữ gìn và phát triển văn hoá dân tộc, đồng thời duy trì được tình yêu văn học và nghệ thuật sân khấu nói chung, ban lãnh đạo Nhà hát Cải lương Hà Nội dự kiến cho ra mắt vở diễn vô cùng độc đáo với nội dung: “Kiều” và âm nhạc Jazz.
Để thu hút khán giả, đặc biệt là các khán giả trẻ đến với nghệ thuật sân khấu truyền thống, Nhà hát đã đưa ra những thay đổi và điểm thêm cho vở diễn các yếu tố như: thiết kế sân khấu, ánh sáng và đặc biệt là âm nhạc. Nhà hát đã mạnh dạn đưa âm nhạc có tính đương đại, cụ thể là chất liệu Jazz trên nền nhạc âm hưởng dân gian vào vở diễn.
“Tôi luôn mong muốn mang nghệ thuật sân khấu truyền thống đến gần hơn với khán giả, đặc biệt là các khán giả trẻ. Điều này giúp thế hệ trẻ hiểu, yêu và có tinh thần gìn giữ những nét đẹp trong văn hoá dân tộc. Để thực hiện được như vậy, chúng tôi cũng phải tiếp cận với một cách hoàn toàn mới nhưng vẫn không làm mai một đi giá trị cốt lõi của vở, thể hiện thông qua việc phá cách trong phong cách âm nhạc. Đây cũng được coi là bước thể nghiệm và đột phá của Nhà hát” – Giám đốc nhà hát Cải lương Hà Nội, N.S Phạm Chỉnh chia sẻ.
Đạo diễn vô cùng tỉ mỉ, khéo léo khi xây dựng từng hình tượng nhân vật gắn liền với một cá tính riêng, thể hiện rõ nét thông qua bối cảnh và ngôn ngữ âm nhạc. Thuý Kiều, Kim Trọng, Mã Giám Sinh, Tú Bà, Hoạn Thư,… là những hình tượng nhân vật vô cùng quen thuộc, được khắc sâu vào tâm trí mỗi chúng ta thông qua những vần thơ nổi tiếng của Đại thi hào Nguyễn Du. Ở các phân cảnh đầu của vở diễn, từng nhân vật lần lượt xuất hiện trên nền nhạc âm hưởng dân gian, màu sắc cải lương trên sân khấu truyền thống được hiện lên rõ ràng, sắc nét. Đặc biệt, tính cách nhân vật Sở Khanh, Mã Giám Sinh, Tú Bà cùng những phân cách mang tính chất bi hài kịch, châm biếm được khắc hoạ sinh động, nổi bật hơn thông qua ngôn ngữ phóng khoáng, hiện đại của âm nhạc Jazz.
“Kiều” dự định được công diễn vào thời gian gần nhất tại Nhà hát Cải lương Hà Nội. Thông qua vở diễn, các nghệ sĩ và ban lãnh đạo Nhà hát mong muốn lan toả rộng rãi đến công chúng nét đẹp của văn học nghệ thuật và nghệ thuật sân khấu truyền thống. Đồng thời nhấn mạnh tới cái “chất riêng” của người nghệ sĩ, đó là luôn làm mới mình trên tinh thần sáng tạo nghệ thuật vô biên giới. Tuy nhiên, sự cách tân, đổi mới ấy vẫn bám sát trên nền tảng của dân gian, truyền thống và giữ được hồn cốt dân tộc.
Bình Nhi
https://www.vanhoavaphattrien.vn/su-ket-hop-cua-kieu-va-nhac-jazz-tren-san-khau-cai-luong-lieu-co-mang-lai-hieu-ung-tot-a19959.html?gidzl=DawE4NBKR3eoK8eLVyjgFZDLZHzfcJisA0lPIssKFZ1zMDeHR9SvQoWDsKjjncetBroFIpXqgjSPSz1eE0
Thực hiện kế hoạch hoạt động năm 2023, sáng ngày 02 tháng 8 năm 2023, tại Rạp Chuông Vàng, số 72 Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Nhà hát Cải lương Hà Nội đã phối hợp với Công an Quận Hoàn Kiếm – Đội cảnh sát PCCC&CNCH tổ chức buổi tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và thực tập Phương án chữa cháy cho cán bộ, viên chức, người lao động Nhà hát.
Phát biểu khai mạc, Nhạc sỹ Phạm Chỉnh – Giám đốc Nhà hát cho biết, hỏa hoạn luôn là mối “họa” lớn, gây nên nhiều thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và tính mạnh của toàn xã hội. PCCC là một trong những công tác rất quan trọng nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người, bảo vệ tài sản Nhà nước và của nhân dân, góp phần bảo đảm an ninh và trật tự an toàn xã hội.
Nhạc sỹ Phạm Chỉnh – Giám đốc Nhà hát nhấn mạnh: Mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết được thực hiện bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ. Bởi lẽ, khi đám cháy mới phát sinh nếu được phát hiện sớm và có lực lượng, phương tiện xử lý kịp thời thì hiệu quả công tác chữa cháy sẽ rất cao, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy gây ra.
Thông qua buổi tập huấn nghiệp vụ do Thượng úy Nguyễn Quang Khánh – cán bộ Đội PCCC Công an quận Hoàn Kiếm giảng dạy, đội PCCC cơ sở và toàn thể cán bộ, viên chức và người lao động Nhà hát nắm bắt được những kiến thức cơ bản về PCCC, các quy định của pháp luật về PCCC để chủ động phòng ngừa, sử dụng thành thạo các phương tiện PCCC tại chỗ và quy trình tổ chức cứu chữa một vụ cháy khi có sự cố cháy xảy ra. Qua đó, nâng cao khả năng tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức PCCC của lực lượng PCCC Nhà hát cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, viên chức và người lao động Nhà hát trong công tác PCCC.
Nội dung buổi tập huấn gồm hai phần:
1. Phần lý thuyết: Quán triệt những văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước, quy định về công tác PCCC và những kiến thức cơ bản về PCCC&CNCH như:
– Khái niệm chung về cháy, nổ.
– Những yếu tố cần thiết cho sự cháy.
– Những điều kiện cần thiết cho sự cháy.
– Đặc điểm của đám cháy.
– Những phương pháp dập tắt đám cháy.
– Nguyên tắc khi dập tắt đám cháy mới phát sinh.
– Những nguyên nhân gây cháy và biện pháp đề phòng.
– Các nghiệp vụ cơ bản về cứu hộ cứu nạn.
2. Phần huấn luyện thực hành gồm:
– Phương pháp sử dụng phương tiện chữa cháy thường dùng như: chăn chiên chữa cháy chất lỏng (xăng dầu) chứa trong khay và trong phuy.
– Hướng dẫn cấu tạo, tác dụng, phương pháp sử dụng, bảo quản, kiểm tra một số phương tiện chữa cháy xách tay như: Bình bột chữa cháy hệ MFZ; Bình khí chữa cháy hệ MT.
– Nguyên lý làm việc, cách sử dụng, bảo quản, kiểm tra hệ thống cấp nước chữa cháy như: Hệ thống trụ nước chữa cháy ngoài nhà, họng nước chữa cháy vách tường…; Cách dải vòi, cuộn vòi, bảo quản, kiểm tra vòi chữa cháy.
Với thời lượng 01 buổi sáng, cán bộ, viên chức, người lao động Nhà hát đã lắng nghe, nghiêm túc tiếp thu những kiến thức, kinh nghiệm mà cán bộ phòng Cảnh sát PCCC và CNCH truyền đạt và hướng dẫn, góp phần hoàn thành mục tiêu đảm bảo an toàn PCCC tại cơ sở.
Sau đây là một số hình ảnh buổi tập huấn: