Các bài viết của tác giả

Kịch bản cải lương phục dựng Kiều ‘không một điểm trừ’

GD&TĐ – Báo Giáo dục&Thời đại trò chuyện với nghệ sĩ Hồng Nhung – Trưởng đoàn Cải lương Chuông Vàng, về việc phục dựng nguyên bản ‘Kiều’.
Nhà hát Cải lương Hà Nội mong muốn vở ‘Kiều’ sẽ đến với các trường học. Ảnh: Hoàng Anh
Nghệ sĩ Hồng Nhung – Trưởng đoàn Cải lương Chuông Vàng, Nhà hát Cải lương Hà Nội chia sẻ về việc phục dựng nguyên bản “Kiều” cũng như kế hoạch đưa vở diễn đến với các trường học.
- Mấy năm qua có nhiều nhà hát dựng Kiều và thường tìm cách thể hiện mới, hiện đại nhưng vở diễn của Nhà hát Cải lương Hà Nội lại phục dựng chuẩn chỉnh theo bản dựng của NSND Ngọc Dư từ năm 1993. Liệu rằng cách đi riêng này của nhà hát có thực sự hiệu quả không, thưa chị?
Nghệ sĩ Hồng Nhung: Với cảm nhận của mình, tôi thấy lối đi này hiệu quả, bởi qua rất nhiều phiên bản, nhiều loại hình dựng Kiều tôi chỉ mê Kiều của cải lương. Có thể do tôi là diễn viên cải lương nên dễ cảm nhận loại hình nghệ thuật này hơn chăng.
Với bản dựng của NSND Ngọc Dư, tôi thấy rất chuẩn chỉnh từ ý tứ văn thơ, lớp lang kịch cho đến âm nhạc, phục trang, trang trí… Tất cả không có một điểm trừ.
Chẳng thế mà khi khán giả đi xem họ luôn mong muốn Kiều phải như xưa. Chúng tôi quá mê bản dựng đó rồi và thực sự sau bao nhiêu năm khi đứng trên sân khấu, nay được hóa thân vào nàng Kiều tôi không thể ngơi cảm xúc, muốn nói sai thoại còn khó. Vì Kiều đã khắc đậm trong tâm trí tôi.
- Chị thấy các suất diễn vừa qua khán giả đã đón nhận vở diễn như thế nào?
Qua 3 đêm biểu diễn từ tháng 8 cho tới nay, vở cải lương “Kiều” vẫn đón nhận được sự yêu mến của khán giả. Hai đêm đầu khán phòng hết chỗ, đêm thứ 3 có giảm đi chút ít nhưng có khán giả đi xem lại lần thứ 3 với vở Kiều.
Có một số khán giả là người nước ngoài xem từ đầu cho đến hết vở. Do không phải thuê rạp, xe chuyên chở đồ diễn nên doanh thu các suất khá ổn so với các đêm diễn trước đây đi diễn nội – ngoại thành.
- Tới đây vở diễn tiếp tục được lên kế hoạch biểu diễn như thế nào, thưa chị?
Nhà hát tiếp tục chủ trương sáng đèn tại rạp 1 tháng 2 lần vào các tối thứ 5. Các vở sẽ luân phiên biểu diễn. Vừa rồi “Kiều” đi tiên phong trong mô hình sáng đèn thường xuyên tại rạp Chuông Vàng.
- Vậy còn có kế hoạch đưa vở diễn đến các trường học hoặc hợp đồng đưa học sinh đến rạp thì sao, thưa chị?
Nhà hát rất mong muốn sẽ không chỉ đưa “Kiều”, mà rất nhiều các tác phẩm đề tài lịch sử đến với sân khấu học đường. Đây là cách tiếp cận giới trẻ tốt nhất. Bên cạnh đó cũng là cách tiếp cận bộ môn Lịch sử đến với các em.
Ngoài những giờ lên lớp các em được biết, được thấy rõ hơn hình tượng các vị anh hùng trong lịch sử dân tộc trên sân khấu. Cũng là phát huy và khơi gợi tình yêu nghệ thuật với các em nhỏ.
Những năm qua, nhà hát thực hiện đề án an toàn giao thông tới các trường học. Nhưng với các tác phẩm văn học được đưa lên sân khấu thì cần đưa học sinh tới rạp sẽ thuận lợi hơn. Khi đó, các em được thưởng thức trong một không gian yên tĩnh sẽ cảm nhận rõ nét hơn nội dung, nghệ thuật của vở diễn.
Tuy nhiên, tùy điều kiện từng trích đoạn nhỏ và nhu cầu của nhà trường, nhà hát sẽ hợp lý các yêu cầu và nhu cầu của các em nhỏ, các trường học.

GD&TĐ – Khi các đơn vị nghệ thuật có những phá cách về hình tượng nàng Kiều thì Nhà hát Cải lương Hà Nội lại ‘trung thành’ với bản diễn 30 năm trước.


Điều thú vị là, dù “bảo thủ” giữ nguyên cách kể chuyện cũ mà vở cải lương này vẫn thu hút sự quan tâm của khán giả.
Cách đây hơn 60 năm, kịch thơ “Kiều” chuyển thể từ nguyên tác cho sân khấu cải lương đã được trình diễn và làm nức lòng khán giả mộ điệu. Đặc biệt, vở diễn từng giành Huy chương Vàng hội diễn sân khấu toàn quốc năm 1962.
Nhiều thế hệ nghệ sĩ tỏa sáng khi tham gia vở diễn như: Kim Xuân, Khánh Hợi, Bích Được, Bích Lân, Phương Khanh, Kiều Hiệp, Tường Vy, Tuấn Sửu, Tiêu Lang, Sỹ Cát, Mộng Dần…
Sự trở lại lần này của vở “Kiều” do đạo diễn, NSƯT Thanh Vân thực hiện là phục dựng từ bản diễn từ năm 1993 của NSND Ngọc Dư.
Theo NSƯT Thanh Vân, ban đầu chị cũng mong muốn đưa ra những ý tưởng phá cách hoặc gắn với các vấn đề thời sự của cuộc sống hoặc bố cục lại để tăng thêm tính hấp dẫn, phù hợp với thị hiếu khán giả trẻ. Tuy nhiên, chủ trương của nhà hát vẫn là giữ nguyên bản dựng cách đây 30 năm, nhất là cốt truyện, lời thơ…
hính vì vậy, khi thưởng thức bản diễn “Kiều” của cải lương Hà Nội, khán giả thực sự được trở về với câu chuyện xưa từ diễn tiến kịch đến tạo hình nhân vật. Vở diễn bám sát nguyên tác “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, ngay sau lời hẹn ước Kim – Kiều ngọt ngào, lãng mạn là những gió dập sóng dồi của cuộc đời người con gái bị “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”.
Tất nhiên, nhiều lớp diễn đã được gọn lại, lược đi nhiều tình tiết để vừa vặn 2 tiếng sân khấu sáng đèn. Khi đó, vở diễn tập trung khắc họa những cảnh là nút thắt chính của câu chuyện như: Khi phải bán mình chuộc cha, nàng Kiều cậy nhờ Thúy Vân thay mình nối tiếp duyên với chàng Kim Trọng rồi cuộc mặc cả bán mua của Tú Bà với Sở Khanh, nhất là cảnh mụ Tú Bà ép Kiều tiếp khách.
Rồi cảnh Kiều gặp gỡ trao gửi niềm tin với Thúc Sinh để bị Hoạn Thư “ngứa ghẻ hờn ghen” đến nhục nhã, ê chề: “Lo gì việc ấy mà lo/Kiến trong miệng chén có bò đi đâu/Làm cho nhìn chẳng được nhau/Làm cho đầy đọa cất đầu chẳng lên…”.
Phân cảnh Kiều trở thành phu nhân của Từ Hải đứng ra xử án và khuyên giải chồng hàng phục triều đình cũng được tái hiện rõ nét…

Có thể thấy, lời thơ chuyển thể từ “Truyện Kiều” sang cải lương và những đoạn lẩy Kiều, vận ý… ở đây rất mượt mà, cảm xúc mà luôn rõ ý, hài hòa. Bởi thế, vở diễn thực sự thỏa mãn phần nghe, giúp khán giả hôm nay hiểu thêm phần nào vì sao ngày trước nhiều người nói “đi nghe cải lương”.
Cùng với đó, vở diễn vẫn có màu sắc, hơi thở mới khi được thể hiện bởi thế hệ nghệ sĩ tài năng hiện nay của Nhà hát Cải lương Hà Nội như NSND Thanh Hương, NSƯT Hoàng Viện, NSƯT Hồng Tuyến, NSƯT Kim Dung, Hồng Nhung, Nhật Linh…
Mỗi nhân vật, tích cách điển hình như Tú Bà – NSƯT Kim Dung, Hoạn Thư – NSND Thanh Hương, Thúc Sinh – NSƯT Hoàng Viện… đều có đất để các nghệ sĩ thể hiện khả năng ca diễn của mình.
Nhất là đào thương Hồng Nhung, Trưởng đoàn Chuông Vàng, khá vẹn toàn cả thanh lẫn sắc khi hóa thân thành nàng Kiều. Vẻ đẹp dịu hiền mà không kém phần “sắc sảo mặn mà” cùng diễn xuất được trau chuốt và giọng hát khá ngọt của Hồng Nhung đã để lại cho khán giả ấn tượng khó quên.
Chia sẻ về vai diễn đặc biệt này, Hồng Nhung cho biết, khi mới ra trường đầu quân về nhà hát cô đã diễn “Kiều”. “Nhưng lúc đó còn quá nhỏ để tôi có thể cảm thụ hết những gian truân cũng như diễn tả được hết nhân vật Kiều.
Giờ làm lại tác phẩm, tôi dùng 18 năm làm nghề để tinh chọn giọng ca, diễn xuất và những trải nghiệm từ chính cuộc sống để đưa vào “Kiều”. Tôi luôn chăm chút từng câu hát cũng như nội tâm để Kiều được rõ nét nhất trên sân khấu cải lương”, Hồng Nhung tâm huyết nói.
Ngoài ra, âm nhạc của vở diễn có một số phân đoạn được phối trộn nhạc jazz trên nền bài bản cải lương truyền thống. Theo nhạc sĩ Phạm Chỉnh, Giám đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội, đó là cách để vừa giữ gìn “giá trị cốt lõi” của nghệ thuật truyền thống vừa làm mới để gần với khán giả hôm nay.
Ngay khi rạp Chuông Vàng hoàn thành nâng cấp, cải tạo và mở cửa trở lại, “Kiều” đã “tiên phong” là vở diễn được Nhà hát Cải lương Hà Nội tổ chức biểu diễn bán vé. Và không phải ngẫu nhiên mà các suất diễn “Kiều” từ tháng 8 đến nay rạp Chuông Vàng gần như kín chỗ cùng doanh thu khả quan. Cùng với các khán giả đã ở tuổi xưa nay hiếm còn có các bạn trẻ và cả du khách nước ngoài cũng mua vé tới xem.
Năm nay đã 84 tuổi, biết vở “Kiều” khai rạp Chuông Vàng, bà Minh ở phố Hàng Giầy liền đi bộ cùng nhóm bạn trong khu phố sang rạp 72 Hàng Bạc để thưởng thức ngay từ suất diễn đầu tiên.
Chăm chú dõi theo từng lời ca, bà Minh khen trang trí sân khấu đẹp, nghệ sĩ biểu diễn cũng hay nhưng sự truyền cảm thì bà vẫn thích thế hệ trước như Tuấn Sửu, Tùng Ngọc, Khánh Hợi, Bích Được, Kim Xuân, Mộng Dần…
“Ngày nhỏ, tôi vẫn thường sang đây (rạp Chuông Vàng – PV) mua vé xem cải lương. Lúc đó phải xếp hàng chờ mà có khi vẫn phải mua vé chợ đen. Giữ thói quen ấy, đến giờ mỗi tháng tôi lại mua vé đi xem 2 – 3 buổi để ủng hộ nghệ sĩ. Giờ tivi có đủ chương trình, đám trẻ ở nhà xem chứ mấy ai ra rạp đâu. Vậy nên nghệ sĩ tích cực biểu diễn thì khán giả phải ủng hộ chứ”, bà Minh nói.

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LẦN THỨ XVII

CHI BỘ NHÀ HÁT SINH HOẠT ĐỊNH KỲ THÁNG 9 NĂM 2023

Sáng ngày 08/9/2023 tại rạp Chuông Vàng, số 72 Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Chi bộ Nhà hát Cải lương Hà Nội đã tổ chức sinh hoạt kỳ tháng 9 năm 2023
Nhạc sỹ Phạm Chỉnh – Bí thư Chi bộ Nhà hát chủ trì buổi sinh hoạt.
Tham dự có các đồng chí trong Chi ủy, lãnh đạo và các đảng viên Nhà hát.
Nhạc sỹ Phạm Chỉnh – Bí thư Chi bộ Nhà hát chủ trì buổi sinh hoạt với nội dung: Đánh giá kết quả hoạt động của Chi bộ trong tháng 8 năm 2023 và triển khai các nội dung công tác trọng tâm tháng 9 năm 2023.
Các ý kiến phát biểu, đóng góp của đảng viên Chi bộ tập trung nhất trí cao với nội dung triển khai của đồng chí Bí thư Chi bộ Nhà hát.
Nội dung trọng tâm buổi sinh hoạt:
- Chính quyền và các đoàn thể đã tổ chức tốt các hoạt động tháng 8 năm 2023, phương hướng hoạt động tháng 9 năm 2023;
- Thực hiện các thủ tục công nhận đảng viên chính thức cho các đảng viên mới theo đúng quy định, trình cấp trên phê duyệt;
- Thông qua hồ sơ, lý lịch các quần chúng ưu tú, trình cấp trên xin ý kiến theo quy định.
- Công tác chuyên môn: tiếp tục xây dựng kịch bản trình cấp trên phê duyệt, tổ chức khởi công các vở mới theo kế hoạch; Biểu diễn nghệ thuật phục vụ các nhiệm vụ chính trị và doanh thu; chuẩn bị và tổ chức đoàn công tác tham gia Liên hoan Tài năng Cải lương toàn quốc năm 2023 đạt kết quả tốt;
- Chỉ đạo Công đoàn xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo hướng dẫn của Công đoàn cấp trên;
- Chỉ đạo Chi đoàn Đoàn Thanh niên Nhà hát xây dựng kế hoạch hoạt động, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo hướng dẫn của cấp trên;
- Chỉ đạo Phòng HCTH rà soát tham mưu chế độ chính sách, cơ sở vật chất.
- Chỉ đạo Phòng TCBD&NT phối hợp các Phòng – Đoàn chuẩn bị và tổ chức đoàn công tác tham gia Cuộc thi Tài năng diễn viên Cải lương toàn quốc năm 2023 đạt kết quả tốt;
- Phương hướng hoạt động Chi bộ tháng 10 năm 2023;
Nghị quyết buổi sinh hoạt được 100% đảng viên Chi bộ thống nhất thông qua./.

BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT KỶ NIỆM 78 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Thực hiện Thông báo số 134/TB-SVHTT ngày 10/8/2023 phân công nhiệm vụ biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 78 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 – 19/8/2023) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945- 02/9/2023), tối ngày 31/8/2023, tại sân khấu trước cửa Sân Vận động Quốc gia Mỹ Đình, Nhà hát Cải lương Hà Nội phối hợp Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao quận Nam Từ Liêm tổ chức biểu diễn Chương trình nghệ thuật với chủ đề “BẢN HÙNG CA BẤT DIỆT”
Tới dự Chương trình có các đồng chí trong Ban Giám đốc và các cán bộ chủ chốt của Nhà hát.
Đại biểu quận Nam Từ Liêm có các đồng chí lãnh đạo Quận ủy – HĐND – UBND – UB MTTQ Việt Nam quận Nam Từ Liêm, lãnh đạo Đảng ủy – UBND – UB MTTQ các phường trên địa bàn quận cùng đông đảo khán giả đến xem và cổ vũ Chương trình.
Chỉ đạo nghệ thuật: Nhạc sỹ Phạm Chỉnh – Giám đốc Nhà hát
⚡ Chương trình gồm các tiết mục Ca – Múa – Nhạc đặc sắc… với nội dung ca ngợi Đảng quang vinh; ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, ca ngợi lịch sử hào hùng của ngày kỷ niệm, Chương trình được dàn dựng công phu, với sự tham gia biểu diễn của các nghệ sĩ, diễn viên, dàn nhạc của Nhà hát Cải lương Hà Nội: NSND Thanh Hương, NSUT Hoàng Viện và các Nghệ sĩ tài năng: Hồng Nhung, Quang Tuấn, Thu Hường, Nhật Linh…



” class=”aligncenter size-full wp-image-13042″ />













TỔNG DUYỆT VỞ CẢI LƯƠNG “KHÚC TIÊN CHÚA”

Được sự đồng ý của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, tối ngày 31/8/2023 tại Trung tâm Văn hóa Thành phố, số 7 Phùng Hưng, Hà Đông, Nhà hát Cải lương Hà Nội đã tổ chức tổng duyệt vở “KHÚC TIÊN CHÚA”
Vào thế kỷ thứ X, đất Giao Châu có nhà Hào trưởng Khúc Thừa Dụ rất thế lực. Nhân khi nhà Đường suy sụp, bọn đô hộ ở nước ta như rắn mất đầu, ông và con trai Khúc Hạo chớp thời cơ, đã dấy binh khởi nghĩa đánh chiếm phủ Tống Bình, tự xưng là Tiết Độ sứ cai quản đất nước, đóng đô ở Tống Bình Đại La (nay là Hà Nội) ông được dân chúng tôn vinh là ông vua Độc lập… Khúc Thừa Dụ còn một người con gái được dân chúng tôn thờ là Thánh Mẫu. Đó là công chúa Khúc Thị Ngọc (còn gọi là Công chúa Quỳnh Hoa) Để tưởng nhớ đến công Đức của Mẫu Quỳnh Hoa , Nhà hát Cải lương Hà Nội xây dựng tác phẩm mới: Vở cải lương Huyền sử “KHÚC TIÊN CHÚA”, hay còn gọi “Phượng múa trời Nam!”. Vở diễn như một nén tâm nhang thành kính dâng lên các bậc tiền nhân dòng Họ Khúc !

CỘNG TÁC VIÊN:

Tác giả văn học: Nguyễn Sỹ Chức
Chuyển thể Cải lương: Diệu Hạnh
Đạo diễn: NSND Hoàng Quỳnh Mai
Âm nhạc: NSND Hoàng Anh Tú
Thiết kế mỹ thuật: NSUT Đạt Tăng
Biên đạo múa: Thanh Nam, Phan Lê Hiếu
Thực hiện trang trí: NSUT Đạt Tăng
Thực hiện phục trang: Nhà May Minh Hùng

BẢNG PHÂN VAI:

- Khúc Thừa Dụ – Hào Trưởng sau là tiết độ sứ (Giao Châu): KÍP 1: NSUT Anh Túc – KÍP 2: NSUT Quang Thanh
- Khúc Hạo (Con Trai Khúc Thừa Dụ): NS Hoàng Long
- Quỳnh Hoa (Khúc Thị Ngọc) Con Gái Khúc Thừa Dụ: KÍP 1: NS Thiên Hương – KÍP 2: NS Lan Tường
- Khúc Thừa Mỹ Cháu Nội Khúc Thừa Dụ (Con Khúc Hạo): NS Đoàn Thắng
- Phạm Hữu (Tùy tướng của Khúc Thừa Dụ): NS Xuân Vương
- Lưu Trấn (Đề Đốc Thành Tống Binh, Soán Vị Tiết Độ Sứ): KÍP 1: NSUT Tuấn An – KÍP 2: NS Đức Cảnh
- Lý Ban (Phó Đô Tướng Nhà Đường): NS Đức Cảnh
- Lưu Tiệp (Tổng Quản Phủ Tiết Độ Sứ): NSUT Quang Thanh
- Lưu Nguyệt (Con Gái Lưu Tiệp): KÍP 1: NS Mai Hiền – KÍP 2: NS Quế Hồng
- Lính 1: NS Phú Hải
- Lính 2: NS Xuân Hùng
Cùng các vai: Vệ Tướng, Nội Giám, Quan Quân và Thể Nữ – Do nam nữ diễn viên trong đoàn tham ra.
Quản lý tập+ Tổng đài: Đức Cảnh
Thư ký: Trang Nhung, Xuân Vương
Trợ lý đạo diễn: NSUT Quang Thanh

Phụ trách chương trình: NSUT Thu Hoài

CHỈ ĐẠO NGHỆ THUẬT: NHẠC SỸ PHẠM CHỈNH – GIÁM ĐỐC NHÀ HÁT

Một số hình ảnh:









LỊCH BIỂU DIỄN THÁNG 9 NĂM 2023


Trân trọng thông báo và kính mới quý khán giả đón xem./.

CÔNG DIỄN VỞ “KIỀU”

Tối ngày 10/8 và 20/8/2023, tại rạp Chuông vàng, số 72 Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Nhà hát Cải lương Hà Nội đã công diễn vở “KIỀU phục vụ khán giả Thủ đô và du khách.
Vở diễn đã mang lại cho đông đảo khán giả có mặt một đêm thưởng thức nghệ thuật với nhiều cung bậc cảm xúc.
Một số hình ảnh:










THÔNG BÁO LỊCH BIỂU DIỄN VỞ “KIỀU”

Trân trọng giới thiệu tác phẩm “Kiều”
Kịch bản Cải lương : Cố tác giả Việt Dung – Nhà hát cải lương Hà Nội.
Kiều và những nhân vật xoay quanh cuộc đời nàng mà Đại thi hào Nguyễn Du đã miêu tả là những con người của văn chương và đời sống của kịch bản sân khấu. Biết bao nhiêu nhà soạn kịch, bao nhiêu đoàn nghệ thuật, bao nhiêu nghệ sĩ sân khấu xưa và nay đã ước mơ được đưa Kiều lên sân khấu và đã cố gắng thực hiện mơ ước đó.
Năm 1993, Cố đạo diễn NSND Ngọc Dư dựng nàng Kiều được khán giả thủ Đô hào hứng đón nhận. Nay vở Kiều nhà hát cải lương Hà Nội phục dựng … đã từng biểu diễn hơn 1000 đêm nhưng dường như chưa một lần sân khấu thoả mãn được khán giả trong hình tượng Kiểu và có thể là không bao giờ thoả mãn được. Bởi vì Kiều là hình tượng văn học của một tác phẩm lớn, bởi vì Kiều là nhân vật quen thuộc và yêu mến của mọi người.
Nhưng lần này với quyết tâm của lãnh đạo, cán bộ, nghệ sĩ nhà hát cải lương Hà Nội để ra mắt khán giả thủ Đô, giới sân khấu thủ Đô. Đã tập trung tất cả tiềm năng nội lực phục dựng Kiều trên sân khấu cải lương Hà Nội. Với lao động sáng tạo say mê và hào hứng của tập thể nhà hát. Từ khâu kịch bản, đạo diễn, hoạ sĩ, nhạc sĩ, nhạc công và đặc biệt là các nghệ sĩ diễn viên trong đó không ít nghệ sĩ từng đoạt nhiều giải thưởng, nhiều huy chương vàng, huy chương bạc trong các cuộc đua tài sân khấu. Với sự hỗ trợ của các chuyên gia văn học, sân khấu, các giáo sư lý luận phê bình. Nhà hát Cải lương Hà Nội hy vọng bằng tác phẩm sân khấu Kiều lần này, khán giả thủ Đô lại có dịp tái ngộ với Kiều và những hình tượng nhân vật khác tham gia vào cuộc đời số phận nàng để Kiều cùng sống với chúng ta trong thời đại hôm nay, khi mà đất nước Việt Nam, nhân dân Việt Nam đang bước vào công cuộc đổi mới với tất cả niềm khát khao tràn đầy sức sống.
Trân trọng giới thiệu & hy vọng được đón tiếp Quý vị tới xem, cổ vũ động viên các nghệ sĩ Nhà hát Cải lương Hà Nội.
* Vào hồi 20h ngày 20/8/2023
* Tại rạp Chuông Vàng 72 phố Hàng Bạc Hoàn Kiếm Hà Nội
* Kiều tác phẩm kiệt xuất của đại thi hào Nguyễn Du sẽ được lên màn biểu diễn tại “thánh đường” sân khấu rạp Chuông Vàng.
* Trân trọng kính mời quý khách gần xa tới xem cổ vũ động viên các nghệ sĩ nhà hát cải lương Hà Nội & giới thiệu cho nhiều người khác cùng xem.
* Mở bán vé online qua địa chỉ : https://nhahatcailuonghanoi.nexpando.vn/events/kieu?booking=true
Trân trọng./.

CHI BỘ NHÀ HÁT SINH HOẠT ĐỊNH KỲ THÁNG 8 NĂM 2023

Ngày 11/8/2023 tại rạp Chuông Vàng, số 72 Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Chi bộ Nhà hát Cải lương Hà Nội đã tổ chức sinh hoạt kỳ tháng 8 năm 2023. Nhạc sỹ Phạm Chỉnh – Bí thư Chi bộ Nhà hát chủ trì buổi sinh hoạt.
Tham dự có các đồng chí trong Chi ủy, lãnh đạo và các đảng viên Nhà hát.
Nội dung trọng tâm buổi sinh hoạt:
- Chính quyền và các đoàn thể đã tổ chức sơ kết các hoạt động 6 tháng đầu năm 2023, phương hướng hoạt động 6 tháng cuối năm 2023.
- Đánh giá kết quả các hoạt động trọng tâm tháng 7 năm 2023.
- Thông qua hồ sơ các quần chúng ưu tú để thực hiện kết nạp đảng viên theo quy định.
- Công tác chuyên môn: tổ chức tập luyện, sát hạch, công tác chuẩn bị phục vụ các thí sinh tham gia Liên hoan tài năng Cải lương năm 2023; Tập luyện và tổng duyệt các vở diễn theo kế hoạch; Biểu diễn nghệ thuật phục vụ các nhiệm vụ chính trị và doanh thu.
- Giao các Phòng: HC-TH và TBCD&NT nghiên cứu, tham mưu và tổ chức thực hiện các nội dung liên quan theo chức năng, đảm bảo hiệu quả, đúng tiến độ đã đề ra.
* Các ý kiến phát biểu, đóng góp của đảng viên Chi bộ tập trung và thống nhất cao với nội dung triển khai của đồng chí Bí thư Chi bộ Nhà hát.
Nghị quyết buổi sinh hoạt được 100% đảng viên Chi bộ thống nhất thông qua./.