Các bài viết của tác giả

TỔNG DUYỆT VỞ “MUÔN DẶM VÌ CHỒNG”

Được sự đồng ý của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, tối ngày 03/11/2023 tại rạp Đại Nam, số 89 Phố Huế, Nhà hát Cải lương Hà Nội đã tổ chức tổng duyệt Tác phẩm sân khấu mới “MUÔN DẶM VÌ CHỒNG”
Tác giả kịch bản: Ngọc Linh, Lê Chí Trung
Chuyển thể cải lương: NSUT Ngọc Chi
Đạo diễn: NSND Hoàng Quỳnh Mai
Trợ lý đạo diễn: NS Hồng Nhung
Âm nhạc: NSND Hoàng Anh Tú
Thiết kế mỹ thuật: Hoàng Phong
Biên đạo múa: NS Lê Phương
Phục trang: NSUT TRương Minh Hùng
Thư ký vở diễn: NS Diệu Linh
Âm thanh: Kim Thủy – Trung Vũ
Ánh sáng : Xuân Hòa, Ngọc Toàn
Thể hiện ca khúc: Ca sĩ Thanh Thanh Tấm
Chỉ huy dàn nhạc: NSND Đào Trung
Chỉ huy đêm diễn: NS Lại Xuân Tiến – NS Nhật Linh
CHỈ ĐẠO NGHỆ THUẬT: NHẠC SĨ PHẠM CHỈNH – GIÁM ĐỐC NHÀ HÁT
Với sự tham gia diễn xuất của các nghệ sỹ:
NSND Thanh Hương trong vai Nguyễn Thị Tồn
Ns Bạch Quang Tuấn ………… – Danh sĩ Bùi Hữu Nghĩa
NSUT Hoàng Viện………….. – Phan Thanh Giản
NS Hồng Nhung……………..- Thiên Hương
NSUT Kim Dung……… – Hoàng Thái hậu Từ Dũ
NS Nhật Linh……….. – Vua Tự Đức
NS Lại Xuân Tiến ……… – Bố Chánh Truyện
NS Quang Huy ……… – Quan Đô sát viện
NS Đức Long ………. – Quan Bộ hình
NS Quang Thuyết …….. – Quan Tổng Đốc
NS Trọng Vinh …… – Quan Tham Tri
NS Trúc Quỳnh………. – Bà ba
NS Ngân Hiền ………- Thụy Vân
Các nghệ sỹ: Thanh Hà, Thúy Liệu, Liên Hương. Minh Thêm, Diệu Linh, Anh Thúy
Đan Thanh, Thu Hường, Vân Anh, Quang Thiếu, Quyết Thắng, Hoàng Dân, Quang Hưng, Xuân Hùng, Hữu Nhân, Hoàng Nam, Anh Hoàng, Xuân Quỳ……. – Quân lính, người dân.

Dàn nhạc:
NSND Đào Trung …. – Violin
NS Đăng văn …..- Đàn guitar phím lõm
NS Trà My …..- ĐànTranh, Bầu
NS Đào Khiêm…… – Guitar bass
NS My Trang…….. – Đàn Tam thập lục
Vở cải lương “Muôn dặm vì chồng” – Một tuyệt phẩm sân khấu của Đạo diễn tài hoa NSND Hoàng Quỳnh Mai cùng tài năng của tập thể nghệ sỹ đoàn Kim Phụng & Chuông Vàng Nhà hát Cải lương Hà Nội. Ấn tượng mạnh mẽ của vở diễn này là “dữ dội” và “đỉnh cao”. Đạo diễn đã đưa hơi thở đương đại vào sân khấu truyền thống, làm sân khấu truyền thống thăng hoa qua những mảng miếng diễn xuất, kỹ xảo âm thanh, ánh sáng. Những vấn đề của tác phẩm được thể hiện rất tinh tế bằng ngôn ngữ sân khấu khiến khán giả nhiều lúc dường như đang hoà mình vào vở diễn, đậm chất cải lương, mà vẫn có ngôn ngữ nghệ thuật đương đại. Xúc động, cảm phục, và hơn hết là những tràng pháo tay không ngớt của hơn 500 khán giả, những lời đánh giá của Hội đồng nghệ thuật Thành phố đã cho thấy chất lượng xuất sắc của vở diễn.
Một số hình ảnh:










LỊCH BIỂU DIỄN THÁNG 11 NĂM 2023


Trân trọng thông báo và kính mời quý khán giả đón xem./.

CHI BỘ NHÀ HÁT SINH HOẠT ĐỊNH KỲ THÁNG 10 NĂM 2023


Sáng ngày 10/10/2023 tại rạp Chuông Vàng, số 72 Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Chi bộ Nhà hát Cải lương Hà Nội đã tổ chức sinh hoạt kỳ tháng 10 năm 2023
Nhạc sỹ Phạm Chỉnh – Bí thư Chi bộ Nhà hát chủ trì buổi sinh hoạt.
Tham dự có các đồng chí trong Chi ủy, lãnh đạo và các đảng viên Nhà hát.
Nhạc sỹ Phạm Chỉnh – Bí thư Chi bộ Nhà hát chủ trì buổi sinh hoạt với nội dung: Đánh giá kết quả hoạt động của Chi bộ trong tháng 9 năm 2023; chúc mừng các Nghệ sỹ đạt thành tích tại Cuộc thi tài năng Cải lương toàn quốc năm 2023 và triển khai các nội dung công tác trọng tâm tháng 10 năm 2023.
Các ý kiến phát biểu, đóng góp của đảng viên Chi bộ tập trung nhất trí cao với nội dung triển khai của đồng chí Bí thư Chi bộ Nhà hát.
Nội dung trọng tâm buổi sinh hoạt:
- Chính quyền và các đoàn thể đã tổ chức tốt các hoạt động 9 tháng đầu năm 2023, phương hướng hoạt động tháng 10 năm 2023;
- Công tác HCTH; TCBD&NT: Phối hợp thực hiện theo kế hoạch;
- Thực hiện các thủ tục công nhận đảng viên chính thức cho các đảng viên mới theo đúng quy định, trình cấp trên phê duyệt;
- Công tác chuyên môn: tiếp tục xây dựng kịch bản trình cấp trên phê duyệt, tổ chức khởi công các vở mới theo kế hoạch; Biểu diễn nghệ thuật phục vụ các nhiệm vụ chính trị và doanh thu;
- Chỉ đạo Công đoàn xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo hướng dẫn của Công đoàn cấp trên;
- Chỉ đạo Chi đoàn Đoàn Thanh niên Nhà hát xây dựng kế hoạch hoạt động, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo hướng dẫn của cấp trên;
- Phương hướng hoạt động Chi bộ tháng 11 năm 2023;
Nghị quyết buổi sinh hoạt được 100% đảng viên Chi bộ thống nhất thông qua./.

CHƯƠNG TRÌNH NGHỆ THUẬT KỶ NIỆM 69 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ

Thực hiện Thông báo số 153/TB-SVHTT ngày 20/9/2023 của Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hà Nội về việc phân công nhiệm vụ biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ Đô (10/10/1954 – 10/10/2023), tối ngày 07/10/2023, tại sân khấu xã Cổ Loa, Nhà hát Cải lương Hà Nội phối hợp Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Đông Anh tổ chức biểu diễn Chương trình nghệ thuật chào mừng ngày kỷ niệm với chủ đề “VANG KHÚC KHẢI HOÀN”
Tới dự Chương trình có các đồng chí trong Ban Giám đốc và các cán bộ chủ chốt của Nhà hát. Đại biểu huyện Đông Anh có các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy – HĐND – UBND – UB MTTQ Việt Nam huyện Đông Anh, lãnh đạo Đảng ủy – UBND – UB MTTQ các xã trên địa bàn huyện cùng đông đảo khán giả đến xem và cổ vũ Chương trình.
Chỉ đạo nghệ thuật: Nhạc sỹ Phạm Chỉnh – Giám đốc Nhà hát
⚡ Chương trình gồm các tiết mục Ca – Múa – Nhạc đặc sắc… với nội dung ca ngợi Đảng quang vinh; ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, ca ngợi lịch sử hào hùng của cuộc kháng chiến giải phóng Thủ đô, được dàn dựng công phu với sự tham gia biểu diễn của các nghệ sĩ: NSND Thanh Hương, NSUT Hoàng Viện và các Nghệ sĩ trẻ tài năng: Hồng Nhung, Quang Tuấn, Thu Hường, Anh Thúy, Ngân Hiền…. cùng dàn nhạc và nhóm múa Nhà hát Cải lương Hà Nội.
Một số hình ảnh:













NHÀ HÁT CẢI LƯƠNG HÀ NỘI ĐẠT THÀNH TÍCH CAO TẠI CUỘC THI TÀI NĂNG CẢI LƯƠNG TOÀN QUỐC NĂM 2023


Sau một tuần tranh tài sôi nổi, tối 30/9, Cuộc thi Tài năng diễn viên cải lương toàn quốc 2023 đã chính thức bế mạc tại Nhà hát Cao Văn Lầu, tỉnh Bạc Liêu. Cuộc thi do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch – Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu cùng các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức.
Cuộc thi lần này có nhiều tiết mục, trích đoạn và phần biểu diễn đặc sắc. Các nghệ sĩ, diễn viên đã phô diễn, thể hiện tài năng và lan tỏa những sáng tạo, nét đặc trưng của nghệ thuật cải lương; khắc họa sâu sắc về đời sống văn hóa tinh thần, phong tục tập quán và sự tinh tế trong văn hóa nghệ thuật của cha ông ta từ xưa tới nay.
Từ cuộc thi, xuất hiện nhiều diễn viên có chất giọng đẹp làm say đắm người nghe. Cuộc thi thu hút sự tham gia của 60 thí sinh đến từ 24 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trên cả nước. Điều đặc biệt là bên cạnh sự góp mặt của những đơn vị danh tiếng phía nam như Nhà hát Tây Đô, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, Đoàn Cải lương Hương Tràm, cuộc thi còn có sự tham gia khá đông đảo của các đơn vị phía bắc như Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Cải lương Hà Nội, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Thanh Hóa, Đoàn Cải lương Hải Phòng.
Với sự nỗ lực tập luyện và sự đoàn kết, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, các nghệ sỹ tài năng của Nhà hát Cải lương Hà Nội: Nghệ sỹ Đỗ Thị Hương – Vai diễn: Nguyễn Thị Anh – Trích đoạn: Sám hối; Nghệ sỹ Bạch Quang Tuấn – Vai diễn: Trần Thặng – Trích đoạn: Kẻ sĩ Thăng Long đã giành 02 giải nhì tại cuộc thi.





LỊCH BIỂU DIỄN THÁNG 10 NĂM 2023


Trân trọng thông báo và kính mời quý khán giả đón xem./.

Kịch bản cải lương phục dựng Kiều ‘không một điểm trừ’

GD&TĐ – Báo Giáo dục&Thời đại trò chuyện với nghệ sĩ Hồng Nhung – Trưởng đoàn Cải lương Chuông Vàng, về việc phục dựng nguyên bản ‘Kiều’.
Nhà hát Cải lương Hà Nội mong muốn vở ‘Kiều’ sẽ đến với các trường học. Ảnh: Hoàng Anh
Nghệ sĩ Hồng Nhung – Trưởng đoàn Cải lương Chuông Vàng, Nhà hát Cải lương Hà Nội chia sẻ về việc phục dựng nguyên bản “Kiều” cũng như kế hoạch đưa vở diễn đến với các trường học.
- Mấy năm qua có nhiều nhà hát dựng Kiều và thường tìm cách thể hiện mới, hiện đại nhưng vở diễn của Nhà hát Cải lương Hà Nội lại phục dựng chuẩn chỉnh theo bản dựng của NSND Ngọc Dư từ năm 1993. Liệu rằng cách đi riêng này của nhà hát có thực sự hiệu quả không, thưa chị?
Nghệ sĩ Hồng Nhung: Với cảm nhận của mình, tôi thấy lối đi này hiệu quả, bởi qua rất nhiều phiên bản, nhiều loại hình dựng Kiều tôi chỉ mê Kiều của cải lương. Có thể do tôi là diễn viên cải lương nên dễ cảm nhận loại hình nghệ thuật này hơn chăng.
Với bản dựng của NSND Ngọc Dư, tôi thấy rất chuẩn chỉnh từ ý tứ văn thơ, lớp lang kịch cho đến âm nhạc, phục trang, trang trí… Tất cả không có một điểm trừ.
Chẳng thế mà khi khán giả đi xem họ luôn mong muốn Kiều phải như xưa. Chúng tôi quá mê bản dựng đó rồi và thực sự sau bao nhiêu năm khi đứng trên sân khấu, nay được hóa thân vào nàng Kiều tôi không thể ngơi cảm xúc, muốn nói sai thoại còn khó. Vì Kiều đã khắc đậm trong tâm trí tôi.
- Chị thấy các suất diễn vừa qua khán giả đã đón nhận vở diễn như thế nào?
Qua 3 đêm biểu diễn từ tháng 8 cho tới nay, vở cải lương “Kiều” vẫn đón nhận được sự yêu mến của khán giả. Hai đêm đầu khán phòng hết chỗ, đêm thứ 3 có giảm đi chút ít nhưng có khán giả đi xem lại lần thứ 3 với vở Kiều.
Có một số khán giả là người nước ngoài xem từ đầu cho đến hết vở. Do không phải thuê rạp, xe chuyên chở đồ diễn nên doanh thu các suất khá ổn so với các đêm diễn trước đây đi diễn nội – ngoại thành.
- Tới đây vở diễn tiếp tục được lên kế hoạch biểu diễn như thế nào, thưa chị?
Nhà hát tiếp tục chủ trương sáng đèn tại rạp 1 tháng 2 lần vào các tối thứ 5. Các vở sẽ luân phiên biểu diễn. Vừa rồi “Kiều” đi tiên phong trong mô hình sáng đèn thường xuyên tại rạp Chuông Vàng.
- Vậy còn có kế hoạch đưa vở diễn đến các trường học hoặc hợp đồng đưa học sinh đến rạp thì sao, thưa chị?
Nhà hát rất mong muốn sẽ không chỉ đưa “Kiều”, mà rất nhiều các tác phẩm đề tài lịch sử đến với sân khấu học đường. Đây là cách tiếp cận giới trẻ tốt nhất. Bên cạnh đó cũng là cách tiếp cận bộ môn Lịch sử đến với các em.
Ngoài những giờ lên lớp các em được biết, được thấy rõ hơn hình tượng các vị anh hùng trong lịch sử dân tộc trên sân khấu. Cũng là phát huy và khơi gợi tình yêu nghệ thuật với các em nhỏ.
Những năm qua, nhà hát thực hiện đề án an toàn giao thông tới các trường học. Nhưng với các tác phẩm văn học được đưa lên sân khấu thì cần đưa học sinh tới rạp sẽ thuận lợi hơn. Khi đó, các em được thưởng thức trong một không gian yên tĩnh sẽ cảm nhận rõ nét hơn nội dung, nghệ thuật của vở diễn.
Tuy nhiên, tùy điều kiện từng trích đoạn nhỏ và nhu cầu của nhà trường, nhà hát sẽ hợp lý các yêu cầu và nhu cầu của các em nhỏ, các trường học.

GD&TĐ – Khi các đơn vị nghệ thuật có những phá cách về hình tượng nàng Kiều thì Nhà hát Cải lương Hà Nội lại ‘trung thành’ với bản diễn 30 năm trước.


Điều thú vị là, dù “bảo thủ” giữ nguyên cách kể chuyện cũ mà vở cải lương này vẫn thu hút sự quan tâm của khán giả.
Cách đây hơn 60 năm, kịch thơ “Kiều” chuyển thể từ nguyên tác cho sân khấu cải lương đã được trình diễn và làm nức lòng khán giả mộ điệu. Đặc biệt, vở diễn từng giành Huy chương Vàng hội diễn sân khấu toàn quốc năm 1962.
Nhiều thế hệ nghệ sĩ tỏa sáng khi tham gia vở diễn như: Kim Xuân, Khánh Hợi, Bích Được, Bích Lân, Phương Khanh, Kiều Hiệp, Tường Vy, Tuấn Sửu, Tiêu Lang, Sỹ Cát, Mộng Dần…
Sự trở lại lần này của vở “Kiều” do đạo diễn, NSƯT Thanh Vân thực hiện là phục dựng từ bản diễn từ năm 1993 của NSND Ngọc Dư.
Theo NSƯT Thanh Vân, ban đầu chị cũng mong muốn đưa ra những ý tưởng phá cách hoặc gắn với các vấn đề thời sự của cuộc sống hoặc bố cục lại để tăng thêm tính hấp dẫn, phù hợp với thị hiếu khán giả trẻ. Tuy nhiên, chủ trương của nhà hát vẫn là giữ nguyên bản dựng cách đây 30 năm, nhất là cốt truyện, lời thơ…
hính vì vậy, khi thưởng thức bản diễn “Kiều” của cải lương Hà Nội, khán giả thực sự được trở về với câu chuyện xưa từ diễn tiến kịch đến tạo hình nhân vật. Vở diễn bám sát nguyên tác “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, ngay sau lời hẹn ước Kim – Kiều ngọt ngào, lãng mạn là những gió dập sóng dồi của cuộc đời người con gái bị “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”.
Tất nhiên, nhiều lớp diễn đã được gọn lại, lược đi nhiều tình tiết để vừa vặn 2 tiếng sân khấu sáng đèn. Khi đó, vở diễn tập trung khắc họa những cảnh là nút thắt chính của câu chuyện như: Khi phải bán mình chuộc cha, nàng Kiều cậy nhờ Thúy Vân thay mình nối tiếp duyên với chàng Kim Trọng rồi cuộc mặc cả bán mua của Tú Bà với Sở Khanh, nhất là cảnh mụ Tú Bà ép Kiều tiếp khách.
Rồi cảnh Kiều gặp gỡ trao gửi niềm tin với Thúc Sinh để bị Hoạn Thư “ngứa ghẻ hờn ghen” đến nhục nhã, ê chề: “Lo gì việc ấy mà lo/Kiến trong miệng chén có bò đi đâu/Làm cho nhìn chẳng được nhau/Làm cho đầy đọa cất đầu chẳng lên…”.
Phân cảnh Kiều trở thành phu nhân của Từ Hải đứng ra xử án và khuyên giải chồng hàng phục triều đình cũng được tái hiện rõ nét…

Có thể thấy, lời thơ chuyển thể từ “Truyện Kiều” sang cải lương và những đoạn lẩy Kiều, vận ý… ở đây rất mượt mà, cảm xúc mà luôn rõ ý, hài hòa. Bởi thế, vở diễn thực sự thỏa mãn phần nghe, giúp khán giả hôm nay hiểu thêm phần nào vì sao ngày trước nhiều người nói “đi nghe cải lương”.
Cùng với đó, vở diễn vẫn có màu sắc, hơi thở mới khi được thể hiện bởi thế hệ nghệ sĩ tài năng hiện nay của Nhà hát Cải lương Hà Nội như NSND Thanh Hương, NSƯT Hoàng Viện, NSƯT Hồng Tuyến, NSƯT Kim Dung, Hồng Nhung, Nhật Linh…
Mỗi nhân vật, tích cách điển hình như Tú Bà – NSƯT Kim Dung, Hoạn Thư – NSND Thanh Hương, Thúc Sinh – NSƯT Hoàng Viện… đều có đất để các nghệ sĩ thể hiện khả năng ca diễn của mình.
Nhất là đào thương Hồng Nhung, Trưởng đoàn Chuông Vàng, khá vẹn toàn cả thanh lẫn sắc khi hóa thân thành nàng Kiều. Vẻ đẹp dịu hiền mà không kém phần “sắc sảo mặn mà” cùng diễn xuất được trau chuốt và giọng hát khá ngọt của Hồng Nhung đã để lại cho khán giả ấn tượng khó quên.
Chia sẻ về vai diễn đặc biệt này, Hồng Nhung cho biết, khi mới ra trường đầu quân về nhà hát cô đã diễn “Kiều”. “Nhưng lúc đó còn quá nhỏ để tôi có thể cảm thụ hết những gian truân cũng như diễn tả được hết nhân vật Kiều.
Giờ làm lại tác phẩm, tôi dùng 18 năm làm nghề để tinh chọn giọng ca, diễn xuất và những trải nghiệm từ chính cuộc sống để đưa vào “Kiều”. Tôi luôn chăm chút từng câu hát cũng như nội tâm để Kiều được rõ nét nhất trên sân khấu cải lương”, Hồng Nhung tâm huyết nói.
Ngoài ra, âm nhạc của vở diễn có một số phân đoạn được phối trộn nhạc jazz trên nền bài bản cải lương truyền thống. Theo nhạc sĩ Phạm Chỉnh, Giám đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội, đó là cách để vừa giữ gìn “giá trị cốt lõi” của nghệ thuật truyền thống vừa làm mới để gần với khán giả hôm nay.
Ngay khi rạp Chuông Vàng hoàn thành nâng cấp, cải tạo và mở cửa trở lại, “Kiều” đã “tiên phong” là vở diễn được Nhà hát Cải lương Hà Nội tổ chức biểu diễn bán vé. Và không phải ngẫu nhiên mà các suất diễn “Kiều” từ tháng 8 đến nay rạp Chuông Vàng gần như kín chỗ cùng doanh thu khả quan. Cùng với các khán giả đã ở tuổi xưa nay hiếm còn có các bạn trẻ và cả du khách nước ngoài cũng mua vé tới xem.
Năm nay đã 84 tuổi, biết vở “Kiều” khai rạp Chuông Vàng, bà Minh ở phố Hàng Giầy liền đi bộ cùng nhóm bạn trong khu phố sang rạp 72 Hàng Bạc để thưởng thức ngay từ suất diễn đầu tiên.
Chăm chú dõi theo từng lời ca, bà Minh khen trang trí sân khấu đẹp, nghệ sĩ biểu diễn cũng hay nhưng sự truyền cảm thì bà vẫn thích thế hệ trước như Tuấn Sửu, Tùng Ngọc, Khánh Hợi, Bích Được, Kim Xuân, Mộng Dần…
“Ngày nhỏ, tôi vẫn thường sang đây (rạp Chuông Vàng – PV) mua vé xem cải lương. Lúc đó phải xếp hàng chờ mà có khi vẫn phải mua vé chợ đen. Giữ thói quen ấy, đến giờ mỗi tháng tôi lại mua vé đi xem 2 – 3 buổi để ủng hộ nghệ sĩ. Giờ tivi có đủ chương trình, đám trẻ ở nhà xem chứ mấy ai ra rạp đâu. Vậy nên nghệ sĩ tích cực biểu diễn thì khán giả phải ủng hộ chứ”, bà Minh nói.

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LẦN THỨ XVII

CHI BỘ NHÀ HÁT SINH HOẠT ĐỊNH KỲ THÁNG 9 NĂM 2023

Sáng ngày 08/9/2023 tại rạp Chuông Vàng, số 72 Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Chi bộ Nhà hát Cải lương Hà Nội đã tổ chức sinh hoạt kỳ tháng 9 năm 2023
Nhạc sỹ Phạm Chỉnh – Bí thư Chi bộ Nhà hát chủ trì buổi sinh hoạt.
Tham dự có các đồng chí trong Chi ủy, lãnh đạo và các đảng viên Nhà hát.
Nhạc sỹ Phạm Chỉnh – Bí thư Chi bộ Nhà hát chủ trì buổi sinh hoạt với nội dung: Đánh giá kết quả hoạt động của Chi bộ trong tháng 8 năm 2023 và triển khai các nội dung công tác trọng tâm tháng 9 năm 2023.
Các ý kiến phát biểu, đóng góp của đảng viên Chi bộ tập trung nhất trí cao với nội dung triển khai của đồng chí Bí thư Chi bộ Nhà hát.
Nội dung trọng tâm buổi sinh hoạt:
- Chính quyền và các đoàn thể đã tổ chức tốt các hoạt động tháng 8 năm 2023, phương hướng hoạt động tháng 9 năm 2023;
- Thực hiện các thủ tục công nhận đảng viên chính thức cho các đảng viên mới theo đúng quy định, trình cấp trên phê duyệt;
- Thông qua hồ sơ, lý lịch các quần chúng ưu tú, trình cấp trên xin ý kiến theo quy định.
- Công tác chuyên môn: tiếp tục xây dựng kịch bản trình cấp trên phê duyệt, tổ chức khởi công các vở mới theo kế hoạch; Biểu diễn nghệ thuật phục vụ các nhiệm vụ chính trị và doanh thu; chuẩn bị và tổ chức đoàn công tác tham gia Liên hoan Tài năng Cải lương toàn quốc năm 2023 đạt kết quả tốt;
- Chỉ đạo Công đoàn xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo hướng dẫn của Công đoàn cấp trên;
- Chỉ đạo Chi đoàn Đoàn Thanh niên Nhà hát xây dựng kế hoạch hoạt động, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo hướng dẫn của cấp trên;
- Chỉ đạo Phòng HCTH rà soát tham mưu chế độ chính sách, cơ sở vật chất.
- Chỉ đạo Phòng TCBD&NT phối hợp các Phòng – Đoàn chuẩn bị và tổ chức đoàn công tác tham gia Cuộc thi Tài năng diễn viên Cải lương toàn quốc năm 2023 đạt kết quả tốt;
- Phương hướng hoạt động Chi bộ tháng 10 năm 2023;
Nghị quyết buổi sinh hoạt được 100% đảng viên Chi bộ thống nhất thông qua./.