Bài viết trong » Tháng Bảy 10th, 2013«
Nhằm xoá cảm giác bị gián cách giữa các màn chuyển cảnh của một vở diễn sân khấu khiến khán giả nhàm chán, Nhà hát Cải lương Hà Nội bước đầu thực hiện thử nghiệm dự án mới đưa Nghệ thuật Điện ảnh vào sân khấu Cải lương. |
Khắc phục được những hạn chế chuyển cảnh
Theo NSƯT Trần Quang Hùng – Giám đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội: Dự án đưa Nghệ thuật Điện ảnh vào sân khấu Cải lương là dùng sự hỗ trợ của kỹ thuật Điện ảnh. Đó là các hình ảnh ngoại cảnh, nội cảnh và các âm thanh của tình huống… Nhờ thế có thể làm tăng tính hiệu quả tổng thể của vở diễn, mở rộng không gian của sự việc, xoá đi dấu ấn “bị cách quãng” của việc “chạy cảnh” từ màn trước sang màn sau của quá trình diễn tiến vở diễn.
Hiện nay, việc chuyển cảnh sân khấu dù đã có nhiều tiến bộ so với thời kỳ bục bệ, phông màn cồng kềnh trước đây, nhưng những phút tắt đèn giữa khi vở diễn đang hồi căng thẳng gây khá nhiều phản cảm, gián đoạn trong tiếp nhận của công chúng.
Nhiều ấn tượng, cảm xúc thật, cảm nhận cái đẹp… đang được dâng lên trong lòng khán giả bỗng chốc bị xóa nhòa vì màn hạ, đèn tắt để chuyển cảnh. Rồi việc chuyển cảnh trong bóng tối với những nhân viên hậu đài, phụ thêm là các diễn viên trong quần áo trang phục lộn xộn, với cách làm việc còn chưa khoa học ở hầu hết các đơn vị sân khấu như hiện nay…
Những điều kể trên dễ dẫn tới những rối loạn, nhầm lẫn, thậm chí gây ra những lỗi lớn về nghệ thuật, ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả đêm diễn. Tất cả những điều đó ám ảnh suy tư nhiều ngày tháng cho người nghệ sĩ luôn trăn trở cho chất lượng của các đêm diễn.
Một cảnh trong vở diễn khi chưa thử nghiệm dự án.
Kéo người xem tập trung tối đa
Từ công tác chỉ đạo nghệ thuật, công tác đạo diễn cũng như những năm tháng dài trong vai trò của người nghệ sĩ trực tiếp sáng tạo lên hình tượng nghệ thuật, vị giám đốc Nhà hát đam mê nghề nghiệp này đã mạnh dạn tìm cách đi mới khi có ý tưởng: đưa nghệ thuật điện ảnh vào xử lý âm thanh, hình ảnh ở những phút thay cảnh.
Đèn dần tối để màn ảnh với các thủ pháp điện ảnh đưa tới cho người xem bối cảnh sân khấu mới, hình ảnh nhân vật với âm thanh rất thực… kéo người xem tập trung tối đa cho cảnh diễn tiếp theo.
Và rất nhiều cảnh diễn vì sự hạn chế của sàn diễn không thể diễn tả được sẽ được thể hiện trực tiếp trên màn hình, thông qua những kỹ xảo rất nghệ thuật của điện ảnh.
Hiệu quả dễ thấy là sự liên tục không bị ngắt quãng trong tiếp nhận của khán giả, là một không khí nghệ thuật tràn đầy, không có chỗ cho những sự phân tán như việc thay cảnh trước đây thường gây ra cho người thưởng thức cũng như lấp đầy những “yếu điểm” vốn luôn “gây khó” cho người sáng tạo khi thể hiện trên sàn diễn…
Đưa nghệ thuật điện ảnh vào sân khấu không phải là việc mới mẻ. Nhiều tác phẩm sân khấu trước đây đã đầu tư tiền của, công sức, trí tuệ cho sự gắn kết hai loại hình nghệ thuật này ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Nhưng việc thử nghiệm phương pháp áp dụng điện ảnh vào để mở rộng không gian cho sàn diễn, để thay cảnh một cách nghệ thuật và hiện đại, phải khẳng định là một cách làm mới sân khấu đáng trân trọng.
Nó phù hợp với xu hướng tích hợp các loại hình nghệ thuật, đem những hình thức nghệ thuật khác vào để “làm mới” cho sân khấu kịch…Trước đây, trong sân khấu cổ đại, người biểu diễn vừa hát, múa, đóng kịch…, và cùng với thời gian, sự chuyên nghiệp hóa, nhân loại có các hình thức opera, nhạc kịch, kịch múa, sân khấu kịch…
Trong sự làm mới mình, rất nhiều nghệ sĩ tìm lại con đường hòa nhập các nghệ thuật khác vào để làm phong phú thêm cho nghệ thuật biểu diễn. Và việc kết hợp với hình ảnh, âm thanh sống động của nghệ thuật điện ảnh vào khâu chuyển cảnh cho sân khấu là một cách làm phù hợp với xu hướng đổi mới nghệ thuật của thời đại.
Mong muốn sau những sáng tạo mang tính thử nghiệm mới mẻ này, sân khấu có thêm sức cuốn hút của nhịp điệu hiện đại, của sự mở rộng không gian và thời gian diễn tả cho sàn diễn, “cởi trói” phần nào cho những sáng tạo của các đạo diễn thêm bay bổng…
Những thử nghiệm này bắt đầu và tiếp tục nhanh chóng được tập thể Nhà hát đưa vào biểu diễn trong một thời gian rất gần và tin rằng, sẽ nhận được những phản hồi tích cực từ phía người xem cũng như các nhà chuyên môn để tiếp tục hoàn thiện và phục vụ tốt nhất cho nghệ thuật biểu diễn.
Được biết, sau một thời gian chuẩn bị và luyện tập, Nhà hát Cải lương Hà Nội đã hoàn thành tác phẩm sân khấu thử nghiệm “Yêu là thoát tội” của tác giả: Lê Chí Trung, Đạo diễn: NSƯT Trần Quang Hùng.
Nhà hát Cải lương Hà Nội tổ chức buổi biểu diễn thử nghiệm vào 20h thứ tư, ngày 10/07/2013, tại rạp Hồng Hà, Số 51 phố Đường Thành, Hà Nội.
Nguyễn Kim Anh
Báo Ánh sáng và cuộc sống
10/07/2013 08:49
Nhà hát Cải lương Hà Nội đang bước đầu thực hiện thử nghiệm dự án mới: đưa nghệ thuật điện ảnh vào sân khấu cải lương.
Đó là một cố gắng lớn để tăng thêm sức hấp dẫn cho nghệ thuật sân khấu, Thạc sĩ, đạo diễn, NSUT Trần Quang Hùng đã có ý tưởng mang tính đột phá đối với khâu chuyển cảnh ở các vở diễn.
Hiện nay, việc chuyển cảnh sân khấu dù đã có nhiều tiến bộ so với thời kỳ bục bệ, phông màn cồng kềnh trước đây, nhưng những phút tắt đèn giữa khi vở diễn đang hồi căng thẳng gây khá nhiều phản cảm, gián đoạn trong tiếp nhận của công chúng. Nhiều ấn tượng về cái thật, cái đẹp… đang được cảm nhận bỗng chốc bị xóa nhòa vì màn hạ, đèn tắt để chuyển cảnh.
Rồi việc chuyển cảnh trong bóng tối với những nhân viên hậu đài, phụ thêm là các diễn viên trong quần áo trang phục lộn xộn, với cách làm việc còn chưa khoa học ở hầu hết các đơn vị sân khấu như hiện nay… dễ dẫn tới những rối loạn, nhầm lẫn, thậm chí gây ra những lỗi lớn về nghệ thuật, ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả đêm diễn. Tất cả những điều đó ám ảnh suy tư nhiều ngày tháng cho người nghệ sĩ luôn trăn trở cho chất lượng của các đêm diễn.
Từ công tác chỉ đạo nghệ thuật, công tác đạo diễn cũng như những năm tháng dài trong vai trò của người nghệ sĩ trực tiếp sáng tạo lên hình tượng nghệ thuật, vị giám đốc Nhà hát đam mê nghề nghiệp này đã mạnh dạn tìm cách đi mới khi có ý tưởng: đưa nghệ thuật điện ảnh vào xử lý âm thanh, hình ảnh ở những phút thay cảnh.
Đèn dần tối để màn ảnh với các thủ pháp điện ảnh đưa tới cho người xem bối cảnh sân khấu mới, hình ảnh nhân vật với âm thanh rất thực… kéo người xem tập trung tối đa cho cảnh diễn tiếp theo. Và rất nhiều cảnh diễn vì sự hạn chế của sàn diễn không thể diễn tả được sẽ được thể hiện trực tiếp trên màn hình, thông qua những kỹ xảo rất nghệ thuật của điện ảnh.
Một phân cảnh được dàn dựng bằng hình ảnh sống độngHiệu quả dễ thấy là, sự liên tục không bị ngắt quãng trong tiếp nhận của khán giả, là một không khí nghệ thuật tràn đầy, không có chỗ cho những sự phân tán như việc thay cảnh trước đây thường gây ra cho người thưởng thức cũng như lấp đầy những “yếu điểm” vốn luôn “gây khó” cho người sáng tạo khi thể hiện trên sàn diễn…
Đưa nghệ thuật điện ảnh vào sân khấu không phải là việc mới mẻ. Nhiều tác phẩm sân khấu trước đây đã đầu tư tiền của, công sức, trí tuệ cho sự gắn kết hai loại hình nghệ thuật này ở ViệtNamcũng như trên thế giới. Nhưng việc thử nghiệm phương pháp áp dụng điện ảnh vào để mở rộng không gian cho sàn diễn, để thay cảnh một cách nghệ thuật và hiện đại, phải khẳng định là một cách làm mới sân khấu đáng trân trọng. Nó phù hợp với xu hướng tích hợp các loại hình nghệ thuật, đem những hình thức nghệ thuật khác vào để “làm mới” cho kịch chủng…
Nhìn lại lịch sử phát triển của sân khấu thế giới có thể thấy rõ điều đó. Trước đây, trong sân khấu cổ đại, người biểu diễn vừa hát, múa, đóng kịch…, và cùng với thời gian, sự chuyên nghiệp hóa, nhân loại có các hình thức opera, nhạc kịch, kịch múa, sân khấu kịch… Trong sự làm mới mình, rất nhiều nghệ sĩ tìm lại con đường hòa nhập các nghệ thuật khác vào để làm phong phú thêm cho nghệ thuật biểu diễn. Và việc kết hợp với hình ảnh, âm thanh sống động của nghệ thuật điện ảnh vào khâu chuyển cảnh cho sân khấu là một cách làm phù hợp với xu hướng đổi mới nghệ thuật của thời đại.
Mong muốn sau những sáng tạo mang tính thử nghiệm mới mẻ này, sân khấu có thêm sức cuốn hút của nhịp điệu hiện đại, của sự mở rộng không gian và thời gian diễn tả cho sàn diễn, “cởi trói” phần nào cho những sáng tạo của các đạo diễn thêm bay bổng… Những thử nghiệm này sẽ nhanh chóng được tập thể Nhà hát đưa vào biểu diễn trong một thời gian rất gần và tin rằng, sẽ nhận được những phản hồi tích cực từ phía người xem cũng như các nhà chuyên môn để tiếp tục hoàn thiện và phục vụ tốt nhất cho nghệ thuật biểu diễn.
Sau một thời gian chuẩn bị, luyện tập, hiện nay Nhà hát Cải lương Hà Nội đã hoàn thành tác phẩm sân Vở diễn “Yêu là thoát tội” và đã chính thức đưa vào biểu diễn thử nghiệm tại rạp Hồng Hà (51 Đường Thành, HN). Tác giả: Lê Chí Trung; chuyển thể cải lương: Thạc sỹ Triệu Trung Kiên; Cố vấn văn học: PGS. TS Phạm Quang Long; Cố vấn nghệ thuật: NSƯT Quốc Chiêm; Đạo diễn: NSƯT Trần Quang Hùng; Âm nhạc: Nhạc sỹ Như Sơn; Thiết kế mỹ thuật: HoàngNam.