SỸ TIẾN và công trình nghiên cứu bước đầu tìm hiểu sân khấu cải lương

PGS TẤT THẮNG

00.  Nhắc đến sân khấu Hà Nội nói chung và sân khấu cải lương Hà Nội nói riêng, người ta nghĩ ngay đến Sỹ Tiến cũng như nhắc đến Sỹ Tiến, người ta lại nhớ đến sân khấu cải lương Hà Nội một thời. Có thể nói rằng Sỹ Tiến là một trong những yếu nhân sáng lập ra sân khấu cải lương Hà Nội.

NSND Sỹ Tiến

01.   NSND Sỹ Tiến vừa là tác giả vừa là đạo diễn vừa là diễn viên vừa là nhà quản lý… với những đóng góp đáng kể vào sự hình thành và phát triển của sân khấu cải lương Hà Nội.

01.1.  Anh từng viết, soạn nhiều kịch bản cải lương, trong đó có những vở diễn nổi tiếng đến mức trở thành tác phẩm kinh điển của cải lương Hà Nội như Tà phá Cô Tô, Tam khí Chu Du, Kiều… Về phương diện sáng tác kịch bản, Sỹ Tiến là tác giả đi đầu trong việc đưa tư tưởng cách mạng vào nội dung vở diễn hoặc trực tiếp viết về đề tài cách mạng, đưa hiện thực cách mạng lên sân khấu cải lương Hà Nội. Điều này ta có thể nhận thấy rất rõ trong một số vở như: Tôi – Không ánh sáng, Dựng cờ độc lập, Trưng Vương khởi nghĩa, Huyền Trân công chúa, Đô Lương khởi nghĩa, Phạm Hồng Thái (thời kì 1945 – 1955).. Về đạo diễn, anh từng là thầy tuồng chủ chốt và duy nhất cho Đoàn cải lương Kim Khôi… với lao động dàn dựng cho hầu hết các tiết mục của Đoàn. Ngoài ra anh còn tham gia dàn dựng nhiều vở của các ban, gánh, đoàn cải lương Hà Nội thời kỳ trước 1945, như ta đã biết… Sau ngày thủ đô giải phóng, anh tham gia dàn dựng đạo diễn nhiều vở cho các đào Chuông Vàng, Kim Phụng… Về diễn viên, anh từng sắm những vai diễn để đời trong mọt số vở cải lương nổi tiếng. Nhưng nhắc đến Sỹ Tiến diễn viên, thì đông đảo nghệ sĩ và khán giả cải lương đều nhớ tới vai Chu Du mà anh từng diễn với tình tiết sáng tạo nó đem đến sự hấp dẫn đền kỳ thú, sự hài lòng đến cảm khoái cho người xem là tình tiết Tam khí Chu Du với sự uất ức đến hộc máu tươi của viên tướng này… Về phương diện quản lý, anh từng là người sáng lập ra Kim Khôi ca kịch đoàn, và cugnf với Phạm Ngọc Khôi lo lắng toàn bộ những công việc khó khăn, phức tạp, từ khâu sáng tạo đến khâu tài chính… của Đoàn. Sau đó, anh lại tham gia Đoàn Tố Như với nhiều trọng trách, từ soạn vở, viết vở, đến công việ của thầy tuồng, diễn viên và cả người phụ trách.

02.  Nhưng ở đây tôi muốn nói đến một đóng góp khác, rất lớn lao, rất quan trọng và do đó rất đáng ghi nhận của Sỹ Tiến cho sân khấu Việt Nam nói chung và sân khấu cải lương Hà Nội nói riêng.

02.1.  Mặc dù là một nghệ sĩ suốt đời cống hiến cho công việc sáng tạo nghệ thuật, song Sỹ Tiến giành thời gian, sức lực và trí tuệ cho công việc nghiên cứu lý luận. Công trình Bước đầu tìm hiểu sân khấu cải lương của anh, cho đến nay, theo nhận định của tôi, là công trình có giá trị nhất so với một số công trình thuộc loại này.

Đây là công trình đầy ắp những tư tưởng vô cùng quý giá cho chúng ta tìm hiểu để nhận thức cho đúng đắn về lịch sử cải lương từ buổi hình thành cho đến giữa thế kỷ XX, nhất là quá trình cải lương được bứng trồng từ Nam ra Bắc, rồi trụ lại, đâm hoa kết trái và tỏa bóng mát trên đất Bắc (cụ thể là đất Hà thành) để trở thành cải lương Bắc với những sắc thái hào hoa của nó.

02.2.  Qúa trình nghệ thuật cải lương từ Nam ra Bắc, từ các tỉnh thành Nam Bộ ra Hà Nội được Sỹ Tiến trình bày một cách giản dị, chân thật, có sao nói vậy, với những tư liệu rất đáng tin cậy về các sự kiện, các gương mặt nghệ sĩ, các tác phẩm (kịch bản và vở diễn), đánh dấu từng cột mốc, từng giai đoạn… của sự phát triển mang tính lịch sử của sân khấu cải lương nửa đầu thế kỷ XX. Có thể đánh giá công trình của Sỹ Tiến về phương diện này, là công trình gốc, là cuốn sách gối đầu giường cho những ai muốn đi theo con đường tìm hiểu sân khấu cải lương. Chẳng hạn, công trình Nghệ thuật cải lương (Những trang sử) của PGS Hà Văn Cầu (Viện Sân khấu xuất bản, Hà Nội 1997) đã được chính tác giả thừa nhận là sử dụng chủ yếu các tư liệu của cuốn sách Bước đầu tìm hiểu sân khấu cải lương của Sỹ Tiến. Còn riêng tôi, nếu tôi có thực hiện được bản thư mục các vở cải lương trình diễn trên sân khấu Hà Nội thời kỳ trước 1945, thì cũng là một  phần lớn nhờ vào công trình của Sỹ Tiến.

02.3.  Chỉ một sự kiện ông Nguyễn Văn Súng (thường gọi là Sáu Súng) là người đầu tiên mang nghệ thuật cải lương từ miền Nam ra Hà Nội với chương trình biểu diễn có kèm theo Xiếc (trò Đội trống thổi lông công) đã cho ta chẳng những biết được cải lương Hà Nội có từ bao giờ mà còn biết được nó có như thế nào. Để chứng thực, nói có sách, mách có chứng, Sỹ Tiến còn dẫn ra bài viết Nhìn qua sân khấu Việt Nam xưa và nay (đăng trên báo năm 1950), của tác giả Đông Thanh (Văn Thuật) và dẫn cả lời bác Kim Luyện rằng, Sự kể lại, trình bày về quá trình cải lương Nam ra Bắc và thăng hoa trên đất Hà thành của Sỹ Tiến là trình bày, kể lại theo bút pháp của nhà sử học, theo thứ tự thời gian xảy ra các sự kiện với tính xác thực của nó. Chẳng hạn:

Sau gánh Sáu Súng thì có gánh Phước Hội Ban do ông Bảy Hội, người Nha Trang chủ trương cũng có ra diễn ở Hà Nội thời kỳ này (sách đã dẫn). Sự kiện cải lương đầu tiên được trình diễn trên sân khấu Hà Nội như cac vở Trần Thế Mỹ bất nhận tiền thê, Bội  phu quả báo, Châu Trần tiết nghĩa… được Sỹ Tiến kể ra tỉ mỉ, rõ ràng, thậm chí cả ngày (đêm) tháng năm diễn, cả tác giả, gánh diễn và cả sự thay đổi tên vở khi in ấn (vở diễn Tôi đọc phụ nhơn tâm, khi in sách đỏi là Bội phu quả táo). Tuyệt vời hơn nữa là tác giả thuật lại cả dư luận báo chí xung quanh một vở diễn. Chẳng hạn vở Trang Tử cổ bồn (Nguyễn Văn Tệ – 1926) được soạn giả  Phi Hồng (tức Nguyễn Đăng Phong) nhận xét thế nào.Sự cẩn thận tỉ mỉ của Sỹ Tiến làm tôi  phải ngạc nhiên. Anh còn nhắc lia lịa hiện tượng vởTrang Tử cổ bồn được trình diễn lần thứ hai tại Hà Nội vào đêm 1 – 3 – 1927 (tức là một năm sau lần diễn thứ nhất) tại sân khấu cải lương Hý viện (nay là rạp Chuông Vàng) đã gây lên dư luận tranh cãi khen chê gay gắt.

Có thể nói hầu hết các ban gánh đoàn cải lương từ Nam ra Bắc đều được Sỹ Tiến trình bày với các sử liệu quan trọng: tên ban, gánh, đoàn, ngày tháng năm ra Hà Nội về chúng… Riêng ban cải lương Nghĩa Hiệp (Nghĩa hiệp ban) mà theo Sỹ Tiến là gánh hát quy mô đầu tiên của phong trào cải lương ra miền Bắc thì được Sỹ Tiến trình bày rất tỉ mỉ, kỹ lưỡng, từ các vở diễn ra mắt Anh hùng náo,Sở Vân té lầu đến Tra án Bàng Qúy phi, Quần anh kiện, Hạng Võ Biệt Ngu Cơ… đến vở thứ mười, thứ mười một… đầy đủ nội dung, đào kép.

Các gánh khác từ Nam ra Bắc như Tân Hý ban (1931 – 1932), Phước Cương (7 – 1932), Trần Đắc (1933), Tân Thịnh (1935), Phùng Hảo (1936) cũng được Sỹ Tiến điểm lại. Gọi là điểm nhưng thực ra tác giả trình bày rất kỹ từng dữ liệu: tên đoàn, ngày tháng năm đến Hà Nội, báo nào ở Hà thành quảng cáo cho họ, những nghệ sĩ nào tuổi nào, những vở diễn nào, nội dung, nghệ thuật…

03.  Một phần có giá trị của công trình này là tác giả còng ghi lại quá trình ra đời của các ban đoàn cải lương Hà Nội do ảnh hưởng tác động của các ban gánh đoàn cải lương miền Nam, tữ là do sự giao thoa cỉa lương Nam – Bắc.

03.1.  Đầu tiên là các Nhóm tài tử, nư nhớm tải tử Hàng Giấy (có ghi cả tên tuổi các nghệ sĩ) tổ chức một đêm diễn cải lương thuê tại rạp ông Ba Bò, rạp lá, thấp, đèn măng sông, chuyên diễn tuồng cổ tại ô Chợ Dừa, với vở Lễ mừng bằng nước lã. Ngoài nhóm tài tử Hàng Giấy, anh Sỹ Tiến không quên nhắc các nhóm tài tử Hàng Than, Lò Đúc, Hàng Nón. Thậm chí cả đến một số hội cải lương Việt lấy tên Pháp như hội S. J.A.A (Selection des feenes Aristes Annaunites)… Sỹ Tiến cũng không quên nhắc. Anh viết “Rồi đến hội S. J.A.A (Selection des feenes Aristes Annaunites) ra mắt khán giả bằng vở Cải lương Nam Kỳ nhan đề Nhất phiến băng tâm (1) của nhóm tài tử đa số là công chức… Nhóm này còn diễn cả vở Trang Tử cổ bồn (2). Một thí dụ khác: Nhóm Đỗ Xuân Ứng. Thật là ngạc nhiên và khâm phục khi Sỹ Tiến viết: ‘Nhóm Tân Thanh do Đỗ Xuân Ứng nhờ một người Tây (?) làm ở Sở Lục Lộ Là Jean Dubroc đứng lên xin giấy phép mới được tụ họp ở nhà Đỗ Than tập vở Tài tử có các anh PhanNinh, Lê Bình Dương (người Minh hương đã quá cố), Vũ Ngọc Toàn (tức toàn Phà), Cẩn Four, Hòa mắm, Xuân Hàng Giấy, Trà Hàng Thiếc (tức nghệ sĩ Phan Viết Trà) và các cô Phương Thảo, Tý Cao (tức Tý Phất Lộc), Kim Xuyến (hay Minh Xuyến) và cô Sửu… Vở đầu tiên của nhóm này diễn trên sân khấu nhà hát lớn Hà Nội lấy tiền giúp đồng bào Thái Bình bị thủy tai là vở Hai gã thanh niên. Rất bổ ích là sau đó Sỹ Tiến còn tóm tắt cốt truyện của vở Hai gã thanh niên Thái Vinh và Thái Kiệt. Hơn nữa Sỹ Tiến còn nhớ vai Thái Vinh do Phan Ninh đóng, còn vai Thái Kiệt lại do hai nữ tài tử Kim Xuyến và Phương Thảo đảm nhiệm (3). Theo một số nhà nghiên cứu sân khấu, thì có thể nói Hai gã thanh niên là vở đánh dấu sự hình thành thực sự của Cải lương Hà Nội. Sự kiện vở Ai bắn (Đỗ Xuân Ứng, 1930) diễn tại rạp Quảng Lạc nhờ công chạy xin giấy phép của Nguyễn Xuân Hợi, sau khi công diễn tác giả Đỗ Xuân Ứng bị Sở Mật thám “đôi ba lần gọi lên” (4) cũng được Sỹ Tiến ghi nhận. Không riêng gì các gánh, ban Cải lương ở Hà Nội, do hoạt động và uy tín, danh tiếng rộng, Sỹ Tiến có điều kiện hiểu biết cả hoạt động cải lương ở các tỉnh thành khác, như trường hợp gánh Tân Việt ở Lạng Sơn, gánh Thanh Kỳ ở Thái Nguyên (gồm đa số đào kép từ gánh Tân Việt sang) với các vở Tội của ai, Lỡ tay trót đã nhúng chàm, Tiếng nói trái tim (Năm Châu). Sỹ Tiến không quên hành trình lưu diễn các vở trên của gánh Thành Kỳ tại Lạng Sơn, Sơn Tây rồi Hà Nội (rạp phố Hàng Bạc), Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương (Ninh Giang) và khi quay trở về Thái Nguyên thì tan do mâu thuẫn, do bất đồng trong nội bộ chủ gánh.

Trở về với Hà Nội, Sỹ Tiến giới thiệu gánh Nam Thịnh ( 1936) với các nghệ sĩ nổi tiếng Ba Du cùng các vở Thôi tử thí Tề quân, Mộc Quế Anh dâng cây, Phụng Nghi Đình, Xử án Bàng Qúy Phi và đặc biệt là vở Huyền Châu  nữ (từ phim Nga Vonga – Vonga do Năm Châu  phóng tác) với các nghệ sĩ Cải lương trứ danh: Năm Châu, Ba Du. Năm 1937, gán Đại Phước Cương trình diễn các vở Túy hoa vương nữ (phóng tác từ tác phẩm của V.Hugo), Đóa hoa rừng, Huyền Châu nữ với các nghệ sĩ Ba Vân, Bảy Nhiên, Năm Phỉ (sđd tr 116 – 119). Sỹ Tiến không quên các vở Lan và Điệp (từ các tác phẩm Tắt lửa lòng của Nguyễn Công Hoan), Mộng hoa vương (Trần Hữu Trang), do gánh Năm Phỉ trình diễn vào năm 1938 với cả những dòng tóm tắt nội dung vở diễn (sđd tr 120 – 129). Theo Sỹ Tiến thì ban Cải lương Năm Châu với các vở Chị chồng tôi, Vợ và tình, Khi người điên biết yêu, Đêm dài vô tận (Đêm không ngày) đã làm say mê khán giả đất nghì năm văn vật (sđd tr 129).

Sự thành lập các ban Tố Như, Phụng Hoàng, Tây Thi, Quốc Việt, Mộng Hải, Chấn Hưng, Phi Sơn Hải, Nam Hoa và đặc biệt là ban Huỳnh Lan Anh (1944) cũng được Sỹ Tiến nhắc đến với các tên tuổi như Huỳnh Thái, Phan Ninh. (Riêng trường hợp Kim Khôi ca kịch đoàn là đoàn Cải lương do đích thân Sỹ Tiến và Phạm Ngọc Khôi thành lập thì có lẽ vì khiêm tốn, tế nhị nên Sỹ Tiến đã lờ đi, không nhắc đến). Sự kiện đoàn kịch Anh Vũ với ban Cải lương diễn các vở Mỵ Châu Trọng Thủy (Trọng Lang), Dựng cờ độc lập (Sỹ Tiến) đã là sự kiện kết thúc công trình có giá trị lớn của khoa Cải lương học nói riêng và sân khấu học nói chung.

4. Ngoài giá trị về tư liệu,về lịch sử, công trình của Sỹ Tiến còn có giá trị về lý luận với những trang viết đầy đủ suy ngẫm, chiêm nghiệm về đặc trưng nghệ thuật của Cải lương. Và, đặc biệt là, một luận điểm được Sỹ Tiến nêu lên như là linh hồn của toàn công trình. Đó là luận điểm về sự tác động qua lại, của giao thoa Cải lương giữa hai miền Nam Bắc: “Có thể nói, nếu mảnh đất miền Nam là “cái nôi” dưỡng dục và bồi đắp cho nghệ thuật Cải lương, thì sân khấu miền Bắc cũng là “chiếc xe nôi” để thúc đẩy nghệ thuật Cải lương mau chóng trưởng thành đi tới đích vinh quang của nền nghệ thuật dân tộc Việt Nam” (sđd tr 130).

(1). Ta nhớ bài thơ nổi tiếng “Phù Dung lâu tống Tâm Tiệm” của Vương Xương Linh: Hàn vữ liên giang da nhập Ngô, Bình minh tống khách Sở sơn cô, Lạc Dương thân hữu như tương vấn, Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ.

(2), (3). Sđd tr 70

(4) Sđd tr 74



Chức năng phản hồi của bài viết này đang tạm dừng.