Bài viết trong » Tháng Bảy 14th, 2011«

Công diễn “Yêu là thoát tội”

Tác phẩm lịch sử về vụ án Lệ Chi Viên của tác giả Lê Chí Trung được Nhà hát Cải lương Hà Nội chuyển thể thành vở cải lương “Yêu là thoát tội” công diễn vào tối qua (14/6), tại rạp Hồng Hà (Hà Nội). “Yêu là thoát tội” như một cái nhìn tự do, phóng khoáng của dã sử, như một góc nhìn của con người thời đại với một khoảnh khắc bi thảm trong lịch sử dân tộc.

Bi kịch của gia tộc danh nhân họ Nguyễn được lý giải một cách khác, dưới một góc nhìn khác, rất đậm tính nhân văn.

“Yêu là thoát tội” từng được NSND Lê Hùng dàn dựng thành vở kịch ăn khách của Nhà hát Kịch Việt Nam. Tuy nhiên, ở góc nhìn cải lương, vở diễn được khai thác thêm chất bi trong mối tình Nguyễn Trãi – Nguyễn Thị Lộ cũng như phẩm chất “tâm thượng quang khuê tảo” của trung thần Ức Trai. Vở cải lương “Yêu là thoát tội” do Triệu Trung Kiên chuyển thể, NSƯT Trần Quang Hùng đạo diễn.
Theo báo Nông nghiệp Việt Nam nongnghiep.vn

Thuộc danh mục: Báo chí viết về nhà hát, Tin nhà hát, Tin trong Ngành  Chức năng phản hồi cho bài viết này đang tạm dừng
Vở “Yêu là thoát tội”: Bi kịch lịch sử dưới lăng kính hiện đại

Vở “Yêu là thoát tội”: Bi kịch lịch sử dưới lăng kính hiện đại

Hương Trà


Vụ án Lệ Chi Viên với muôn vàn câu hỏi chưa có lời xác đáp từ lâu đã trở thành đề tài đắt của sân khấu. Với sức mạnh nghệ thuật là chất bi, tấn bi kịch lớn của gia tộc danh nhân họ Nguyễn vừa được chuyển tải thành công trên sân khấu Nhà hát Cải lương Hà Nội khiến người xem nuốt nước mắt. Sự tri âm của người xem hôm nay với nỗi niềm của người xưa đạt đến “ngưỡng” cũng bởi hơi thở hiện đại được đạo diễn Trần Quang Hùng phả đẫm trong từng lớp lang của vở diễn.

Tấn bi kịch kinh điển Xem chi tiết…

Thuộc danh mục: Báo chí viết về nhà hát, Tin nhà hát, Tin trong Ngành  Chức năng phản hồi cho bài viết này đang tạm dừng
“Yêu là thoát tội” – một góc chiếu mới về lịch sử

Một cảnh trong vở diễn. (Ảnh: Thiên Linh/ Vietnam+)

Có nhiều giả thiết về vụ án Lệ Chi Viên dẫn đến việc tru di cả ba họ của danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi vốn là một đại thần dưới triều Lê Sơ. Vụ án với nỗi bi kịch được xem là thê thảm bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam đến nay vẫn còn làm nhói đau bao trái tim người Việt.

Với mong muốn mang lại cho người đương đại cái nhìn khác qua một góc chiếu mới vào lịch sử, bằng cái nhìn nhân văn, đạo diễn Trần Quang Hùng cùng Nhà hát Cải lương Hà Nội đã dàn dựng vở “Yêu là thoát tội” để lý giải cho một giả thiết mới về vụ án này.

Góc chiếu khác vào lịch sử

“Yêu là thoát tội” như một cái nhìn tự do, phóng khoáng của con người thuộc thời đại ngày nay về một khoảng bi thảm của lịch sử dân tộc trong vụ án Lệ Chi Viên.

Bi kịch của gia tộc danh nhân họ Nguyễn được lý giải dưới một góc nhìn mới đậm tính nhân văn. Tác giả đã cảm thông sâu sắc với thân phận nữ nhi của học sĩ Thị Lan (Thị Lộ, người thiếp của Nguyễn Trãi). Bà là một phụ nữ tài, sắc vẹn toàn, có một tình yêu chân thành đi kèm với sự tôn kính người chồng là Nguyễn Thái Úy (Nguyễn Trãi), một bậc khai quốc công thần có rất nhiều công lao với triều đình.

Đạo diễn Trần Quang Hùng đã dành cho Thiên tử của thời Lê Sơ một cái nhìn vị tha hơn. Ông khám phá góc khuất vốn chưa được nhắc đến trong con người vị Vua này. Đó là nỗi đau, niềm day dứt của Thiên tử, khi ông ở đỉnh cao tột độ của sự vinh quang, đứng trên muôn người nhưng lại luôn bị nỗi cô đơn dày vò.

Trong Vua luôn xảy ra mâu thuẫn giữa tình cảm thực, khao khát có một tri kỷ, mong muốn được hưởng hạnh phúc bình thường của một thứ dân với ý thức về vị thế của một vị Thiên tử. Xem chi tiết…

Thuộc danh mục: Báo chí viết về nhà hát, Tin nhà hát, Tin trong Ngành  Chức năng phản hồi cho bài viết này đang tạm dừng