Ngày 25/11/2020 Sở VH&TT Hà Nội đã tổ chức lễ công bố Quyết định bổ nhiệm bà Nguyễn Quỳnh Chi làm Phó giám đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội, lễ trao quyết định được diễn ra tại 47 Hàng Dầu, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Dưới đây là một số hình ảnh trong lễ trao quyết định:

Nhạc sỹ Phạm Bá Chỉnh - Giám đốc NHCLHN tặng hoa cho Đ/c Nguyễn Quỳnh Chi - Tân Phó giám đốc.

Đông đảo các đồng chí cán bộ Sở VH&TTHN và cán bộ NHCLHN đến dự.
Được sự chỉ đạo của Sở VH&TT Hà Nội, sáng ngày 21/11/2020 Nhà hát Cải lương Hà Nội (Khối văn phòng) đã tham gia chương trình “Khởi Động Cùng Sea Games 31″ tại Sân khấu Tượng Đài Lý Thái Tổ và xung quanh Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Dưới đây là một số hình ảnh trong chương trình:
Được sự đồng ý của các cấp Lãnh đạo, ngày 16/11/2020 Nhà hát Cải lương Hà nội – Đoàn Hoa Mai đã làm lễ khởi công tác phẩm mới “Thiên Mệnh” (Thiên Mệnh Đông A).
Tác giả: Hoàng Thanh Du
Chuyển thể và Đạo diễn NSND Hoàng Quỳnh Mai
Âm nhạc: NSND Hoàng Anh Tú
Thiết kế mỹ thuật: NSƯT Văn Trực – NSƯT Đạt Tăng
Biên Đạo Múa: NS Lê Phương
Thực hiện trang trí: NSƯT Đạt Tăng
Thực hiện phục trang: Nhà may Minh Xuân
Chỉ đạo nghệ thuật : GĐ Nhà hát Nhạc sỹ Phạm Chỉnh
Dưới đây là một số hình ảnh trong lễ khởi công:

Nhạc sỹ Phạm Bá Chỉnh - Giám đốc NHCLHN phát biểu khai mạc lễ khỏi công tác phẩm mới "Thiên Mệnh"

Đạo diễn: NSND Hoàng Quỳnh Mai phát biểu, chia sẻ, tóm tắt nội dung tác phẩm mới "Thiên Mệnh"
NSƯT Hoàng Hoài - Trưởng Đoàn Hoa Mai Phát biểu trong lê khởi công tác phẩm mới "Thiên Mệnh"

NS Hồng Nhung - Phó Đoàn Chuông Vàng phát biểu trong lễ khởi công tác phẩm mới "Thiên Mệnh"

Đông đảo cán bộ, nghệ sĩ tham dự lễ khởi công tác phẩm mới "Thiên Mệnh"
Được sự chỉ đạo của Sở VH&TT Hà Nội, tối ngày 06/11/2020 Nhà hát Cải lương Hà Nội đã tham gia biểu diễn trong chương trình nghệ thuật “Bài Ca Đoàn Kết” nhân kỷ niệm 90 năm ngày thành lập mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-18/11/2020) tại sân khấu Tượng Đài Lý Thái Tổ.
Dưới đây là một số hình ảnh trong chương trình nghệ thuật:

Đ/c Trần Văn Đức - Phó Phòng Tổ chức Biểu diễn đại diện NHCLHN lên nhận hoa của Ban tổ chức,
- NS Hồng Nhung và tốp múa NHCLHN biểu diễn phục vụ chương trình.
;
STT | Thời gian | Địa điểm | Nội dung CT | Đối tượng PV |
1 | 01/11 | Ngọc Hồi | An toàn giao thông | HĐ Doanh Thu |
2 | 03/11 | Nghiêm Xuyên | An toàn giao thông | HĐ Doanh Thu |
3 | 04/11 | Phú Xuyên | An toàn giao thông | HĐ Doanh Thu |
4 | 05/11 | Đại Áng | An toàn giao thông | HĐ Doanh Thu |
5 | 07/11 | Cầu đuống | Giọt Năng Oan Tình | HĐ Doanh Thu |
6 | 09/11 | Thanh Xuân | An toàn giao thông | HĐ Doanh Thu |
7 | 10/11 | Chương Mỹ | An toàn giao thông | HĐ Doanh Thu |
8 | 11/11 | Thanh Oai | An toàn giao thông | HĐ Doanh Thu |
9 | 12/11 | Xuân Dương – Thanh Oai | An toàn giao thông | HĐ Doanh Thu |
10 | 16/11 | Hồ Thiền Quang | Vở “Con và Người” | HĐ Doanh Thu |
11 | 17/11 | TTHN Tỉnh Ninh Bình | Vở “Phận Má Đào” | HĐ Doanh Thu |
12 | 18/11 | NVH TP. Tam Điệp | Vở “Phận Má Đào” | HĐ Doanh Thu |
13 | 18/11 | Văn Môn | Sử Thi | HĐ Doanh Thu |
14 | 19/11 | Văn Môn | Vở Truyền Thuyết Trinh Nương” | HĐ Doanh Thu |
15 | 19/11 | NVH Huyện Yên Mô | Vở “Phận Má Đào” | HĐ Doanh Thu |
16 | 20/11 | TTVHTT Huyện Kim Sơn | Vở “Phận Má Đào” | HĐ Doanh Thu |
17 | 21/11 | Đồng Kỵ | Vở “Con và Người” | HĐ Doanh Thu |
18 | 27/11 | Tượng Đài Cảm Tử | PV. Cồng Chiêng Tây Nguyên | PV Chính Trị |
19 | 29/11 | Tượng Đài Cảm Tử | PV. Cồng Chiêng Tây Nguyên | PV Chính Trị |
Được đồng ý của các cấp Lãnh đạo, ngày 16/10/2020 Nhà hát cải lương Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 9 tháng đầu năm 2020 và triển khai công tác 3 tháng cuối năm 2020, tại số 18-20 Lương ngọc Quyến, Hà Nội.
Dưới đây là một số hình ảnh trong Hội nghị:

Nhạc sĩ Phạm Bá Chỉnh - Giám đốc NHCLHN báo cáo Hội nghị về kết quả hoạt động 9 tháng năm 2020 và triển khai công tác 3 tháng cuối năm 2020.

Nhạc sĩ Phạm Bá Chỉnh - Giám đốc NHCLHN trao phần thưởng cho các nhạc công tham dự cuộc thi "Độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc 2020"

Nhạc sĩ Phạm Bá Chỉnh - Giám đốc NHCLHN chụp ảnh kỷ niệm cùng các nhạc công tham dự cuộc thi “Độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc – 2020″

NSND Đào Trung phát biểu cám ơn Ban giám đốc, cán bô, nghệ sĩ, CNV kỹ thuất Nhà hát đã hỗ trợ cho dàn nhạc tham dự cuộc thi “Độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc – 2020″

Nhạc sĩ Phạm Bá Chỉnh - Giám đốc NHCLHN trao phần thưởng cho các nghệ sĩ đạt thành tích cao trong các cuộc thi.

Nhạc sĩ Phạm Bá Chỉnh - Giám đốc NHCLHN chụp ảnh kỷ niệm cùng các nghệ sĩ đạt thành tích cao trong các cuộc thi.

Các đ/c Lãnh đạo và toàn thể cán bộ, nghệ sĩ, CNV kỹ thuật tham dự Hội nghị sơ kết công tác 9 tháng đầu năm 2020 và triển khai công tác 3 tháng cuối năm 2020.

Các cán bộ, nghệ sĩ cùng chụp ảnh kỷ niệm,
Được sự đồng ý của các cấp lãnh đạo, ngày 30/09/2020 Nhà hát Cải lương Hà Nội đã tham dự cuộc thi “Độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc – 2020″ tại Nhà hát Chèo Việt Nam, số 01 Giang Văn Minh, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Dưới đây là một số hình ảnh trong cuộc thi:

Đồng nghiệp, khán giả yêu mến nghệ thuật âm nhạc lên tặng hoa cho các nhạc công tham dự thi.
STT | Thời gian | Địa điểm | Nội dung CT | Đối tượng PV |
1 | 04/10 | Tượng Đài Cảm Tử | Chương trình ca múa nhạc
Thời gian: 20h |
PV Chính Trị |
2 | 07/10 | Nam Từ Liêm | Chương trình ca múa nhạc | HĐ Doanh Thu |
3 | 09/10 | QUHĐND Quận Đống Đa | Chương trình ca múa nhạc | HĐ Doanh Thu |
4 | 10/10 | Tây Hồ | Chương trình ca múa nhạc
Thời gian: từ 15h30 đến 16h30’ |
HĐ Doanh Thu |
5 | 11/10 | Bắc Ninh | CT Sử Thi | HĐ Doanh Thu (Sáng, chiều) |
6 | 13/10 | Đại Mỗ – Đan Phượng | CT An toàn giao thông | HĐ Doanh Thu |
7 | 14/10 | Chương Mỹ | CT An toàn giao thông | HĐ Doanh Thu |
8 | 21/10 | Đông Anh | CT An toàn giao thông | HĐ Doanh Thu |
9 | 22/10 | Đan Phượng | CT An toàn giao thông | HĐ Doanh Thu |
10 | 23/10 | Tây Mỗ – Từ Liêm | CT An toàn giao thông | HĐ Doanh Thu |
11 | 24/10 | Đan Phượng | CT An toàn giao thông | HĐ Doanh Thu |
12 | 24/10 | Tượng Đài Cảm Tử | Chương trình ca múa nhạc
Thời gian: 20h |
PV Chính Trị |
13 | 25/10 | Tượng Đài Cảm Tử | Chương trình ca múa nhạc
Thời gian: 20h |
PV Chính Trị |
14 | 26/10 | Đông Anh | CT An toàn giao thông | HĐ Doanh Thu |
STT | Thời gian | Địa điểm | Nội dung CT | Đối tượng PV |
1 | 18/09 | Cung Thiếu Nhi | Ca múa nhac – Kịch ngắn | HĐ Doanh thu |
Một trong những cái khó của việc viết kịch bản về đề tài lịch sử là sự hư cấu nghệ thuật không có đất mà vẫy vùng. Nếu như không khéo, người viết rất dễ sa vào lối mòn xưa là kể lại một câu chuyện đã biết bằng ngôn ngữ khác. Nhà văn Vũ Thanh Lịch đã vượt qua được lối mòn này khi viết kịch bản vở cải lương ‘Phận má đào’ vừa được khán giả đón nhận nhiệt tình khi trình diễn tại Nhà hát Cải lương Hà Nội.
Nhà văn Vũ Thanh Lịch hiện đang là đương kim quán quân của cuộc thi truyện ngắn do tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức. Lần này, chị thử nghiệm mình với kịch bản sân khấu, một thể loại mà rất nhiều nhà văn đã không thành công, bởi ngôn ngữ sân khấu và ngôn ngữ văn học khác nhau rất nhiều. Nhà văn viết kịch thường có văn nhưng ít kịch tính, bởi thế mạnh của văn chương là ở tâm lý, ở tả cảnh tả tình, ít khi lưu tâm vào sự kiện và sự biến như sân khấu.
“Phận má đào” kể về cuộc đời của công chúa Phất Kim, con gái của Đinh Tiên Hoàng. Công chúa được gả cho Ngô Nhật Khánh là một trong 12 sứ quân, và chính Đinh Tiên Hoàng cũng lấy mẹ của sứ quân này. Đây rõ ràng là một cuộc hôn nhân thuần túy về mặt chính trị, để giúp vị hoàng đế họ Đinh có thể quy giang sơn về một mối.

Phân cảnh trong vở cải lương “Phận má đào” (ảnh chụp sân khấu)
Dù là lần đầu viết kịch, nhưng nhà văn Vũ Thanh Lịch đã phần nào tránh được lối mòn kể lại câu chuyện lịch sử bằng ngôn ngữ khác. Kịch bản của chị có thêm một vài nhân vật, không có trong chính sử, có tham gia vào câu chuyện nhưng không làm sai lệch lịch sử. Với hiểu biết của mình về vùng đất Ninh Bình nơi mình sinh ra, lớn lên và cống hiến, Vũ Thanh Lịch gần như tung hết những hiểu biết của mình về lịch sử cũng như dân gian cho kịch bản. Và đó là điều tạo nên sự hấp dẫn của vở diễn.
Vở cải lương này quy tụ gần như những ngôi sao sáng nhất của Nhà hát Cải lương Hà Nội. Nghệ sĩ nhân dân Phạm Thanh Hương trong vai mẹ Ngô Nhật Khánh. Như mọi lần nghệ sỹ nhân dân Phạm Thanh Hương không bao giờ làm cho khán giả thất vọng. Với bản lĩnh sân khấu và nhất là khả năng làm chủ giọng ca cũng như lối diễn, chị đã lột tả đến tận cùng nỗi đau của nhân vật khi không thể khuyên nhủ con mình dừng việc soán ngôi trước khi quá muộn. Phạm Thanh Hương, còn rất biết “tới, lui” để nhường đất diễn cho bạn nghề, chỉ dồn sức vào cảnh độc thoại nội tâm của mình.
Nghệ sĩ Quang Tuấn trong những năm gần đây được đồng nghiệp đánh giá cao với những vai kép độc, và lần này, nhân vật Ngô Nhật Khánh được anh đẩy lên tận cùng, khi mà sự đam mê quyền lực đã khiến con người ta trở nên điên loạn và không kiểm soát được bản thân.
Chỉ tiếc một điều, Nghệ sĩ ưu tú Hồng Nhung trong vai công chúa Phất Kim lại không phát huy được hết những khả năng tiềm tàng của mình, có lẽ do khi thành vở diễn, nhân vật không được khai thác nhiều lắm. Trong khi, với thanh sắc của mình, Hồng Nhung hoàn toàn có thể khiến khán giả thăng hoa nhiều hơn nữa theo những cung bậc cảm xúc của nhân vật.
Đáng tiếc nhất là vai Thủy Tùng, người tình thời thanh mai trúc mã của công chúa Phất Kim do nghệ sĩ trẻ Nhật Linh thể hiện, lại không được đào sâu cho đến tận cùng, mà chỉ thấp thoáng đi qua đời công chúa. Bởi Nhật Linh với thanh sắc của mình, có thể tạo nên một vai phụ ấn tượng như cách anh tận hiến với sân khấu không kể vai lớn hay nhỏ.

Phân cảnh trong vở cải lương.
Nghệ si ưu tú Hoàng Viện, một trong những giọng ca đẹp nhất của cải lương Bắc, vẫn tiếp tục tròn vai như mọi khi với vai diễn Tiên Hoàng. Chỉ tiếc, anh đã không thể hiện hết khí chất quân vương của một trong những vị hoàng đế có được ngai vàng từ chiến công chứ không phải do truyền lại. Nếu như Hoàng Viện trau chuốt thêm cách diễn xuất sao cho nhân vật tỏa ra một cái uy lớn hơn nữa, thì nhân vật do anh thủ vai sẽ trở thành mẫu mực của dạng vai thứ chính.
Với kịch hát truyền thống, nhiều khi, điều đọng lại với khán giả nhất lại là cách ca diễn. Với “Phận má đào”, điều này lại một lần nữa được khẳng định. Các nhân vật trong “Phận má đào” được ca theo chất cải lương Bắc, tạo ra một nét riêng như từ lâu nay Nhà hát Cải lương Hà Nội vẫn vậy. Mỗi đoàn nghệ thuật có truyền thống và bề dày đều có chất, hay còn gọi là phong cách riêng, bởi nghệ thuật cần cá tính, khán giả cần cá tính.
Nhà hát Cải lương Hà Nội, với tiền thân là các đoàn cải lương nghệ thuật lừng danh như Kim Phụng, Chuông Vàng, vẫn tiếp nối được điều ấy. Người ta đi nghe hát trước khi gọi là đi xem hát. “Phận má đào” làm rất tốt điều đó khi mà dung lượng bài bản vừa đủ, sử dụng linh hoạt, khi cần bi ai sẽ bi ai, khi cần da diết sẽ da diết, và khi đủ để lột tả tâm trạng thì bài ca dừng lại nhường đất cho diễn xuất.
Về tổng thể, “Phận má đào” chỉn chu, gọn gàng, giàu chất tự sự, tuy nhiên Nghệ sĩ nhân dân Hoàng Quỳnh Mai, đạo diễn vở cải lương còn để xảy ra một vài hạt sạn không đáng có như trong lời của nhân vật có câu “lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”, nó giống hoàn toàn một câu trong danh tác “Kiều” của thi hào Nguyễn Du, mà xét về thời điểm thì thời nhà Đinh tồn tại trước khi danh tác này ra đời rất lâu, nên ở một góc độ nào đó cũng sẽ làm cho người xem có một sự liên tưởng nào đó.
Cũng một điều tiếc nữa, do tận dụng quá mức khả năng ca diễn tự sự của các diễn viên, mà vở diễn hơi dài và có phần nặng nề với khán giả. Tuy nhiên, trong bối cảnh cải lương đang ngày càng khó tìm được những kịch bản hay thì “Phận má đào” xứng đáng là một thỏi nam châm kéo người xem đến rạp!./.
Bảo Thoa