Bài viết trong danh mục »Tin nhà hát «
TÁC GIẢ KỊCH BẢN: LÊ CHÍ TRUNG
CỐ VẤN VĂN HỌC: PGS-TS PHẠM QUANG LONG
CHUYỂN THỂ CẢI LƯƠNG: TRIỆU TRUNG KIÊN
ĐẠO DIỄN: NSƯT TRẦN QUANG HÙNG
TRỢ LÝ ĐẠO DIỄN: NS LẠI XUÂN TIẾN
THƯ KÍ ĐẠO DIỄN: NS THU HÀ
ÂM NHẠC: VŨ NGỌC QUANG
TK MỸ THUẬT: NSƯT HOÀNG SONG HÀO
BIÊN ĐẠO MÚA: HOÀNG THÙY LINH
Trong lịch sử Việt Nam, Trần Thủ Độ là một người để lại quá nhiều đánh giá khác biệt. “Bất độc bất anh hùng”, nhưng với người Việt trọng tình hơn trọng lý, làm các thế hệ sau cảm nhận nhiều khía cạnh không đẹp. Chân dung một Trần Thủ Độ hào sảng, khảng khái: đầu thần chưa rơi xuống thì bệ hạ cứ an long, một Thủ Độ tài ba, quyết đoán đem lại nhiều đổi mới cho xã tắc đã từng được nhiều Nghệ sỹ, Nhà biên kịch khai thác. Nhưng đằng sau nhưng mưu sách đảm lược một Thủ Độ cột trụ chống trời còn là mọt Thủ Độ đầy tâm tư. Ông đã phả hy sinh tình yêu đầu đời đẹp đẽ, trong sáng của mình, chấp nhận mọi điều tiếng với những quyết định không tiền khoáng hậu, đem lại nhiều đau khổ cho những người thân thiết, yêu thương, ruột thịt của mình vì mục đích cao nhất là sự an nguy rộng lớn của dân tộc. Tưởng như ở Ông chỉ còn là sự cứng rắn, là sự duy lý. Nhưng với cái chết theo người yêu vì uất ức của cô con gái nuôi, như giọt nước tràn ly để Trần Thủ Độ bộc lộ rõ những tình cảm sâu đậm, đầy chất nhân bản của mình. Với Luận Anh Hùng, một lần nữa khán giả được thưởng thức bức chân dung đầy đặn hơn về nhân vật lịch sử này qua nhiều mối quan hệ vừa là sự thật về nhân vật lịch sử vừa là hư cấu của êkíp sáng tạo. Xem chi tiết…
LỄ MỞ XIÊM ÁO
Kịch bản:………………………………………….. Nhà văn NGUYỄN KHẮC PHỤC
Cố vấn văn học:………………………………….. PGS-TS PHẠM QUANG LONG
Chuyển thể cải lương:……………………………………………………………. ĐÌNH TƯ
Đạo diễn:………………………………………………. NSƯT TRẦN QUANG HÙNG
Trợ lý đạo diễn:……………………………………………. NSƯT PHƯƠNG KHANH
Thư ký đạo diễn:………………………………………………………………. NS THU HÀ
Âm nhạc:……………………………………………………………… VŨ NGỌC QUANG
Thiết kế Mỹ thuật:……………………………………. NSƯT HOÀNG SONG HÀO
TK Trang phục…………………………………………………. NGUYỄN VĂN TRỰC
Biên đạo múa:………………………………. NSƯT QUỐC TOẢN – THÙY LINH
Thực hiện trang trí:…………………………………………………………. HỒNG LONG
Âm thanh:……………………………………………………………………….. NGỌC TIẾN
Ánh sáng:………………………………………………………………………… ANH THAO
Đạo cụ:………………………………………………………………………….. TRỌNG LÂN
Chỉ đạo cổ nhạc:…………………………………………………………… NGỌC TUYỀN
Chỉ huy tân nhạc:……………………………………………………………….. MẬU HÒA
Chỉ huy đêm diễn:…………………………………………………….. LẠI XUÂN TIẾN Xem chi tiết…
Sở văn hóa thể thao & du lịch nhà hát cải lương Hà Nội
Tác giả NGUYỄN KHẮC PHỤC
Cố vấn văn học PGS – TS PHẠM QUANG LONG
Chuyển thể cải lương ĐỨC THỊNH
Đạo diễn NSND DOÃN HOÀNG GIANG
Trợ lý đạo diễn NSƯT TRẦN QUANG HÙNG
Âm nhạc ĐÀO TRUNG
Mỹ thuật VĂN TRỰC – TRỌNG LÂN
Thể hiện trang trí DANH HẢI
Biên đạo múa HOÀNG THÙY LINH
Cổ nhạc NGỌC TUYỀN
Âm thanh TRỊNH NGỌC TIẾN
Ánh sáng ANH THAO – BÁ BẢO
CHỈ HUY DÀN TRỐNG ĐÀO TRUNG
CHỈ HUY ĐÊM DIỄN LẠI XUÂN TIẾN
CHỈ ĐẠO NGHỆ THUẬT
GIÁM ĐỐC TRẦN QUANG HÙNG Xem chi tiết…
Điểm danh những tên tuổi các đạo diễn trẻ nối nghiệp cha anh của Cải lương Bắc, người ta không ngần ngại kể ra những cái tên đã trở nên quen thuộc với bạn nghề, ghi được những dấu ấn đáng kể trong lòng công chúng hâm mộ như Hoàng Quỳnh Mai, Triệu Trung Kiên, Trần Quang Hùng… Xem chi tiết…
Báo Hà Nội mới
Chủ nhật ngày 6 tháng 10 năm 2002.
Tác giả Ngô Thi
Từ thủa ấu thơ, cô bé Lệ Thanh đã đam mê sân khấu. Nhà nghèo, mẹ dành ít xu cho con ăn sáng. Tích cóp lại, cô bé rủ Bích Hợp, bạn gái cũng mê cải lương, mua vé, lén mẹ đi xem diễn. 11 tuổi, Lệ Thanh được đoàn Quốc Hoa thu nhận. Sẵn lòng yêu nghề, trí thông minh, và cũng do trời phú cho nhan sắc, Lệ Thanh sớm bộc lộ tài năng. Đến năm 14 tuổi mới được đóng vai người lớn và 15 tuổi đã là diễn viên chính. Tuy vậy, cũng phải đến vai Lã Tam Nương, từng làm khán giả bang khuâng về tài sắc, sân khấu Cải lương Thủ đô hồi đó mới thực sự công nhận một ngôi sao mới, Lê Thanh. Luôn cầu tiến bộ, nghệ sĩ khiêm tốn học thầy học bạn, chú trọng nghiên cứu các loại kịch chủng, chú ý lời hát đẹp, lối diễn hay. Năm 1953, nghệ sĩ bậc thấy Phùng Há từ Sài Gòn ra diễn tại Hà Nội, lại thêm dịp tốt để nghệ sĩ Lệ Thanh đến xin thụ giáo. Xem chi tiết…
Trước ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội (10/10/1954), những diễn viên Đoàn Chuông vàng Thủ đô đa số là diễn viên của gánh hát Kim Chung. Một số anh chị em ra vùng tự do, một số trụ lại trong thành phố, tới ngày bộ đội ta tiếp quản Thủ đô thì tập trung lại, tổ chức biểu diễn dưới sự chỉ đạo của Sở văn hóa-Thông tin Hà Nội và lấy tên là Chuông Vàng. “Chuông Vàng” theo tiếng Hán chính là Kim Chung. Xem chi tiết…
Những ngày cuối tháng 4 vừa qua, Nhà hát Cải lương Hà Nội đã tiến hành lễ Khởi công dàn dựng vở diễn mới, kịch bản có tên Yêu là thoát tội của tác giả Lê Chí Trung. Nhà hát đã đầu tư cho công trình này với những cộng tác viên có uy tín trong nghề như Chuyển thể Cải lương: NS Triệu Trung Kiên; Cố vấn văn học: PGS. TS Phạm Quang Long; Đạo diễn NSUT Trần Quang Hùng; Trợ lý đạo diễn: Mỹ Vân; Thư ký đạo diễn Thu Hà; Hướng dẫn ca hát: NSUT Thanh Hương; Âm nhạc Như Sơn; Thiết kế mỹ thuật Hoàng Nam; Biên đạo múa Hoàng Thuỳ Linh… Đạo diễn đồng thời cũng là Giám đốc, Chỉ đạo nghệ thuật của Nhà hát, NSUT Trần Quang Hùng đã có một lịch làm việc chặt chẽ để vở diễn có thể ra mắt đúng kế hoạch.