Bài viết trong danh mục »Tin nhà hát «
Thứ Sáu, 18.11.2011 | 20:53 (GMT + 7)
Một số hình ảnh trong vở cải lương “Khi hoa nở trái mùa” |
Vở cải lương “khi hoa nở trái mùa” kể về cuộc đời ngang trái đầy bất hạnh của Hoài – nhân vật chính trong vở. Chỉ vì quá yêu cô mà không được chấp nhận, người nghệ sỹ nhiếp ảnh đã ngụy tạo chứng cứ cùng bức thư giả là quà hôn lễ. Đúng đêm tân hôn, khi gói quà được mở ra cũng là lúc hạnh phúc của cô vụt tắt bởi chú rể là người quá trọng sự hoàn hảo, không thể chấp nhận được sự lừa dối, khiến hôn nhân tan vỡ. Quá đau khổ, Hoài – với mầm sống trong bụng – đã tìm đến cái chết. Thế nhưng cô đã được người nghệ sỹ nhiếp ảnh cứu sống. Anh đã chấp nhận cô cùng đứa con.
20 năm sau, rất nhiều đổi thay đã đến với gia đình ấy. Người bố thay đổi hoàn toàn, biến thành một người khác và mắc trọng bệnh. Cô con gái nhỏ cần phải thay thế tim. Cũng chính lúc này, người chông cũ của Hoài trở về đòi lại đứa con sau bao năm tha hương. Bên cạnh đó, anh cũng đã nhận ra hậu quả của việc quá coi trọng sự hoàn hảo của mình. Kết thúc vở tác phẩm cũng chính là lúc nghệ sỹ nhiếp ảnh thú nhận tội lỗi của mình với Hoài, mong cô có thể về bên người chồng cũ và xin hiến trái tim mình cho cô con gái mà anh yêu thương như con đẻ.
Có thể nói, sau buổi tổng duyệt, vở cải lương đã nhận được rất nhiều sự ưu ái của khán giả cũng như của một số nhà thẩm định. Cô Phan Hồng Liên, giảng viên dạy môn văn hóa của Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: “Vở diễn hôm nay có thể nói là khá tốt, với nội dung rất hay. Người ta ai cũng nói đàn ông nông nổi giếng khơi nhưng trong vở diễn này, đàn ông lại là người nông nổi từ đầu tới cuối. Nhà một nhà giáo dục dạy về văn hóa, tôi đánh giá rất cao vở diễn này”.
Tập thể lãnh đạo, cán bộ, nghệ sỹ công nhân viên Nhà hát Cải lương Hà Nội đang gấp rút luyện tập, chuẩn bị phông cảnh trang trí cho vở“Khi hoa nở trái mùa” – tác phẩm sân khấu mới cho kịp tiến độ kế hoạch năm. Dự kiến tác phẩm sân khấu mới “Khi hoa nở trái mùa”sẽ được Tổng duyệt vào trung tuần tháng 11/2011.
Sau đây là một số hình ảnh Đạo diễn dàn dựng và diễn viên luyện tập trên sân khấu Nhà hát:
Đạo diễn NSƯT Trần Quang Hùng đang phân tích kịch bản.
Nhân dịp ngày Sân khấu Việt Nam 12/08 (âm lịch), với đạo lý uống nước nhớ nguồn – cây có gốc mới sinh ra cành ra ngọn, ăn quả nhớ người trồng cây, để tỏ lòng biết ơn nghiệp tổ, biết ơn các thế hệ nghệ sỹ những viên gạch đầu tiên đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp sân khấu cải lương.
Nhà hát Cải lương Hà Nội tổ chức lễ dâng hương và báo cáo với Tổ và các cấp lãnh đạo, các cụ, các bác, các cô chú nghệ sỹ những hoạt động của Nhà hát trong năm qua và những công việc, những dự án đang được thực hiện đến thời điểm này.
Đến dự lễ giỗ Tổ có các đồng chí Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội: NSƯT Trần Quốc Chiêm – Phó Giám đốc Sở; Đ/c Nguyễn Văn Trực – Trưởng Phòng Quản lý Nghệ thuật Sở, cùng các vị khách quý, các cụ, các bác, các cô chú, các bạn đồng nghiệp, các em học sinh. Không khí của buổi lễ diễn ra thật long trọng và đầm ấm.
Sau lời đọc báo cáo của NSƯT Trần Quang Hùng – Giám đốc Nhà hát là chương trình ca múa nhạc, trích đoạn trong vở “Yêu là thoát tội”, cùng một số tiết mục của các vị khách tới dự.
Sau đây là những hình ảnh của buổi lễ:
Liên hoan Liên hoan sân khấu Hài lần thứ nhất diễn ra từ 25/8 đến 1/9 tại thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh đã kết thúc. Liên hoan được coi là thành công trong khâu tổ chức khi Hội nghề tạo được sân chơi cho mảng hoạt động được khán giả yêu thích, như một sự thừa nhận với tiếng cười trên sân khấu vốn chưa được chú trọng đúng mức. Sự “ra quân” của hơn 20 đơn vị nghệ thuật với khoảng 600 diễn viên tham dự 6 vở dài và hơn 40 tiểu phẩm hài tập trung diễn liên tục trong tám ngày qua cũng đã là dịp để người sáng tạo cũng như nhà quản lý nhìn nhận hoạt động biểu diễn Hài thường xuyên tại các đơn vị nghệ thuật hiện nay. Nhà hát Cải lương Hà Nội đã tham gia chương trình: Thế sự tình đời với 4 tiểu phẩm: Con ông chủ tịch; Tấm vé số; Chí Phèo – Thị Nở và Văn mình, Vợ người. Buổi diễn của đơn vị đã nhận được sự cổ vũ động viên nhiệt tình của đồng nghiệp cũng như khán giả. Trong bối cảnh Liên hoan các tiết mục tham dự bị trùng lắp rất nhiều thì việc Nhà hát Cải lương Hà Nội đem đến ¾ tiết mục chỉ riêng đơn vị biểu diễn cũng đã lấy được cảm tình của người xem. Kết quả, Nhà hát được trao 3 HCV của NSUT Trần Quang Hùng (vai Ông tổ trưởng trong tiểu phẩm Con ông chủ tịch) Nghệ sĩ Tiến Hiệp (vai ông Bùng trong tiểu phẩm Tấm vé số) Nghệ sĩ Trọng Nguyên (vai nhà thơ Mộng Mỹ Nhân trong tiểu phẩm Văn mình Vợ người). Hai HCB được trao cho Nghệ sĩ Đan Thanh (vai Bà cô trong tiểu phẩm Chí Phèo- Thị Nở) và Nghệ sĩ Thanh Hậu (vai vợ của nhà thơ Hoài Trinh Nữ trong tiểu phẩm Văn mình, Vợ người)
Cùng với các nghệ sĩ đạt thành tích cao khác của Liên hoan, những tiểu phẩm và những cá nhân nghệ sĩ xuất sắc đã góp phần làm nên thành công cho Liên hoan sân khấu Hài lần đầu tiên được tổ chức
Tham gia Liên hoan Sân khấu Hài toàn quốc lần thứ I, Nhà hát Cải lương Hà Nội đã dự thi với 4 tiểu phẩm: Con ông chủ tịch; Tấm vé số; Chí Phèo- Thị Nở; Văn mình, vợ người. Trong bối cảnh Liên hoan lần này, số các tiểu phẩm dự thi bị trùng lặp khá nhiều, đặc biệt là các đơn vị kịch hát lại thiên về khai thác vốn cổ, thì việc Nhà hát mạnh dạn đem các tiểu phẩm mang tính thời sự, hiện đại tham dự cuộc thi đã làm khán giả theo dõi rất hứng thú.
Xem chi tiết…
Nhà hát Cải lương Hà Nội đăng ký tham gia Liên hoan sân khấu Hài toàn quốc lần thứ I được tổ chức tại Quảng Ninh từ 25/8 đến 1/9 với chùm Hài kịch “Thế sự tình đời”. Đây là chương trình hài kịch gồm 4 kịch ngắn:
1. “VĂN MÌNH VỢ NGƯỜI”
Tác giả: Kiến Quốc
Chuyển thể cải lương: NSƯT Xuân Hỷ
Đạo diễn: NSƯT Trần Quang Hùng
2. “CHUYỆN TÌNH LÀNG VŨ ĐẠI”
Tác giả: Triệu Trung Kiên
Chuyển thể cải lương: NSƯT Ngọc Chi , NSƯT Thanh Vân
Đạo diễn: NSƯT Chí Trung
3. “TẤM VÉ SỐ”
Tác giả: NSƯT Trần Quang Hùng
Chuyển thể cải lương: NSƯT Xuân Hỷ
Đạo diễn: NSƯT Trần Quang Hùng
4. “CON ÔNG CHỦ TỊCH”
Tác giả: NSƯT Trần Quang Hùng
Chuyển thể cải lương: NSƯT Xuân Hỷ
Đạo diễn: NSƯT Trần Quang Hùng
Theo đúng kế hoạch, Nhà hát Cải lương Hà Nội sẽ trình diễn vào hồi 14h00 ngày 27/08 tại Cung Văn hoá Việt Nhật- Thành phố Hạ Long- Tỉnh Quảng Ninh.
Nhà viết kịch Hoàng Luyện
Hoàng Luyện tên thật là Phạm Vũ La sinh ngày 3/4/1925 tai xã Dĩ Sử, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Đây là mảnh đất giàu truyền thống đấu tranh Cách mạng đồng thời cũng là địa phương thuộc chiếu chèo Đông nổi tiếng.
Tiếng dội của phong trào Cách mạng chính tại nơi chôn rau cắt rốn những năm tháng sôi động 1936-1939, đã làm rung chuyển nhận thức cả một thế hệ thanh thiếu niên trong đó có cậu bé Phạm Vũ La. Để rồi sang tuổi thanh niên – đầu năm 1943 Hoàng Luyện đã chính thức thoát ly gia đình đứng trong đội ngũ chiến sĩ Cách mạng hoạt động bí mật hoặc công khai. Khi tiếng súng chống thực dân pháp bùng nổ thì Hoàng Luyện trở thành một cán bộ năng động xông xáo khi giữ vai trò chủ bút tờ báo của tỉnh, lúc làm công tác tuyên huấn ở khu Tả ngạn.
Do yêu cầu của thực tế Cách mạng, Hoàng Luyện đã cầm bút viết ca dao, hò vè động viên, tuyên tuyền các tầng lớp nhân dân tham gia kháng chiến. Rồi từ đó làm quen với sân khấu lửa trại lưu động của thời kháng chiến mà chắp bút hàng loạt những hoạt cảnh, những kịch ngắn hoặc những lớp chèo phục vụ kịp thời phong trào du kích vùng ven tả ngạn sông Hồng. Xem chi tiết…
KHỞI CÔNG DÀN DỰNG VỞ MỚI
Nhà hát Cải lương Hà Nội, đoàn Cải lương Hoa Mai đã tiến hành khởi công dàn dựng vở mới có tên gọi là Duyên kiếp Bạch Trà vói sự tham gia của thành phần sáng tạo
Tác giả kịch bản: Đoàn Thanh Ái
Chuyển thể Cải lương: NSUT Ngọc Chi
Cố vấn văn học: PGS. TS. Phạm Quang Long
Đạo diễn: Hoàng Quỳnh Mai
Cố vấn nghệ thuật: NSUT Quốc Chiêm
Thiết kế mỹ thuật:: Văn Trực
Thực hiện trang trí: NSUT Tất Ngọc
Thực hiện trang phục: Minh Hùng
Âm nhạc: Anh Tú
Biên đạo múa: Hoàng Tùng
Các vai diễn của vở đã được đạo diễn cùng Ban lãnh đạo Nhà hát lựa chọn nghệ sĩ tham gia theo bảng phân vai sau Xem chi tiết…
Đêm 27/7/2011 nhà hát cải lương Hà Nội đã có buổi biểu diễn cải lương ” Yêu là thoát tội” để phục vụ đại biểu kỳ họp thứ nhất quốc hội khoá 13, và đêm diễn đã thành công tốt đẹp
“Yêu là thoát tội”
Thứ ba 26/07/2011 00:46
Lạ và quen
Vở diễn chưa ra mắt, nhiều khán giả đã kháo nhau: Đây chính là vở “Đêm của bóng tối” mà Nhà hát Kịch Việt Nam đã dàn dựng cách đây vài tháng. Điều này mới chỉ đúng một nửa khi 2 vở diễn có cùng một cha đẻ là nhà viết kịch Lê Chí Trung. Tuy nhiên, khác với NSND Lê Hùng khi xây dựng vở diễn theo lối phản ánh lịch sử thì đạo diễn Trần Quang Hùng lại nảy ra ý tưởng sẽ dã sử hóa kịch bản. Vì thế, khán giả khi xem vở diễn đều cảm nhận được sự quen thuộc trong cái lạ, lạ về cách kết thúc của câu chuyện, lạ về nhiều thủ pháp nghệ thuật được sử dụng ăn nhập với ngôn ngữ và tiết tấu của cải lương.