Bài viết trong danh mục »Tin nhà hát «

Đưa nghệ thuật điện ảnh vào cải lương

An Ninh thủ đô

Giải trí

Thứ sáu 12/07/2013 07:04

ANTĐ - Được dàn dựng trên vở diễn đã từng ra mắt khán giả “Yêu là thoát tội”, tác giả Lê Chí Trung, đạo diễn NSƯT Trần Quang Hùng, Nhà hát Cải lương Hà Nội đã thực hiện việc thử nghiệm đưa nghệ thuật điện ảnh vào sân khấu cải lương. Nhờ đó, vở diễn đã mang màu sắc hiện đại hơn nhưng không làm mất đi tư tưởng, nội dung do tác giả Lê Chí Trung chắp bút.

Bằng sự hỗ trợ của kỹ thuật điện ảnh như đưa hình ảnh của ngoại cảnh, nội cảnh và âm thanh của các tình huống, hiệu quả tổng thể của vở diễn được tăng lên đáng kể, mở rộng không gian của sự việc, xóa đi dấu ấn bị cách quãng của việc chạy cảnh từ màn trước sang màn sau. “Yêu là thoát tội” được dựng lại từ vụ án Lệ Chi Viên nổi tiếng của lịch sử Việt Nam. Vở diễn là cái nhìn tự do, phóng khoáng của xã hội ngày nay về lịch sử dân tộc và chính thức “trình làng” sau 2 đêm ra mắt thành công (ngày 9 và 10-7) tại rạp Hồng Hà, số 51 Đường Thành, Hà Nội.

Hương Thủy

 

Đưa nghệ thuật điện ảnh vào vở cải lương “Yêu là thoát tội”

CUỘC SỐNG  |  Tháng 7 9, 2013
Báo Thời trang trẻ
Nhằm xoá cảm giác bị gián cách giữa các màn chuyển cảnh của một vở diễn sân khấu khiến khán giả nhàm chán, Nhà hát Cải lương Hà Nội bước đầu thực hiện thử nghiệm dự án mới đưa Nghệ thuật Điện ảnh vào sân khấu Cải lương.

Khắc phục được những hạn chế chuyển cảnh

Theo NSƯT Trần Quang Hùng – Giám đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội: Dự án đưa Nghệ thuật Điện ảnh vào sân khấu Cải lương là dùng sự hỗ trợ của kỹ thuật Điện ảnh. Đó là các hình ảnh ngoại cảnh, nội cảnh và các âm thanh của tình huống… Nhờ thế có thể làm tăng tính hiệu quả tổng thể của vở diễn, mở rộng không gian của sự việc, xoá đi dấu ấn “bị cách quãng” của việc “chạy cảnh” từ màn trước sang màn sau của quá trình diễn tiến vở diễn.

Hiện nay, việc chuyển cảnh sân khấu dù đã có nhiều tiến bộ so với thời kỳ bục bệ, phông màn cồng kềnh trước đây, nhưng những phút tắt đèn giữa khi vở diễn đang hồi căng thẳng gây khá nhiều phản cảm, gián đoạn trong tiếp nhận của công chúng.

Nhiều ấn tượng, cảm xúc thật, cảm nhận cái đẹp… đang được dâng lên trong lòng khán giả bỗng chốc bị xóa nhòa vì màn hạ, đèn tắt để chuyển cảnh. Rồi việc chuyển cảnh trong bóng tối với những nhân viên hậu đài, phụ thêm là các diễn viên trong quần áo trang phục lộn xộn, với cách làm việc còn chưa khoa học ở hầu hết các đơn vị sân khấu như hiện nay…

Những điều kể trên dễ dẫn tới những rối loạn, nhầm lẫn, thậm chí gây ra những lỗi lớn về nghệ thuật, ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả đêm diễn. Tất cả những điều đó ám ảnh suy tư nhiều ngày tháng cho người nghệ sĩ luôn trăn trở cho chất lượng của các đêm diễn.

Mot canh trong vo dien khi chua thu nghiem du an 560x361 Đưa nghệ thuật điện ảnh vào vở cải lương “Yêu là thoát tội”

Một cảnh trong vở diễn khi chưa thử nghiệm dự án.

 

Kéo người xem tập trung tối đa

Từ công tác chỉ đạo nghệ thuật, công tác đạo diễn cũng như những năm tháng dài trong vai trò của người nghệ sĩ trực tiếp sáng tạo lên hình tượng nghệ thuật, vị giám đốc Nhà hát đam mê nghề nghiệp này đã mạnh dạn tìm cách đi mới khi có ý tưởng: đưa nghệ thuật điện ảnh vào xử lý âm thanh, hình ảnh ở những phút thay cảnh.

Đèn dần tối để màn ảnh với các thủ pháp điện ảnh đưa tới cho người xem bối cảnh sân khấu mới, hình ảnh nhân vật với âm thanh rất thực… kéo người xem tập trung tối đa cho cảnh diễn tiếp theo.

Và rất nhiều cảnh diễn vì sự hạn chế của sàn diễn không thể diễn tả được sẽ được thể hiện trực tiếp trên màn hình, thông qua những kỹ xảo rất nghệ thuật của điện ảnh.

Hiệu quả dễ thấy là sự liên tục không bị ngắt quãng trong tiếp nhận của khán giả, là một không khí nghệ thuật tràn đầy, không có chỗ cho những sự phân tán như việc thay cảnh trước đây thường gây ra cho người thưởng thức cũng như lấp đầy những “yếu điểm” vốn luôn “gây khó” cho người sáng tạo khi thể hiện trên sàn diễn…

Đưa nghệ thuật điện ảnh vào sân khấu không phải là việc mới mẻ. Nhiều tác phẩm sân khấu trước đây đã đầu tư tiền của, công sức, trí tuệ cho sự gắn kết hai loại hình nghệ thuật này ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Nhưng việc thử nghiệm phương pháp áp dụng điện ảnh vào để mở rộng không gian cho sàn diễn, để thay cảnh một cách nghệ thuật và hiện đại, phải khẳng định là một cách làm mới sân khấu đáng trân trọng.

Nó phù hợp với xu hướng tích hợp các loại hình nghệ thuật, đem những hình thức nghệ thuật khác vào để “làm mới” cho sân khấu kịch…Trước đây, trong sân khấu cổ đại, người biểu diễn vừa hát, múa, đóng kịch…, và cùng với thời gian, sự chuyên nghiệp hóa, nhân loại có các hình thức opera, nhạc kịch, kịch múa, sân khấu kịch…

Trong sự làm mới mình, rất nhiều nghệ sĩ tìm lại con đường hòa nhập các nghệ thuật khác vào để làm phong phú thêm cho nghệ thuật biểu diễn. Và việc kết hợp với hình ảnh, âm thanh sống động của nghệ thuật điện ảnh vào khâu chuyển cảnh cho sân khấu là một cách làm phù hợp với xu hướng đổi mới nghệ thuật của thời đại.

Mong muốn sau những sáng tạo mang tính thử nghiệm mới mẻ này, sân khấu có thêm sức cuốn hút của nhịp điệu hiện đại, của sự mở rộng không gian và thời gian diễn tả cho sàn diễn, “cởi trói” phần nào cho những sáng tạo của các đạo diễn thêm bay bổng…

Những thử nghiệm này bắt đầu và tiếp tục nhanh chóng được tập thể Nhà hát đưa vào biểu diễn trong một thời gian rất gần và tin rằng, sẽ nhận được những phản hồi tích cực từ phía người xem cũng như các nhà chuyên môn để tiếp tục hoàn thiện và phục vụ tốt nhất cho nghệ thuật biểu diễn.

Được biết, sau một thời gian chuẩn bị và luyện tập, Nhà hát Cải lương Hà Nội đã hoàn thành tác phẩm sân khấu thử nghiệm “Yêu là thoát tội” của tác giả: Lê Chí Trung, Đạo diễn: NSƯT Trần Quang Hùng.

Nhà hát Cải lương Hà Nội tổ chức buổi biểu diễn thử nghiệm vào 20h thứ tư, ngày 10/07/2013, tại rạp Hồng Hà, Số 51 phố Đường Thành, Hà Nội.

Nguyễn Kim Anh

Thử nghiệm đưa điện ảnh vào sân khấu cải lương:

Báo Ánh sáng và cuộc sống

10/07/2013 08:49

 


Nhà hát Cải lương Hà Nội đang bước đầu thực hiện thử nghiệm dự án mới: đưa nghệ thuật điện ảnh vào sân khấu cải lương.

Đó là một cố gắng lớn để tăng thêm sức hấp dẫn cho nghệ thuật sân khấu, Thạc sĩ, đạo diễn, NSUT Trần Quang Hùng đã có ý tưởng mang tính đột phá đối với khâu chuyển cảnh ở các vở diễn.

Hiện nay, việc chuyển cảnh sân khấu dù đã có nhiều tiến bộ so với thời kỳ bục bệ, phông màn cồng kềnh trước đây, nhưng những phút  tắt đèn giữa khi vở diễn đang hồi căng thẳng gây khá nhiều phản cảm, gián đoạn trong tiếp nhận của công chúng. Nhiều ấn tượng về cái thật, cái đẹp… đang được cảm nhận bỗng chốc bị xóa nhòa vì màn hạ, đèn tắt để chuyển cảnh.

Rồi việc chuyển cảnh trong bóng tối với những nhân viên hậu đài, phụ thêm là các diễn viên trong quần áo trang phục lộn xộn, với cách làm việc còn chưa khoa học ở hầu hết các đơn vị sân khấu như hiện nay…  dễ dẫn tới những rối loạn, nhầm lẫn, thậm chí gây ra những lỗi lớn về nghệ thuật, ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả đêm diễn. Tất cả những điều đó ám ảnh suy tư nhiều ngày tháng cho người nghệ sĩ luôn trăn trở cho chất lượng của các đêm diễn.

Từ công tác chỉ đạo nghệ thuật, công tác đạo diễn cũng như những năm tháng dài trong vai trò của người nghệ sĩ trực tiếp sáng tạo lên hình tượng nghệ thuật, vị giám đốc Nhà hát đam mê nghề nghiệp này đã mạnh dạn tìm cách đi mới khi có ý tưởng: đưa nghệ thuật điện ảnh vào xử lý âm thanh, hình ảnh ở những phút thay cảnh.

Đèn dần tối để màn ảnh với các thủ pháp điện ảnh đưa tới cho người xem bối cảnh sân khấu mới, hình ảnh nhân vật với âm thanh rất thực… kéo người xem tập trung tối đa cho cảnh diễn tiếp theo. Và rất nhiều cảnh diễn vì sự hạn chế của sàn diễn không thể diễn tả được sẽ được thể hiện trực tiếp trên màn hình, thông qua những kỹ xảo rất nghệ thuật của điện ảnh.

Một phân cảnh được dàn dựng bằng hình ảnh sống động

Hiệu quả dễ thấy là, sự liên tục không bị ngắt quãng trong tiếp nhận của khán giả, là một không khí nghệ thuật tràn đầy, không có chỗ cho những sự phân tán như việc thay cảnh trước đây thường gây ra cho người thưởng thức cũng như lấp đầy những “yếu điểm” vốn luôn “gây khó” cho người sáng tạo khi thể hiện trên sàn diễn…

Đưa nghệ thuật điện ảnh vào sân khấu không phải là việc mới mẻ. Nhiều tác phẩm sân khấu trước đây đã đầu tư tiền của, công sức, trí tuệ cho sự gắn kết hai loại hình nghệ thuật này ở ViệtNamcũng như trên thế giới. Nhưng việc thử nghiệm phương pháp áp dụng điện ảnh vào để mở rộng không gian cho sàn diễn, để thay cảnh một cách nghệ thuật và hiện đại, phải khẳng định là một cách làm mới sân khấu đáng trân trọng. Nó phù hợp với xu hướng tích hợp các loại hình nghệ thuật, đem những hình thức nghệ thuật khác vào để “làm mới” cho kịch chủng…

Nhìn lại lịch sử phát triển của sân khấu thế giới có thể thấy rõ điều đó. Trước đây, trong sân khấu cổ đại, người biểu diễn vừa hát, múa, đóng kịch…, và cùng với thời gian, sự chuyên nghiệp hóa, nhân loại có các hình thức opera, nhạc kịch, kịch múa, sân khấu kịch… Trong sự làm mới mình, rất nhiều nghệ sĩ tìm lại con đường hòa nhập các nghệ thuật khác vào để làm phong phú thêm cho nghệ thuật biểu diễn. Và việc kết hợp với hình ảnh, âm thanh sống động của nghệ thuật điện ảnh vào khâu chuyển cảnh cho sân khấu là một cách làm phù hợp với xu hướng đổi mới nghệ thuật của thời đại.

Mong muốn sau những sáng tạo mang tính thử nghiệm mới mẻ này, sân khấu có thêm sức cuốn hút của nhịp điệu hiện đại, của sự mở rộng không gian và thời gian diễn tả cho sàn diễn, “cởi trói” phần nào cho những sáng tạo của các đạo diễn thêm bay bổng… Những thử nghiệm này sẽ nhanh chóng được tập thể Nhà hát đưa vào biểu diễn trong một thời gian rất gần và tin rằng, sẽ nhận được những phản hồi tích cực từ phía người xem cũng như các nhà chuyên môn để tiếp tục hoàn thiện và phục vụ tốt nhất cho nghệ thuật biểu diễn.

Sau một thời gian chuẩn bị, luyện tập, hiện nay Nhà hát Cải lương Hà Nội đã hoàn thành tác phẩm sân Vở diễn “Yêu là thoát tội” và đã chính thức đưa vào biểu diễn thử nghiệm tại rạp Hồng Hà (51 Đường Thành, HN). Tác giả: Lê Chí Trung; chuyển thể cải lương: Thạc sỹ Triệu Trung Kiên; Cố vấn văn học: PGS. TS Phạm Quang Long; Cố vấn nghệ thuật: NSƯT Quốc Chiêm; Đạo diễn: NSƯT Trần Quang Hùng; Âm nhạc: Nhạc sỹ Như Sơn; Thiết kế mỹ thuật: HoàngNam.

PV Trần Thu Thuỷ 

Đưa Nghệ thuật điện ảnh vào tác phẩm sân khấu – Dự án mới của Nhà hát Cải lương Hà Nội:
Một cảnh trong vở “Yêu là thoát tội”, đạo diễn NSUT Trần Quang Hùng Giám đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội

Trong một cố gắng để tăng thêm sức hấp dẫn cho nghệ thuật sân khấu, Thạc sĩ, đạo diễn, NSUT Trần Quang Hùng đã có ý tưởng mang tính đột phá đối với khâu chuyển cảnh ở các vở diễn.

Hiện nay, việc chuyển cảnh sân khấu dù đã có nhiều tiến bộ so với thời kỳ bục bệ, phông màn cồng kềnh trước đây, nhưng những phút tắt đèn giữa khi vở diễn đang hồi căng thẳng gây khá nhiều phản cảm, gián đoạn trong tiếp nhận của công chúng. Nhiều ấn tượng về cái thật, cái đẹp… đang được cảm nhận bỗng chốc bị xóa nhòa vì màn hạ, đèn tắt để chuyển cảnh. Rồi việc chuyển cảnh trong bóng tối với những nhân viên hậu đài, phụ thêm là các diễn viên trong quần áo trang phục lộn xộn, với cách làm việc còn chưa khoa học ở hầu hết các đơn vị sân khấu như hiện nay…  dễ dẫn tới những rối loạn, nhầm lẫn, thậm chí gây ra những lỗi lớn về nghệ thuật, ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả đêm diễn. Tất cả những điều đó ám ảnh suy tư nhiều ngày tháng cho người nghệ sĩ luôn trăn trở cho chất lượng của các đêm diễn.

Từ công tác chỉ đạo nghệ thuật, công tác đạo diễn cũng như những năm tháng dài trong vai trò của người nghệ sĩ trực tiếp sáng tạo lên hình tượng nghệ thuật, vị giám đốc Nhà hát đam mê nghề nghiệp này đã mạnh dạn tìm cách đi mới khi có ý tưởng: đưa nghệ thuật điện ảnh vào xử lý âm thanh, hình ảnh ở những phút thay cảnh. Đèn dần tối để màn ảnh với các thủ pháp điện ảnh đưa tới cho người xem bối cảnh sân khấu mới, hình ảnh nhân vật với âm thanh rất thực… kéo người xem tập trung tối đa cho cảnh diễn tiếp theo. Và rất nhiều cảnh diễn vì sự hạn chế của sàn diễn không thể diễn tả được sẽ được thể hiện trực tiếp trên màn hình, thông qua những kỹ xảo rất nghệ thuật của điện ảnh. Hiệu quả dễ thấy là, sự liên tục không bị ngắt quãng trong tiếp nhận của khán giả, là một không khí nghệ thuật tràn đầy, không có chỗ cho những sự phân tán như việc thay cảnh trước đây thường gây ra cho người thưởng thức cũng như lấp đầy những “yếu điểm” vốn luôn “gây khó” cho người sáng tạo khi thể hiện trên sàn diễn…

Đưa nghệ thuật điện ảnh vào sân khấu không phải là việc mới mẻ. Nhiều tác phẩm sân khấu trước đây đã đầu tư tiền của, công sức, trí tuệ cho sự gắn kết hai loại hình nghệ thuật này ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Nhưng việc thử nghiệm phương pháp áp dụng điện ảnh vào để mở rộng không gian cho sàn diễn, để thay cảnh một cách nghệ thuật và hiện đại, phải khẳng định là một cách làm mới sân khấu đáng trân trọng. Nó phù hợp với xu hướng tích hợp các loại hình nghệ thuật, đem những hình thức nghệ thuật khác vào để “làm mới” cho kịch chủng…  Nhìn lại lịch sử phát triển của sân khấu thế giới có thể thấy rõ điều đó. Trước đây, trong sân khấu cổ đại, người biểu diễn vừa hát, múa, đóng kịch…, và cùng với thời gian, sự chuyên nghiệp hóa, nhân loại có các hình thức opera, nhạc kịch, kịch múa, sân khấu kịch… Trong sự làm mới mình, rất nhiều nghệ sĩ tìm lại con đường hòa nhập các nghệ thuật khác vào để làm phong phú thêm cho nghệ thuật biểu diễn. Và việc kết hợp với hình ảnh, âm thanh sống động của nghệ thuật điện ảnh vào khâu chuyển cảnh cho sân khấu là một cách làm phù hợp với xu hướng đổi mới nghệ thuật của thời đại.

Mong muốn sau những sáng tạo mang tính thử nghiệm mới mẻ này, sân khấu có thêm sức cuốn hút của nhịp điệu hiện đại, của sự mở rộng không gian và thời gian diễn tả cho sàn diễn, “cởi trói” phần nào cho những sáng tạo của các đạo diễn thêm bay bổng… Những thử nghiệm này sẽ nhanh chóng được tập thể Nhà hát đưa vào biểu diễn trong một thời gian rất gần và tin rằng, sẽ nhận được những phản hồi tích cực từ phía người xem cũng như các nhà chuyên môn để tiếp tục hoàn thiện và phục vụ tốt nhất cho nghệ thuật biểu diễn.

 

 

THÀNH TÍCH – KHEN THƯỞNG:

Sáng 26-1, Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội tổ chức lễ trao giải thưởng Văn học nghệ thuật Thủ đô năm 2012 cho 25 tác phẩm và công trình của 9 hội chuyên ngành, trong đó, văn học có 3 giải, âm nhạc (2 giải), nhiếp ảnh nghệ thuật (3 giải), sân khấu (4 giải), mỹ thuật (3 giải), văn nghệ dân gian (2 giải), điện ảnh (3 giải), múa (1 giải), kiến trúc (4 giải).

Trong 4 giải được trao cho sân khấu, có một giải được trao cho vở cải lương Khi hoa nở trái mùa của Nhà hát Cải lương Hà Nội.

 

Vở diễn của Nhà hát Cải lương Hà Nội, đã ra mắt khán giả Thủ đô trong dịp cuối tháng 11/2011, tại rạp Hồng Hà (Hà Nội). Tác giả kịch bản Chu Thơm, chuyển thể cải lương: Thạc sĩ Triệu Trung Kiên, đạo diễn NSƯT Trần Quang Hùng, vở cải lương Khi hoa nở trái mùa là câu chuyện về tình yêu ngang trái của một họa sĩ với người thiếu nữ, khi cô đã đem lòng yêu một chàng trai khác.

Quá cay đắng, người họa sĩ đã ngụy tạo chứng cứ cùng bức thư giả để làm quà tặng hôn lễ. Đúng đêm tân hôn, khi gói quà được mở ra, chú rể là người quá trọng sự hoàn hảo, nên không thể chấp nhận tình huống có thể bị cô dâu lừa dối. Cuộc hôn nhân nhanh chóng tan vỡ. Cô gái với mầm sống trong bụng mình đã không thể chịu đựng nổi tình trạng oan trái, gieo mình tự vẫn. Nhưng cô đã được chính người họa sĩ cứu sống và chấp nhận cô cùng đứa con trong bụng mà anh yêu quý như con đẻ.

Hai mươi năm trôi qua, rất nhiều đổi thay đã đến với gia đình nhỏ của họ, khi người bố hoàn toàn biến thành người khác và mắc trọng bệnh. Cô con gái nhỏ lại có trái tim yếu đuối cần được thay thế. Trước cái chết cận kề, sự thật đã được bộc lộ… Sự cảm thông, thấu hiểu và tha thứ liệu có đến để có một kết thúc có hậu cho vở diễn?

Vở diễn có sự tham gia của NSƯT Thanh Hương, NS Quang Tuấn, Hoàng Viện, Thu Liệu, Thu Hường, Thy Nhung, Xuân Đại, Kim Dung…

THƯ CẢM ƠN QUÝ KHÁN GIẢ!
NHÀ HÁT CẢI LƯƠNG HÀ NỘI

 Hà Nội, ngày 01 tháng 01  năm 2013

THƯ CẢM ƠN

Ban lãnh đạo cùng các cán bộ nghệ sỹ Nhà hát cải lương Hà Nội xin gửi tới quý khán giả yêu mến Nghệ thuật Cải lương trên cả nước lời chào trân trọng và lời chúc tốt đẹp nhất.

Kính thưa quý Khán giả!

Trong năm qua đồng hành cùng các chương trình biểu diễn nghệ thuật và các vở diễn do Nhà hát Cải lương Hà Nội dàn dựng chính là sự cổ vũ quý báu của các khán giả đối với các nghệ sỹ của Nhà hát chúng tôi. Để đền đáp lòng yêu mến đó của khán giả, năm Quý Tỵ 2013 này, Lãnh đạo và tập thể nghệ sỹ Nhà hát cải lương Hà Nội sẽ xây dựng nhiều Vở diễn, nhiều chương trình nghệ thuật đạt chất lượng cao và cho ra mắt quý khán giả như một lời cảm ơn trân thành nhất.

Nhân dịp Xuân Quý Tỵ 2013, Tập thể nghệ sỹ Nhà hát cải lương Hà Nội xin trân trọng gửi lời cảm ơn và lời chúc tới Toàn thể gia đình, người thân và bạn bè quý khán giả được nhiều sức khỏe, hạnh phúc và phát đạt.

Xin trân trọng cảm ơn!

TM Tập thể Nghệ sỹ

Nhà hát Cải lương Hà Nội

GIÁM ĐỐC

NSƯT Trần Quang Hùng

Nhiệt liệt chúc mừng các Nghệ sĩ, nhạc công đạt giải thưởng Liên hoan Sân khấu Cải lương chuyên nghiệp toàn quốc 2012:
Lãnh đạo Nhà hát trao giải cho các Nghệ sĩ đạt Huy chương Vàng trong Liên hoan Sân khấu Cải lương chuyên nghiệp toàn quốc năm 2012.

NS Quang Huy (nhân vật ông Mưu trong TP “Mong gió đừng đổi chiều”) đạt Huy chương Vàng đã không giấu nổi những cảm xúc của mình và thay mặt các Nghệ sĩ đạt giải gửi lời cảm ơn đến Các đồng chí Lãnh đạo Sở và đặc biệt là Ban giám đốc cùng toàn thể các cán bộ, nghệ sĩ, CNV  Nhà hát.

 

 

Thuộc danh mục: Tin nhà hát  Chức năng phản hồi cho bài viết này đang tạm dừng
CLB đàn ca tài tử với Tiếng đàn, giọng ca cải lương hội tụ giữa lòng Hà Nội!

Theo Văn hoá Thông tin Hà Nội; số Tháng 10/2012:

Giữa cuộc sống ồn ào, tấp nập chốn thị thành không mấy ai ngờ vẫn còn một địa chỉ, mà ở nơi đó bất cứ ai nếu có năng khiếu và lòng say mê ca hát cũng có thể đến đăng kí, luyện tập và được biểu diễn. Nơi đó luôn rộn rã tiếng đàn, những câu ca vọng cổ cải lương của những ca sĩ, diễn viên không chuyên.

Sau nhiều thử nghiệm nhằm thu hút lượng khán giả đến với cải lương đông hơn, như biểu diễn chương trình nghệ thuật thử nghiệm tiếng Anh chẳng hạn, Nhà hát Cải lương Hà Nội lại khuấy động sân khấu này bằng việc đưa diễn viên không chuyên lên sân khấu với mô hình sân khấu nhỏ mang tính xã hội hóa “Tiếng đàn, giọng ca cải lương hội tụ giữa lòng Hà Nội”, được thực hiện bởi sự tham gia diễn xuất của chính khán giả yêu mến cải lương. Đây là mô hình mang tính xã hội hoá đầu tiên của Nhà hát. Sau một thời gian chuẩn bị công phu, tối 29/8/2012 khán phòng của Rạp Chuông Vàng tại 72 Hàng Bạc chật cứng người xem. Nhiều người phải đứng hai bên lối đi để cổ vũ. Bản thân người viết bài này cũng phải chen chúc đứng cuối sân khâu mới có chỗ xem. Thật sự kinh ngạc, hầu hết các tiết mục trong đêm diễn đều nhuần nhuyễn trơn chu, nhiều diễn viên biểu diễn rất bài bản chuyên nghiệp như tiết mục Trương Chi, Tằm vương tơ, Lan và Điệp, trích đoạn Luận Anh hùng…Trong 2 tiếng đồng hồ, 12/12 tiết mục của các diễn viên không chuyên biểu diễn độc lập hay kết hợp với diễn viên của Nhà hát đều hấp dẫn, thu hút đông đảo người xem. Tiếng vỗ tay rầm rầm sau mỗi tiết mục. Nhiều người phải công nhận rằng những nghệ sỹ không chuyên, những khán giả của sân khấu cải lương này đã thể hiện được  khả năng và tình yêu cải lương của mình. Người xem rất ấn tượng với giọng ca của doanh nhân Thế Song  khi anh đóng vai vua Trần trong trích đoạn Luận anh hùng cùng với NSUT – Giám đốc Nhà hát cải lương. Rồi giọng ca của chị Xuân Hồng biểu diễn bài tân cổ “Tâm tình anh lính đảo xa” do chồng sáng tác và biểu diễn cùng. Hay giọng ca của chị Bích Dậu biểu diễn bài hát “Trăng nước quê em”…Riêng diễn viên Song Hồng đã đạt cả thanh và sắc đã được Nhà hát tuyển thẳng và được vào vai tham gia Hội diễn sân khấu Toàn quốc năm 2010 cuối tháng 10 này.

Được biết chương trình “Tiếng đàn, giọng ca Cải lương hội tụ giữa lòng Hà Nội” là kết quả hoạt động của CLB đàn ca tài tử của Nhà hát Cải lương Hà Nội nhằm hội tụ những hội viên là những người yêu thích Nghệ thuật sân khấu Cải lương (chưa từng là diễn viên) và các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân. Nhà hát cải lương đã quy tụ những người yêu cải lương và muốn được biểu diễn trên sân khấu lớn, chuyên nghiệp vào CLB bằng việc thông báo trên website của Nhà hát và qua người quen. Họ là những công chức, viên chức, giáo viên, nhà khoa học, doanh nhân, người làm nghề tự do, buôn bán… mỗi người mỗi nghề, mỗi người mỗi hoàn cảnh, có người ở ngay nội đô, người ở ngoại thành cách Nhà hát dăm bảy chục cây số, có người rất tự tin khi đăng kí và tham gia luyện tập, chuẩn  bị, có người rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin khi đăng kí và chuẩn bị chương trình…nhưng tất cả đều nhiệt tình,  say mê cải lương. Và chỉ sau 5 buổi luyện tập họ đã có thể đứng trên sân khấu.

CLB đàn ca tài tử mới được Nhà hát cải lương Hà Nội thành lập được 4 tháng nay và đêm diễn “Tiếng đàn, giọng ca Cải lương hội tụ giữa lòng Hà Nội” là đêm diễn đầu tiên của CLB. CLB có quy định rõ ràng trách nhiệm của từng bên: Phía Nhà hát sẽ tổ chức dàn dựng, luyện tập, biểu diễn cho đội ngũ diễn viên không chuyên. Khi biểu diễn, mỗi diễn viên không chuyên được cấp 4 chỗ ngồi cho người thân. Bên hội viên được quyền biểu diễn tùy khả năng, có thể đề nghị biểu diễn cùng những ngôi sao, nghệ sĩ sân khấu của Nhà hát mà họ yêu thích. Do là CLB tự nguyện, mang tính xã hội hóa nên mỗi tháng hội viên sẽ đóng góp 500.000đ/người để lấy kinh phí hoạt động. Định kỳ một tháng 2 lần Nhà hát tổ chức biểu diễn ở quy mô nhỏ vào tối chủ nhật. Nếu số lượng đông, số lần biểu diễn có thể tăng lên. Hiện CLB đã thu hút được 40 thành viên tham gia. Họ tìm đến CLB đều xuất phát từ niềm đam mê với môn nghệ thuật cải lương truyền thống này. Theo NSƯT Trần Quang Hùng thì việc thành lập CLB và đưa chương trình thử nghiệm “Tiếng đàn, giọng ca Cải lương hội tụ giữa lòng Hà Nội” xuất phát từ nhiều yếu tố trong đó có 5 yếu tố chính là: đi tìm công chúng mới cho nghệ thuật cải lương; đáp ứng nhu cầu không nhỏ của một số bộ phận yêu mến nghệ thuật cải lương, có nguyện vọng được ca, diễn với những nghệ sĩ chuyên nghiệp; Thông qua đó tìm kiếm tài năng trẻ để bồi dưỡng phát triển; Góp phần thúc đẩy phong trào văn hóa nghệ thuật không chuyên và tiếp cận với việc xã hội hóa sân khấu. Và Nhà hát đã thành công.

Thanh Quy

THÀNH TÍCH – KHEN THƯỞNG

Các đồng chí Lãnh đạo, nghệ sĩ, công nhân kỹ thuật Nhà hát Cải lương Hà Nội đã tham gia “Liên hoan sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc 2012” đã về đến Thủ đô Hà Nội ngày 04/11/2012. Nhà hát tham gia Liên hoan 03 tác phẩm sân khấu mới: “Khi hoa nở trái mùa”; “Mong gió đừng đổi chiều” và “Nguồn sáng phía chân trời” được Liên hoan, Lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Nai, các bạn đồng nghiệp, khán giả khen ngợi đánh giá cao, xứng đáng là Nhà hát của Thủ đô Hà Nội.

“Liên hoan sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc 2012” được tổ chức từ ngày 20/10/2012 tại TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và Lễ bế mạc được tổ chức vào tối ngày 03/11/2012 tại Trung tâm hội nghị và tổ chức sự kiện TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Tại buổi lễ, Lãnh đạo Cục nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) đã công bố quyết định tặng thưởng cho đơn vị dự thi: Nhà hát Cải lương Hà Nội bao gồm các giải thưởng tập thể và các giải thưởng cá nhân xuất sắc nhất:

        1. Các thành tích tập thể:

+ Giải B tác phẩm “Mong gió đừng đổi chiều”

Tác giả              : Lê Chí Trung

Đạo diễn           : NSƯT Trần Quang Hùng

Âm nhạc            : Nhạc sĩ Như Sơn

+ Giải “Dàn nhạc cổ Nhà hát Cải lương Hà Nội xuất sắc” (Đoàn Cải lương Hoa Mai tác phẩm “Nguồn sáng phía chân trời”)

          2. Các thành tích cá nhân xuất sắc gồm:

          + 05 Huy chương Vàng:

1. NSƯT Thanh Hương          Nhân vật Hoài trong “Khi hoa nở trái mùa”

2. NS Tuấn An                        Nhân vật Hoàng trong “Nguồn sáng phía chân trời”

3. NS Quang Thanh                Nhân vật Văn trong “Nguồn sáng phía chân trời”

4. NS Thy Nhung                   Nhân vật Vân trong “Mong gió đừng đổi chiều”

5. NS Quang Huy                   Nhân vật ông Mưu trong “Mong gió đừng đổi chiều”

          + 05 Huy Chương Bạc:

1. NSƯT Hồng Tuyến            Nhân vật Phan trong “Mong gió đừng đổi chiều”

2. NSƯT Trần Hà                   Nhân vật bố Hường trong “Nguồn sáng phía chân trời”

3. NS Quang Tuấn                  Nhân vật Phong trong “Khi hoa nở trái mùa”

4. NS Thái Vân                       Nhân vật Hường trong “Nguồn sáng phía chân trời”

5. NS Hoàng Viện                  Nhân vật Thiết trong “Khi hoa nở trái mùa”                      

       3. Các bằng khen:

+ Bằng khen của “Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam” khen thưởng Nhà hát Cải lương Hà Nội đã có thành tích tham gia “Liên hoan sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc 2012”

+ Bằng khen của “Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Tỉnh Đồng Nai” khen thưởng Nhà hát Cải lương Hà Nội đã có thành tích tham gia “Liên hoan sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc 2012”

LỄ GIỖ TỔ NGHÀNH SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG VÀ KỶ NIỆM 55 NĂM THÀNH LẬP ĐOÀN CẢI LƯƠNG HOA MAI CỦA NHÀ HÁT CẢI LƯƠNG HÀ NỘI

Cứ vào ngày 12/08 (âm lịch) hàng năm, tất cả các sân khấu trên khắp cả nước lại nhộn nhịp diễn ra lễ Giỗ tổ ngành Sân khấu ViệtNam. Vào tối ngày 11/08 (âm lịch) Nhà hát Cải lương Hà Nội đã trân trọng tổ chức lễ giỗ tổ ngành Sân khấu và kỷ niệm 55 năm Thành lập Đoàn Cải lương Hoa Mai, với đạo lý uống nước nhớ nguồn – cây có gốc mới sinh ra cành ra ngọn, ăn quả nhớ người trồng cây, để tỏ lòng biết ơn nghiệp tổ, biết ơn các thế hệ nghệ sỹ những viên gạch đầu tiên đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp sân khấu cải lương.

Xem chi tiết…