Các bài viết của tác giả
Khi cải lương “dựa lưng” điện ảnh
07:00 | 12/07/2013
(PetroTimes) - Xuất phát từ ý tưởng cài hình ảnh vào phân đoạn chuyển cảnh nhằm khắc phục những phút “chết” của sân khấu, nghệ sỹ cải lương đã nghĩ đến việc “dựa lưng” vào điện ảnh.
Theo đó, những hình ảnh ngoại cảnh, nội cảnh, âm thanh, ánh sáng… sẽ được thể hiện một cách chân thực, sống động hơn trên sân khấu bằng những thước phim điện ảnh.
Nhìn nhận từ thực tế hiện nay, việc chuyển cảnh sân khấu dù đã có nhiều tiến bộ so với thời kỳ trước. Những kỹ thuật bục bệ, phông màn… của hậu kỳ được giảm thiểu rất nhiều so với sự cồng kềnh trước đây. Nhưng việc tắt đèn, phân cảnh giữa các phân đoạn trong khi diễn vở đã vô tình cắt đứt mạch cảm xúc của khán giả, giảm đi những hồi hộp, căng thẳng cần có.
Hơn nữa, việc chuyển cảnh trong bóng tối vô tình có nhiều sự nhầm lẫn không đáng có, thậm chí gây lỗi lớn trong nghệ thuật mà khó khắc phục khi đang diễn trực tiếp… Đó là lý do khiến không ít nghệ sỹ đau đầu tìm phương hướng khắc phục. Vì vậy, việc đưa điện ảnh vào sân khấu là phương pháp hữu hiệu cho những điểm yếu trên.
Một cảnh trên sân khấu của vở “Yêu là thoát tội”Đưa điện ảnh vào sân khấu không phải là ý tưởng mới, khi nhiều nước trên thế giới đã áp dụng hình thức này. Nhưng ở Việt Nam, thì mới có các nghệ sỹ sân khấu cải lương mạnh dạn có những bước đi đầu. Và vở “Yêu là thoát tội” vừa được chiếu thử nghiệm dành cho khán giả thủ đô đã đem đến những xúc cảm riêng.
“Yêu là thoát tội” là một vở cải lương được dàn dựng lại từ vụ án Lệ Chi Viên nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, diễn ra vào năm Nhâm Tuất thời Hậu Lê (1442). Nhắc đến Thị Lan, nữ đại học sỹ và danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi hẳn ai cũng nhớ đến bản án thế kỷ “Tru di tam tộc”. Vụ án với nỗi bi kịch được xem là thê thảm bậc nhất trong lịch sử triều đại phong kiến đó đến nay vẫn còn làm nhói đau bao trái tim Việt. Hai năm trước, “Yêu là thoát tội” cũng đã ra mắt khán giả và để lại trong lòng công chúng nhiều tình cảm đẹp khi đưa ra một giả thiết mới cho vụ án. Còn với bản dựng mới này, “Yêu là thoát tội” lại là câu chuyện kể thông suốt, những nút thắt của câu chuyện được lột tả sâu hơn, cụ thể hơn khi kết hợp với điện ảnh.
Điều mà vở diễn làm được là giảm thiểu được những phút “chết” của sân khấu. Thay vì phải theo dõi thuần chỉ là cảnh dựng trên sân khấu thì khán giả lại được dịp đổi món bằng những thước quay điện ảnh sống động, chân thực hơn.
Cái được của việc đưa điện ảnh vào sân khấu này phải thừa nhận, vừa tiết kiệm được thời gian, xóa đi những giây phút chờ đợi của khán giả. Và khi xem những phân đoạn chuyển cảnh bằng điện ảnh thì tạo được sự phấn khích cho khán giả theo dõi, những mạch cảm xúc không bị đứt đoạn và những cao trào thì được đẩy lên đỉnh điểm, kéo người xem tập trung tối đa cho vở diễn. Nhiều cảnh diễn do hạn chế của sân khấu, không được thực hiện thì được điện ảnh giải quyết một cách triệt để. Điều này đã giúp sân khấu cải lương được mở rộng, bao quát hơn.
So với sự nhàm chán mà sân khấu truyền thống đang mắc phải thì đây quả là biện pháp hữu hiệu khắc phục những điểm yếu còn tồn đọng. NSƯT Trần Quang Hùng – Giám đốc Nhà hát Cải lương chia sẻ với Petrotimes: “Dự án đưa điện ảnh vào sân khấu cải lương bằng việc dùng sự hỗ trợ của kỹ thuật điện ảnh cho những phân đoạn mà không gian bó hẹp của sân khấu khó chuyển tải được. Bên cạnh đó, việc hạ màn ở mỗi phân đoạn thường làm khán giả bị mất cảm hứng. Chúng tôi đã trăn trở nhiều về vấn đề này, nên việc tìm đến điện ảnh để cứu nguy như vậy mong rằng sẽ hữu hiệu. Đây là sự cố gắng của chúng tôi nhằm đưa sân khấu cải lương đến gần với khán giả”.
Một phân cảnh dựng bằng điện ảnh được trình chiếu trong vở cải lươngMột điều phải thừa nhận rằng, làm sao tìm được khán giả là câu hỏi khiến các nghệ sỹ phải đau đầu, điều này xảy ra không chỉ với cải lương mà còn tồn đọng ở nhiều sân khấu truyền thống khác. Trong khi, sân khấu chèo chủ trương tìm đến những chiếu chèo nhỏ, sân khấu tuồng tìm khán giả bằng dự án “Sân khấu học đường” thì việc cải biên của cải lương cũng là một hình thức độc đáo, đáng ghi nhận. Biết rằng, mỗi loại hình sẽ có một lối đi riêng và với sân khấu cải lương thì việc “kết duyên” với điện ảnh là một nỗ lực đáng ghi nhận. Mong rằng, với những sự “thay máu” tương tự, sân khấu truyền thống không còn quá xa lạ với khán giả.
Huyền Anh
CAND (online)
09:36:00 12/07/2013
Những nghi vấn từ tấn bi kịch thảm khốc nhất trong lịch sử nước Việt khi đại thần Nguyễn Trãi bị vu oan và bị tru di tam tộc vẫn dai dẳng với muôn điều lý giải ròng rã gần 600 năm qua. Giờ đây, thêm một lần nữa, vụ án lại được đưa lên sân khấu Hà Nội, dưới một góc nhìn khác, ấm áp tính nhân văn và cảm thông sâu sắc trong vở “Yêu là thoát tội” (kịch bản: Lê Chí Trung, đạo diễn: NSƯT Quang Hùng).
Với cái nhìn tự do, phóng khoáng về một khoảnh khắc bi thảm của lịch sử, “Yêu là thoát tội” ra mắt tối 10/7 đầy đặn sự cảm thông với thân phận của Thị Lan, người phụ nữ tài sắc vẹn toàn của Nguyễn Trãi. Phẩm chất thanh liêm, chính trực của Nguyễn Trãi như ánh sao khuê sáng chói trên bầu trời, khiến ông trở thành mục tiêu để bao mưu đồ chính trị nhắm vào. Trong khi đó, tài năng, sắc đẹp của Thị Lan cũng lọt vào mắt thiên tử. Bị vây bọc bởi những nhóm lợi ích quay cuồng trong những mưu toan chính trị nơi cung đình, vị vua trẻ càng khát thèm một tri kỷ, tri âm. Tình yêu ông dành cho Thị Lan vừa nồng nàn, dữ dội, vừa bền bỉ, thẳm sâu, bất chấp rào cản của lề thói phong kiến.
Khác với nhiều tác phẩm sân khấu, văn học từng viết về vụ án Lệ Chi Viên, “Yêu là thoát tội” đã để cho Nữ nghi Học sĩ giàu lòng trắc ẩn cũng yêu vị vua trẻ. Bi kịch nảy nở từ đây khi lòng ghen của Hoàng hậu, cộng với những âm mưu tranh giành quyền lực chốn hậu cung đã đẩy tấn bi kịch chính trị lên đến đỉnh điểm. Và thảm họa tru di 3 họ đã xảy ra.
Một cảnh trong vở “Yêu là thoát tội” – Đạo diễn NSUT Trần Quang Hùng – Giám đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội“Yêu là thoát tội” tiếp tục đánh dấu sự thành công của NSƯT Quang Hùng. Sự sáng tạo của anh mang đậm tính nghệ thuật, thỏa mãn được thị giác lẫn những ý nghĩa sâu xa gửi gắm. Đạo diễn Quang Hùng đã khai thác tận cùng tâm lý các nhân vật, để nghệ sĩ được thể hiện tài năng sáng tạo.
NSƯT Thanh Hương đã hóa thân vào một Thị Lan đầy tâm trạng giằng xé trước tình yêu và bổn phận người vợ dịu dàng và quyến rũ, lấy được sự thương cảm, xót xa và chia sẻ của người xem. Giọng ca truyền cảm của Thanh Hương càng cuốn hút người xem vào từng lớp diễn.
Nghệ sĩ Thy Nhung, người vừa giành được Huy chương Vàng tại LHSK chuyên nghiệp toàn quốc cũng rất thành công với vai Hoàng hậu hiểm độc, có chiều sâu, đa phong cách.
Phản ánh sâu sắc bi kịch của số phận các nhân vật trong quá khứ, “Yêu là thoát tội” mang đến một cách lý giải riêng về vụ án vườn vải cách đây gần 6 thế kỷ, soi chiếu dưới một góc nhìn tinh tế, thấm đẫm sự bao dung của hậu thế! Vở diễn như một món quà dâng lên trước ngày giỗ Nguyễn Trãi – Nguyễn Thị Lộ đang đến gần.
TH.
Thử nghiệm mới trong dàn dựng sân khấu cải lương 15:43 | 11/07/2013
(ĐCSVN) – Tối 10/7, sau một thời gian chuẩn bị, luyện tập, Nhà hát Cải lương Hà Nội đã tổ chức biểu diễn thử nghiệm tác phẩm “Yêu là thoát tội” lần đầu tiên có sự kết hợp giữa sân khấu cải lương và ngôn ngữ điện ảnh.
Từ công tác chỉ đạo nghệ thuật, công tác đạo diễn cũng như những năm tháng dài trong vai trò của người nghệ sĩ trực tiếp sáng tạo nên hình tượng nghệ thuật, Giám đốc Nhà hát – NSƯT Trần Quang Hùng đã mạnh dạn tìm cách đi mới khi có ý tưởng: đưa nghệ thuật điện ảnh vào xử lý âm thanh, hình ảnh ở những phút thay cảnh. Đèn dần tối để màn ảnh với các thủ pháp điện ảnh đưa tới cho người xem bối cảnh sân khấu mới, hình ảnh nhân vật với âm thanh rất thực… kéo người xem tập trung tối đa cho cảnh diễn tiếp theo. Và, rất nhiều cảnh diễn vì sự hạn chế của sàn diễn không thể diễn tả được sẽ được thể hiện trực tiếp trên màn hình, thông qua những kỹ xảo rất nghệ thuật của điện ảnh.
Theo NSƯT Trần Quang Hùng, dự án đưa nghệ thuật điện ảnh vào sân khấu cải lương có thể làm tăng tính hiệu quả tổng thể của vở diễn, mở rộng không gian của sự việc, xoá đi dấu ấn “bị cách quãng” của việc “chạy cảnh” từ màn trước sang màn sau của quá trình diễn tiến vở diễn.
Sau những sáng tạo mang tính thử nghiệm mới mẻ này, hy vọng sân khấu sẽ ngày càng có thêm sức cuốn hút của nhịp điệu hiện đại, của sự mở rộng không gian và thời gian diễn tả cho sàn diễn, “cởi trói” phần nào cho những sáng tạo của các đạo diễn thêm bay bổng… Những thử nghiệm này sẽ được tập thể Nhà hát Cải lương Hà Nội đưa vào biểu diễn trong thời gian tới với mong muốn sẽ nhận được những phản hồi tích cực từ phía người xem cũng như các nhà chuyên môn để tiếp tục hoàn thiện và phục vụ tốt nhất cho nghệ thuật biểu diễn./.
Các từ khóa theo tin:
QT
VOV5 ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
HỆ PHÁT THANH ĐỐI NGOẠI
Nhịp cầu kết nối Việt Nam với bạn bè quốc tế
10 Tháng Bảy 2013
(VOV5) – Nhà hát Cải lương Hà Nội đang bước đầu thực hiện thử nghiệm đưa nghệ thuật điện ảnh vào sân khấu cải lương bằng sự hỗ trợ của kỹ thuật điện ảnh. Sau một thời gian luyện tập, tối 9/7, Nhà hát Cải lương Hà Nội chính thức công diễn trước khán giả Thủ đô tác phẩm sân khấu thử nghiệm “Yêu là thoát tội” của đạo diễn Nghệ sĩ Ưu tú Trần Quang Hùng.
Vở cải lương “Yêu là thoát tội” được dựng lại từ vụ án Lệ Chi Viên nổi tiếng của lịch sử Việt Nam, diễn ra vào năm Nhâm Tuất (1442) thời Hậu Lê , dẫn đến cái chết của danh nhân Nguyễn Trãi cũng như thảm án tru di tam tộc cả dòng họ của ông . Bi kịch của gia tộc họ Nguyễn được lý giải dưới một góc nhìn khác, đậm tính nhân văn. Nguyễn Thị Lộ, một phụ nữ tài, sắc vẹn toàn, có một tình yêu chân thành đi kèm với sự tôn kính người chồng là một bậc khai quốc công thần có rất nhiều công lao với triều đình. Tài năng, nhan sắc của bà cùng tình yêu lớn của bà cũng không thể giúp bà thoát khỏi mưu đồ chính trị nhắm vào Nguyễn Trãi. Mong muốn đưa bằng được con mình lên ngai vàng, hoàng hậu cấu kết với bọn gian thần đầu độc nhà vua và vu cho Nguyễn Thị Lộ giết Vua, gây ra tấn bi kịch tru di tam tộc (ba họ)./.
An Ninh thủ đô
Thứ sáu 12/07/2013 07:04
ANTĐ - Được dàn dựng trên vở diễn đã từng ra mắt khán giả “Yêu là thoát tội”, tác giả Lê Chí Trung, đạo diễn NSƯT Trần Quang Hùng, Nhà hát Cải lương Hà Nội đã thực hiện việc thử nghiệm đưa nghệ thuật điện ảnh vào sân khấu cải lương. Nhờ đó, vở diễn đã mang màu sắc hiện đại hơn nhưng không làm mất đi tư tưởng, nội dung do tác giả Lê Chí Trung chắp bút.
Bằng sự hỗ trợ của kỹ thuật điện ảnh như đưa hình ảnh của ngoại cảnh, nội cảnh và âm thanh của các tình huống, hiệu quả tổng thể của vở diễn được tăng lên đáng kể, mở rộng không gian của sự việc, xóa đi dấu ấn bị cách quãng của việc chạy cảnh từ màn trước sang màn sau. “Yêu là thoát tội” được dựng lại từ vụ án Lệ Chi Viên nổi tiếng của lịch sử Việt Nam. Vở diễn là cái nhìn tự do, phóng khoáng của xã hội ngày nay về lịch sử dân tộc và chính thức “trình làng” sau 2 đêm ra mắt thành công (ngày 9 và 10-7) tại rạp Hồng Hà, số 51 Đường Thành, Hà Nội.
Hương Thủy
Nhằm xoá cảm giác bị gián cách giữa các màn chuyển cảnh của một vở diễn sân khấu khiến khán giả nhàm chán, Nhà hát Cải lương Hà Nội bước đầu thực hiện thử nghiệm dự án mới đưa Nghệ thuật Điện ảnh vào sân khấu Cải lương. |
Khắc phục được những hạn chế chuyển cảnh
Theo NSƯT Trần Quang Hùng – Giám đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội: Dự án đưa Nghệ thuật Điện ảnh vào sân khấu Cải lương là dùng sự hỗ trợ của kỹ thuật Điện ảnh. Đó là các hình ảnh ngoại cảnh, nội cảnh và các âm thanh của tình huống… Nhờ thế có thể làm tăng tính hiệu quả tổng thể của vở diễn, mở rộng không gian của sự việc, xoá đi dấu ấn “bị cách quãng” của việc “chạy cảnh” từ màn trước sang màn sau của quá trình diễn tiến vở diễn.
Hiện nay, việc chuyển cảnh sân khấu dù đã có nhiều tiến bộ so với thời kỳ bục bệ, phông màn cồng kềnh trước đây, nhưng những phút tắt đèn giữa khi vở diễn đang hồi căng thẳng gây khá nhiều phản cảm, gián đoạn trong tiếp nhận của công chúng.
Nhiều ấn tượng, cảm xúc thật, cảm nhận cái đẹp… đang được dâng lên trong lòng khán giả bỗng chốc bị xóa nhòa vì màn hạ, đèn tắt để chuyển cảnh. Rồi việc chuyển cảnh trong bóng tối với những nhân viên hậu đài, phụ thêm là các diễn viên trong quần áo trang phục lộn xộn, với cách làm việc còn chưa khoa học ở hầu hết các đơn vị sân khấu như hiện nay…
Những điều kể trên dễ dẫn tới những rối loạn, nhầm lẫn, thậm chí gây ra những lỗi lớn về nghệ thuật, ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả đêm diễn. Tất cả những điều đó ám ảnh suy tư nhiều ngày tháng cho người nghệ sĩ luôn trăn trở cho chất lượng của các đêm diễn.
Một cảnh trong vở diễn khi chưa thử nghiệm dự án.
Kéo người xem tập trung tối đa
Từ công tác chỉ đạo nghệ thuật, công tác đạo diễn cũng như những năm tháng dài trong vai trò của người nghệ sĩ trực tiếp sáng tạo lên hình tượng nghệ thuật, vị giám đốc Nhà hát đam mê nghề nghiệp này đã mạnh dạn tìm cách đi mới khi có ý tưởng: đưa nghệ thuật điện ảnh vào xử lý âm thanh, hình ảnh ở những phút thay cảnh.
Đèn dần tối để màn ảnh với các thủ pháp điện ảnh đưa tới cho người xem bối cảnh sân khấu mới, hình ảnh nhân vật với âm thanh rất thực… kéo người xem tập trung tối đa cho cảnh diễn tiếp theo.
Và rất nhiều cảnh diễn vì sự hạn chế của sàn diễn không thể diễn tả được sẽ được thể hiện trực tiếp trên màn hình, thông qua những kỹ xảo rất nghệ thuật của điện ảnh.
Hiệu quả dễ thấy là sự liên tục không bị ngắt quãng trong tiếp nhận của khán giả, là một không khí nghệ thuật tràn đầy, không có chỗ cho những sự phân tán như việc thay cảnh trước đây thường gây ra cho người thưởng thức cũng như lấp đầy những “yếu điểm” vốn luôn “gây khó” cho người sáng tạo khi thể hiện trên sàn diễn…
Đưa nghệ thuật điện ảnh vào sân khấu không phải là việc mới mẻ. Nhiều tác phẩm sân khấu trước đây đã đầu tư tiền của, công sức, trí tuệ cho sự gắn kết hai loại hình nghệ thuật này ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Nhưng việc thử nghiệm phương pháp áp dụng điện ảnh vào để mở rộng không gian cho sàn diễn, để thay cảnh một cách nghệ thuật và hiện đại, phải khẳng định là một cách làm mới sân khấu đáng trân trọng.
Nó phù hợp với xu hướng tích hợp các loại hình nghệ thuật, đem những hình thức nghệ thuật khác vào để “làm mới” cho sân khấu kịch…Trước đây, trong sân khấu cổ đại, người biểu diễn vừa hát, múa, đóng kịch…, và cùng với thời gian, sự chuyên nghiệp hóa, nhân loại có các hình thức opera, nhạc kịch, kịch múa, sân khấu kịch…
Trong sự làm mới mình, rất nhiều nghệ sĩ tìm lại con đường hòa nhập các nghệ thuật khác vào để làm phong phú thêm cho nghệ thuật biểu diễn. Và việc kết hợp với hình ảnh, âm thanh sống động của nghệ thuật điện ảnh vào khâu chuyển cảnh cho sân khấu là một cách làm phù hợp với xu hướng đổi mới nghệ thuật của thời đại.
Mong muốn sau những sáng tạo mang tính thử nghiệm mới mẻ này, sân khấu có thêm sức cuốn hút của nhịp điệu hiện đại, của sự mở rộng không gian và thời gian diễn tả cho sàn diễn, “cởi trói” phần nào cho những sáng tạo của các đạo diễn thêm bay bổng…
Những thử nghiệm này bắt đầu và tiếp tục nhanh chóng được tập thể Nhà hát đưa vào biểu diễn trong một thời gian rất gần và tin rằng, sẽ nhận được những phản hồi tích cực từ phía người xem cũng như các nhà chuyên môn để tiếp tục hoàn thiện và phục vụ tốt nhất cho nghệ thuật biểu diễn.
Được biết, sau một thời gian chuẩn bị và luyện tập, Nhà hát Cải lương Hà Nội đã hoàn thành tác phẩm sân khấu thử nghiệm “Yêu là thoát tội” của tác giả: Lê Chí Trung, Đạo diễn: NSƯT Trần Quang Hùng.
Nhà hát Cải lương Hà Nội tổ chức buổi biểu diễn thử nghiệm vào 20h thứ tư, ngày 10/07/2013, tại rạp Hồng Hà, Số 51 phố Đường Thành, Hà Nội.
Nguyễn Kim Anh
Báo Ánh sáng và cuộc sống
10/07/2013 08:49
Nhà hát Cải lương Hà Nội đang bước đầu thực hiện thử nghiệm dự án mới: đưa nghệ thuật điện ảnh vào sân khấu cải lương.
Đó là một cố gắng lớn để tăng thêm sức hấp dẫn cho nghệ thuật sân khấu, Thạc sĩ, đạo diễn, NSUT Trần Quang Hùng đã có ý tưởng mang tính đột phá đối với khâu chuyển cảnh ở các vở diễn.
Hiện nay, việc chuyển cảnh sân khấu dù đã có nhiều tiến bộ so với thời kỳ bục bệ, phông màn cồng kềnh trước đây, nhưng những phút tắt đèn giữa khi vở diễn đang hồi căng thẳng gây khá nhiều phản cảm, gián đoạn trong tiếp nhận của công chúng. Nhiều ấn tượng về cái thật, cái đẹp… đang được cảm nhận bỗng chốc bị xóa nhòa vì màn hạ, đèn tắt để chuyển cảnh.
Rồi việc chuyển cảnh trong bóng tối với những nhân viên hậu đài, phụ thêm là các diễn viên trong quần áo trang phục lộn xộn, với cách làm việc còn chưa khoa học ở hầu hết các đơn vị sân khấu như hiện nay… dễ dẫn tới những rối loạn, nhầm lẫn, thậm chí gây ra những lỗi lớn về nghệ thuật, ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả đêm diễn. Tất cả những điều đó ám ảnh suy tư nhiều ngày tháng cho người nghệ sĩ luôn trăn trở cho chất lượng của các đêm diễn.
Từ công tác chỉ đạo nghệ thuật, công tác đạo diễn cũng như những năm tháng dài trong vai trò của người nghệ sĩ trực tiếp sáng tạo lên hình tượng nghệ thuật, vị giám đốc Nhà hát đam mê nghề nghiệp này đã mạnh dạn tìm cách đi mới khi có ý tưởng: đưa nghệ thuật điện ảnh vào xử lý âm thanh, hình ảnh ở những phút thay cảnh.
Đèn dần tối để màn ảnh với các thủ pháp điện ảnh đưa tới cho người xem bối cảnh sân khấu mới, hình ảnh nhân vật với âm thanh rất thực… kéo người xem tập trung tối đa cho cảnh diễn tiếp theo. Và rất nhiều cảnh diễn vì sự hạn chế của sàn diễn không thể diễn tả được sẽ được thể hiện trực tiếp trên màn hình, thông qua những kỹ xảo rất nghệ thuật của điện ảnh.
Một phân cảnh được dàn dựng bằng hình ảnh sống độngHiệu quả dễ thấy là, sự liên tục không bị ngắt quãng trong tiếp nhận của khán giả, là một không khí nghệ thuật tràn đầy, không có chỗ cho những sự phân tán như việc thay cảnh trước đây thường gây ra cho người thưởng thức cũng như lấp đầy những “yếu điểm” vốn luôn “gây khó” cho người sáng tạo khi thể hiện trên sàn diễn…
Đưa nghệ thuật điện ảnh vào sân khấu không phải là việc mới mẻ. Nhiều tác phẩm sân khấu trước đây đã đầu tư tiền của, công sức, trí tuệ cho sự gắn kết hai loại hình nghệ thuật này ở ViệtNamcũng như trên thế giới. Nhưng việc thử nghiệm phương pháp áp dụng điện ảnh vào để mở rộng không gian cho sàn diễn, để thay cảnh một cách nghệ thuật và hiện đại, phải khẳng định là một cách làm mới sân khấu đáng trân trọng. Nó phù hợp với xu hướng tích hợp các loại hình nghệ thuật, đem những hình thức nghệ thuật khác vào để “làm mới” cho kịch chủng…
Nhìn lại lịch sử phát triển của sân khấu thế giới có thể thấy rõ điều đó. Trước đây, trong sân khấu cổ đại, người biểu diễn vừa hát, múa, đóng kịch…, và cùng với thời gian, sự chuyên nghiệp hóa, nhân loại có các hình thức opera, nhạc kịch, kịch múa, sân khấu kịch… Trong sự làm mới mình, rất nhiều nghệ sĩ tìm lại con đường hòa nhập các nghệ thuật khác vào để làm phong phú thêm cho nghệ thuật biểu diễn. Và việc kết hợp với hình ảnh, âm thanh sống động của nghệ thuật điện ảnh vào khâu chuyển cảnh cho sân khấu là một cách làm phù hợp với xu hướng đổi mới nghệ thuật của thời đại.
Mong muốn sau những sáng tạo mang tính thử nghiệm mới mẻ này, sân khấu có thêm sức cuốn hút của nhịp điệu hiện đại, của sự mở rộng không gian và thời gian diễn tả cho sàn diễn, “cởi trói” phần nào cho những sáng tạo của các đạo diễn thêm bay bổng… Những thử nghiệm này sẽ nhanh chóng được tập thể Nhà hát đưa vào biểu diễn trong một thời gian rất gần và tin rằng, sẽ nhận được những phản hồi tích cực từ phía người xem cũng như các nhà chuyên môn để tiếp tục hoàn thiện và phục vụ tốt nhất cho nghệ thuật biểu diễn.
Sau một thời gian chuẩn bị, luyện tập, hiện nay Nhà hát Cải lương Hà Nội đã hoàn thành tác phẩm sân Vở diễn “Yêu là thoát tội” và đã chính thức đưa vào biểu diễn thử nghiệm tại rạp Hồng Hà (51 Đường Thành, HN). Tác giả: Lê Chí Trung; chuyển thể cải lương: Thạc sỹ Triệu Trung Kiên; Cố vấn văn học: PGS. TS Phạm Quang Long; Cố vấn nghệ thuật: NSƯT Quốc Chiêm; Đạo diễn: NSƯT Trần Quang Hùng; Âm nhạc: Nhạc sỹ Như Sơn; Thiết kế mỹ thuật: HoàngNam.
PV Trần Thu Thuỷ
Trong một cố gắng để tăng thêm sức hấp dẫn cho nghệ thuật sân khấu, Thạc sĩ, đạo diễn, NSUT Trần Quang Hùng đã có ý tưởng mang tính đột phá đối với khâu chuyển cảnh ở các vở diễn.
Hiện nay, việc chuyển cảnh sân khấu dù đã có nhiều tiến bộ so với thời kỳ bục bệ, phông màn cồng kềnh trước đây, nhưng những phút tắt đèn giữa khi vở diễn đang hồi căng thẳng gây khá nhiều phản cảm, gián đoạn trong tiếp nhận của công chúng. Nhiều ấn tượng về cái thật, cái đẹp… đang được cảm nhận bỗng chốc bị xóa nhòa vì màn hạ, đèn tắt để chuyển cảnh. Rồi việc chuyển cảnh trong bóng tối với những nhân viên hậu đài, phụ thêm là các diễn viên trong quần áo trang phục lộn xộn, với cách làm việc còn chưa khoa học ở hầu hết các đơn vị sân khấu như hiện nay… dễ dẫn tới những rối loạn, nhầm lẫn, thậm chí gây ra những lỗi lớn về nghệ thuật, ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả đêm diễn. Tất cả những điều đó ám ảnh suy tư nhiều ngày tháng cho người nghệ sĩ luôn trăn trở cho chất lượng của các đêm diễn.
Từ công tác chỉ đạo nghệ thuật, công tác đạo diễn cũng như những năm tháng dài trong vai trò của người nghệ sĩ trực tiếp sáng tạo lên hình tượng nghệ thuật, vị giám đốc Nhà hát đam mê nghề nghiệp này đã mạnh dạn tìm cách đi mới khi có ý tưởng: đưa nghệ thuật điện ảnh vào xử lý âm thanh, hình ảnh ở những phút thay cảnh. Đèn dần tối để màn ảnh với các thủ pháp điện ảnh đưa tới cho người xem bối cảnh sân khấu mới, hình ảnh nhân vật với âm thanh rất thực… kéo người xem tập trung tối đa cho cảnh diễn tiếp theo. Và rất nhiều cảnh diễn vì sự hạn chế của sàn diễn không thể diễn tả được sẽ được thể hiện trực tiếp trên màn hình, thông qua những kỹ xảo rất nghệ thuật của điện ảnh. Hiệu quả dễ thấy là, sự liên tục không bị ngắt quãng trong tiếp nhận của khán giả, là một không khí nghệ thuật tràn đầy, không có chỗ cho những sự phân tán như việc thay cảnh trước đây thường gây ra cho người thưởng thức cũng như lấp đầy những “yếu điểm” vốn luôn “gây khó” cho người sáng tạo khi thể hiện trên sàn diễn…
Đưa nghệ thuật điện ảnh vào sân khấu không phải là việc mới mẻ. Nhiều tác phẩm sân khấu trước đây đã đầu tư tiền của, công sức, trí tuệ cho sự gắn kết hai loại hình nghệ thuật này ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Nhưng việc thử nghiệm phương pháp áp dụng điện ảnh vào để mở rộng không gian cho sàn diễn, để thay cảnh một cách nghệ thuật và hiện đại, phải khẳng định là một cách làm mới sân khấu đáng trân trọng. Nó phù hợp với xu hướng tích hợp các loại hình nghệ thuật, đem những hình thức nghệ thuật khác vào để “làm mới” cho kịch chủng… Nhìn lại lịch sử phát triển của sân khấu thế giới có thể thấy rõ điều đó. Trước đây, trong sân khấu cổ đại, người biểu diễn vừa hát, múa, đóng kịch…, và cùng với thời gian, sự chuyên nghiệp hóa, nhân loại có các hình thức opera, nhạc kịch, kịch múa, sân khấu kịch… Trong sự làm mới mình, rất nhiều nghệ sĩ tìm lại con đường hòa nhập các nghệ thuật khác vào để làm phong phú thêm cho nghệ thuật biểu diễn. Và việc kết hợp với hình ảnh, âm thanh sống động của nghệ thuật điện ảnh vào khâu chuyển cảnh cho sân khấu là một cách làm phù hợp với xu hướng đổi mới nghệ thuật của thời đại.
Mong muốn sau những sáng tạo mang tính thử nghiệm mới mẻ này, sân khấu có thêm sức cuốn hút của nhịp điệu hiện đại, của sự mở rộng không gian và thời gian diễn tả cho sàn diễn, “cởi trói” phần nào cho những sáng tạo của các đạo diễn thêm bay bổng… Những thử nghiệm này sẽ nhanh chóng được tập thể Nhà hát đưa vào biểu diễn trong một thời gian rất gần và tin rằng, sẽ nhận được những phản hồi tích cực từ phía người xem cũng như các nhà chuyên môn để tiếp tục hoàn thiện và phục vụ tốt nhất cho nghệ thuật biểu diễn.
Ngọc Trâm, cô đào hát tài sắc vẹn toàn nơi chốn lầu xanh mà vẫn quyết giữ sự trong trắng đã cảm tấm lòng yêu thương của Văn Bình. Tuy có vẻ bề ngoài của chàng công tử con quan “…Trăm nghìn đổ một trận cười như không…” chìm đắm trong rượu và thú vui tầm thường… nhưng Ngọc Trâm đã tìm thấy ở chàng một người giàu lòng trắc ẩn, hướng thiện, dám làm và dám chịu. Văn Bình thất cơ lỡ vận, nguy cơ vướng vòng lao lý, Ngọc Trâm đã bán kỷ vật gia bảo, chứa đựng những bí quyết quý giá của nghề dệt cha mẹ để lại cho chính kẻ thù từng giết cả gia đình cô với ý định cứu người tri kỷ và cũng là khép lại mối thâm thù với kẻ giết người năm nào. Bằng tấm lòng chân thành, Ngọc Trâm giúp Văn Bình tìm được lẽ sống, chuyên tâm học hành đỗ đạt. Vinh hiển trở về mái nhà xưa, Văn Bình không gặp được Ngọc Trâm vì nàng tủi cho thân phận mình không xứng với người tri kỷ nên lánh vào rừng sâu. Nhưng tên lái buôn lọc lừa và tàn bạo năm nào vẫn không “ngộ” được sự tha thứ cao cả của Ngọc Trâm đã tìm kiếm nàng nơi rừng sâu núi thẳm, âm mưu chiếm đoạt thân xác mỹ nữ… May mắn thay, người của Văn Bình đã kịp tới giải cứu Ngọc Trâm. Tên lái buôn đã phải chịu hình phạt do tội lỗi mà hắn đã gây ra. Quan Tổng đốc – cha của Văn Bình khi hiểu ra sự thật đã thuận tình cho hai người nên duyên, nhưng một lần nữa Ngọc Trâm hy sinh hạnh phúc riêng, để Văn Bình thênh thang trên con đường công danh, tránh cho chàng miệng tiếng thế gian khi kết hôn cùng người con gái không “môn đăng hộ đối”
Tác giả: | NSƯT Bùi Vũ Minh |
Chuyển thể Cải lương: | NSƯT Triệu Trung Kiên |
Đạo diễn: | NSƯT Thanh Vân |
Trợ lý đạo diễn: | NSƯT Mỹ Vân |
Âm nhạc: | Nhạc sĩ Như Sơn |
Mỹ thuật: | NSƯT Tất Ngọc |
Biên đạo múa: | Th.s Hoàng Thùy Linh |
Thực hiện phục trang: | Nhà may Minh Hùng |
Hướng dẫn ca hát: | NSƯT Thanh Hương |
Thư ký đạo diễn: | NS Thu Hà |
Âm thanh | Xuân Tiến |
Ánh sáng | Anh Thao – Bá Bảo – Văn Thọ |
Chỉ huy đêm diễn | Lại Xuân Tiến |
Chỉ đạo nghệ thuật: | Giám đốc Nhà hát – NSƯT Trần Quang Hùng |
Bảng phân vai:
Ngọc Trâm: | NS Hồng Nhung |
Văn Bình: | NSUT Hồng Tuyến |
Lái buôn: | NS Quang Tuấn |
Chủ kỹ viện: | NS Thanh Hậu |
Tổng đốc: | NS Văn Thiếu |
Vợ Tổng đốc: | NS Kim Dung |
Chu Đồng: | NS Trọng Vinh |
Trần Trang Chủ: | NS Hoàng Dân |
Vợ Trần Trang Chủ: | NS Ngọc Dung |
Ông già: | NS Đức Long |
Cùng các nghệ sĩ: | Quang Thuyết, Quang Hưng, Xuân Đại, Đôn Hồ, Công Hợp, Nhật Linh, Thu Hường, Anh Thuý, Diệu Linh, Thanh Hà, Trúc Quỳnh, Vân Anh, Thuỳ Trang, Thuý Liệu, Mai Liên … |
Gia đình ông Mưu với năm người con, vốn sở hữu khu đất lớn, giá trị ngày một tăng cao nên con cái ông đều nhìn vào tài sản đó để tính toán cho riêng mình. Các con ông, mỗi người một tính một nết, dù được cha bán bớt đất đi, chia cho một phần gia tài nhưng vì nhiều lý do như thua cá độ, vỡ nợ vì chứng khoán nên họ muốn cha mình bán nốt mảnh đất hương hỏa, mảnh đất còn lưu giữ bao kỷ niệm với người mẹ tảo tần đã mất. Một bên là ông và người con trai cả mong muốn gìn giữ mảnh đất cùng chiếc giếng thơi trong lành, một bên là những thành viên còn lại trong gia đình cháy bỏng nhu cầu bán bằng được ngôi nhà cổ xưa. Mâu thuẫn giữa hai quan điểm trái ngược của những người cùng máu mủ huyết thống nhưng tiền tài vật chất đã khiến họ thay đổi, quên đi những giá trị tinh thần tốt đẹp và khiến đại gia đình này lâm vào vòng xoáy chiếm đoạt, lừa gạt lẫn nhau và bao biến cố lớn đã xuất hiện.
Câu chuyện về một gia đình trước biến động lớn lao của xã hội, một gia cảnh ngày càng trở nên phổ biến trong bối cảnh xã hội hiện đại, ê kip dựng vở muốn gửi gắm qua hình ảnh ngôi nhà cổ, chiếc giếng thơi… như biểu tượng của truyền thống, của nề nếp gia phong lời nhắn gửi: Hãy gìn giữ như báu vật những gì thuộc về quá khứ tốt đẹp, thuộc về truyền thống cha ông để có thể sống tốt hơn trong hiện tại và có cơ sở vươn tới tương lai vững chắc.
Tác giả: | Lê Chí Trung (cảm tác theo tác phẩm “Sám Hối” của PGS.TS Phạm Quang Long) |
Chuyển thể Cải lương: | NSUT Triệu Trung Kiên |
Đạo diễn: | NSUT Trần Quang Hùng |
Trợ lý đạo diễn: | NSUT Thanh Hương |
Âm nhạc: | Nhạc sỹ Như Sơn |
Mỹ thuật: | NSUT Tất Ngọc |
Biên đạo múa: | Th.s Hoàng Thuỳ Linh |
Hướng dẫn ca hát: | NSUT Mỹ Vân |
Thư ký đạo diễn: | NS Thu Hà |
Âm Thanh: | Trịnh Xuân Tiến |
Ánh sáng: | Anh Thao – Hồng Hải – Bá Bảo |
Chỉ huy cổ nhạc: | Đăng Văn – Ghi ta phím lõm: |
Đàn Tranh: | Hồng Thuý |
Violon: | Đăng Hải |
Đàn Bầu: | Quang Cường |
Đàn Nhị: | Văn Hà |
Chủ nhiệm công trình: | NSUT Thanh Vân |
Chỉ đạo nghệ thuật: | NSUT Trần Quang Hùng – Giám đốc NH |
Chỉ huy đêm diễn: | Lại Xuân Tiến |
Bảng phân vai:
Ông Mưu: | Quang Huy – Minh Đức |
Bà Mưu: | Kim Dung |
Phan: | NSUT Hồng Tuyến – Lại Xuân Tiến |
Tuấn: | Hoàng Viện |
Linh: | Quang Tuấn – Quang Hưng |
Luân: | Quang Thuyết |
Vân: | Thi Nhung |
Huyền: | Hồng Nhung |
Nga: | Vân Anh |
Quỳnh: | Anh Thuý – Thuỳ Trang |
Hải: | Xuân Đại – Hải Nam |
Cô gái hàng xóm: | Mai Liên – Thuỳ Trang |
Cùng các nghệ sĩ: | Đôn Hồ, Công Hợp, Nhật Linh, Thu Hường, Diệu Linh, Thanh Hà, Trúc Quỳnh, Thuý Liệu … |