Các bài viết của tác giả

Nhà viết kịch Hoàng Luyện

Nhà viết kịch Hoàng Luyện


Hoàng Luyện tên thật là Phạm Vũ La sinh ngày 3/4/1925 tai xã Dĩ Sử, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Đây là mảnh đất giàu truyền thống đấu tranh Cách mạng đồng thời cũng là địa phương thuộc chiếu chèo Đông nổi tiếng.

Tiếng dội của phong trào Cách mạng chính tại nơi chôn rau cắt rốn những năm tháng sôi động 1936-1939, đã làm rung chuyển nhận thức cả một thế hệ thanh thiếu niên trong đó có cậu bé Phạm Vũ La. Để rồi sang tuổi thanh niên – đầu năm 1943 Hoàng Luyện đã chính thức thoát ly gia đình đứng trong đội ngũ chiến sĩ Cách mạng hoạt động bí mật hoặc công khai. Khi tiếng súng chống thực dân pháp bùng nổ thì Hoàng Luyện trở thành một cán bộ năng động xông xáo khi giữ vai trò chủ bút tờ báo của tỉnh, lúc làm công tác tuyên huấn ở khu Tả ngạn.

Do yêu cầu của thực tế Cách mạng, Hoàng Luyện đã cầm bút viết ca dao, hò vè động viên, tuyên tuyền các tầng lớp nhân dân tham gia kháng chiến. Rồi từ đó làm quen với sân khấu lửa trại lưu động của thời kháng chiến mà chắp bút hàng loạt những hoạt cảnh, những kịch ngắn hoặc những lớp chèo phục vụ kịp thời phong trào du kích vùng ven tả ngạn sông Hồng. Xem chi tiết…

Thuộc danh mục: Tin nhà hát, Tin trong Ngành  Chức năng phản hồi cho bài viết này đang tạm dừng
KHỞI CÔNG DÀN DỰNG VỞ MỚI

KHỞI CÔNG DÀN DỰNG VỞ MỚI

Nhà hát Cải lương Hà Nội, đoàn Cải lương Hoa Mai đã tiến hành khởi công dàn dựng vở mới có tên gọi là Duyên kiếp Bạch Trà vói sự tham gia của thành phần sáng tạo

Tác giả kịch bản: Đoàn Thanh Ái

Chuyển thể Cải lương: NSUT Ngọc Chi

Cố vấn văn học: PGS. TS. Phạm Quang Long

Đạo diễn: Hoàng Quỳnh Mai

Cố vấn nghệ thuật: NSUT Quốc Chiêm

Thiết kế mỹ thuật:: Văn Trực

Thực hiện trang trí: NSUT Tất Ngọc

Thực hiện trang phục: Minh Hùng

Âm nhạc: Anh Tú

Biên đạo múa: Hoàng Tùng

Các vai diễn của vở đã được đạo diễn cùng Ban lãnh đạo Nhà hát lựa chọn nghệ sĩ tham gia theo bảng phân vai sau Xem chi tiết…

Thuộc danh mục: Tin nhà hát, Tin trong Ngành  Chức năng phản hồi cho bài viết này đang tạm dừng
Kêt quả buổi biểu diễn phục vụ đại biểu Quốc Hội

Đêm 27/7/2011 nhà hát cải lương Hà Nội đã có buổi biểu diễn cải lương ” Yêu là thoát tội” để phục vụ đại biểu kỳ họp thứ nhất quốc hội khoá 13, và đêm diễn đã thành công tốt đẹp

Thuộc danh mục: Tin nhà hát, Tin trong Ngành  Chức năng phản hồi cho bài viết này đang tạm dừng
Công diễn “Yêu là thoát tội”

Tác phẩm lịch sử về vụ án Lệ Chi Viên của tác giả Lê Chí Trung được Nhà hát Cải lương Hà Nội chuyển thể thành vở cải lương “Yêu là thoát tội” công diễn vào tối qua (14/6), tại rạp Hồng Hà (Hà Nội). “Yêu là thoát tội” như một cái nhìn tự do, phóng khoáng của dã sử, như một góc nhìn của con người thời đại với một khoảnh khắc bi thảm trong lịch sử dân tộc.

Bi kịch của gia tộc danh nhân họ Nguyễn được lý giải một cách khác, dưới một góc nhìn khác, rất đậm tính nhân văn.

“Yêu là thoát tội” từng được NSND Lê Hùng dàn dựng thành vở kịch ăn khách của Nhà hát Kịch Việt Nam. Tuy nhiên, ở góc nhìn cải lương, vở diễn được khai thác thêm chất bi trong mối tình Nguyễn Trãi – Nguyễn Thị Lộ cũng như phẩm chất “tâm thượng quang khuê tảo” của trung thần Ức Trai. Vở cải lương “Yêu là thoát tội” do Triệu Trung Kiên chuyển thể, NSƯT Trần Quang Hùng đạo diễn.
Theo báo Nông nghiệp Việt Nam nongnghiep.vn

Thuộc danh mục: Báo chí viết về nhà hát, Tin nhà hát, Tin trong Ngành  Chức năng phản hồi cho bài viết này đang tạm dừng
Vở “Yêu là thoát tội”: Bi kịch lịch sử dưới lăng kính hiện đại

Vở “Yêu là thoát tội”: Bi kịch lịch sử dưới lăng kính hiện đại

Hương Trà


Vụ án Lệ Chi Viên với muôn vàn câu hỏi chưa có lời xác đáp từ lâu đã trở thành đề tài đắt của sân khấu. Với sức mạnh nghệ thuật là chất bi, tấn bi kịch lớn của gia tộc danh nhân họ Nguyễn vừa được chuyển tải thành công trên sân khấu Nhà hát Cải lương Hà Nội khiến người xem nuốt nước mắt. Sự tri âm của người xem hôm nay với nỗi niềm của người xưa đạt đến “ngưỡng” cũng bởi hơi thở hiện đại được đạo diễn Trần Quang Hùng phả đẫm trong từng lớp lang của vở diễn.

Tấn bi kịch kinh điển Xem chi tiết…

Thuộc danh mục: Báo chí viết về nhà hát, Tin nhà hát, Tin trong Ngành  Chức năng phản hồi cho bài viết này đang tạm dừng
“Yêu là thoát tội” – một góc chiếu mới về lịch sử

Một cảnh trong vở diễn. (Ảnh: Thiên Linh/ Vietnam+)

Có nhiều giả thiết về vụ án Lệ Chi Viên dẫn đến việc tru di cả ba họ của danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi vốn là một đại thần dưới triều Lê Sơ. Vụ án với nỗi bi kịch được xem là thê thảm bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam đến nay vẫn còn làm nhói đau bao trái tim người Việt.

Với mong muốn mang lại cho người đương đại cái nhìn khác qua một góc chiếu mới vào lịch sử, bằng cái nhìn nhân văn, đạo diễn Trần Quang Hùng cùng Nhà hát Cải lương Hà Nội đã dàn dựng vở “Yêu là thoát tội” để lý giải cho một giả thiết mới về vụ án này.

Góc chiếu khác vào lịch sử

“Yêu là thoát tội” như một cái nhìn tự do, phóng khoáng của con người thuộc thời đại ngày nay về một khoảng bi thảm của lịch sử dân tộc trong vụ án Lệ Chi Viên.

Bi kịch của gia tộc danh nhân họ Nguyễn được lý giải dưới một góc nhìn mới đậm tính nhân văn. Tác giả đã cảm thông sâu sắc với thân phận nữ nhi của học sĩ Thị Lan (Thị Lộ, người thiếp của Nguyễn Trãi). Bà là một phụ nữ tài, sắc vẹn toàn, có một tình yêu chân thành đi kèm với sự tôn kính người chồng là Nguyễn Thái Úy (Nguyễn Trãi), một bậc khai quốc công thần có rất nhiều công lao với triều đình.

Đạo diễn Trần Quang Hùng đã dành cho Thiên tử của thời Lê Sơ một cái nhìn vị tha hơn. Ông khám phá góc khuất vốn chưa được nhắc đến trong con người vị Vua này. Đó là nỗi đau, niềm day dứt của Thiên tử, khi ông ở đỉnh cao tột độ của sự vinh quang, đứng trên muôn người nhưng lại luôn bị nỗi cô đơn dày vò.

Trong Vua luôn xảy ra mâu thuẫn giữa tình cảm thực, khao khát có một tri kỷ, mong muốn được hưởng hạnh phúc bình thường của một thứ dân với ý thức về vị thế của một vị Thiên tử. Xem chi tiết…

Thuộc danh mục: Báo chí viết về nhà hát, Tin nhà hát, Tin trong Ngành  Chức năng phản hồi cho bài viết này đang tạm dừng
SỸ TIẾN và công trình nghiên cứu bước đầu tìm hiểu sân khấu cải lương

PGS TẤT THẮNG

00.  Nhắc đến sân khấu Hà Nội nói chung và sân khấu cải lương Hà Nội nói riêng, người ta nghĩ ngay đến Sỹ Tiến cũng như nhắc đến Sỹ Tiến, người ta lại nhớ đến sân khấu cải lương Hà Nội một thời. Có thể nói rằng Sỹ Tiến là một trong những yếu nhân sáng lập ra sân khấu cải lương Hà Nội.

NSND Sỹ Tiến

01.   NSND Sỹ Tiến vừa là tác giả vừa là đạo diễn vừa là diễn viên vừa là nhà quản lý… với những đóng góp đáng kể vào sự hình thành và phát triển của sân khấu cải lương Hà Nội.

01.1.  Anh từng viết, soạn nhiều kịch bản cải lương, trong đó có những vở diễn nổi tiếng đến mức trở thành tác phẩm kinh điển của cải lương Hà Nội như Tà phá Cô Tô, Tam khí Chu Du, Kiều… Về phương diện sáng tác kịch bản, Sỹ Tiến là tác giả đi đầu trong việc đưa tư tưởng cách mạng vào nội dung vở diễn hoặc trực tiếp viết về đề tài cách mạng, đưa hiện thực cách mạng lên sân khấu cải lương Hà Nội. Điều này ta có thể nhận thấy rất rõ trong một số vở như: Tôi – Không ánh sáng, Dựng cờ độc lập, Trưng Vương khởi nghĩa, Huyền Trân công chúa, Đô Lương khởi nghĩa, Phạm Hồng Thái (thời kì 1945 – 1955).. Về đạo diễn, anh từng là thầy tuồng chủ chốt và duy nhất cho Đoàn cải lương Kim Khôi… với lao động dàn dựng cho hầu hết các tiết mục của Đoàn. Ngoài ra anh còn tham gia dàn dựng nhiều vở của các ban, gánh, đoàn cải lương Hà Nội thời kỳ trước 1945, như ta đã biết… Sau ngày thủ đô giải phóng, anh tham gia dàn dựng đạo diễn nhiều vở cho các đào Chuông Vàng, Kim Phụng… Về diễn viên, anh từng sắm những vai diễn để đời trong mọt số vở cải lương nổi tiếng. Nhưng nhắc đến Sỹ Tiến diễn viên, thì đông đảo nghệ sĩ và khán giả cải lương đều nhớ tới vai Chu Du mà anh từng diễn với tình tiết sáng tạo nó đem đến sự hấp dẫn đền kỳ thú, sự hài lòng đến cảm khoái cho người xem là tình tiết Tam khí Chu Du với sự uất ức đến hộc máu tươi của viên tướng này… Về phương diện quản lý, anh từng là người sáng lập ra Kim Khôi ca kịch đoàn, và cugnf với Phạm Ngọc Khôi lo lắng toàn bộ những công việc khó khăn, phức tạp, từ khâu sáng tạo đến khâu tài chính… của Đoàn. Sau đó, anh lại tham gia Đoàn Tố Như với nhiều trọng trách, từ soạn vở, viết vở, đến công việ của thầy tuồng, diễn viên và cả người phụ trách. Xem chi tiết…

Thuộc danh mục: Báo chí viết về nghệ sĩ, Tin nhà hát, Tin trong Ngành  Chức năng phản hồi cho bài viết này đang tạm dừng
Lão nghệ sĩ Khánh Hợi: Ánh hào quang cải lương Hà Thành

(TT&VH) - Tóc muối tiêu, nụ cười đôn hậu khoe hàm răng trắng còn gần nguyên, đôi mắt hóm sau cặp kính Versace, tay vung lên động tác vũ đạo. Đó là hình ảnh NSƯT Khánh Hợi, tuổi 88. Hiện bà là nữ nghệ sĩ cải lương cao tuổi nhất Việt Nam. Xưa kia, những vai võ tướng do nghệ sĩ Khánh Hợi thủ vai là những vai mẫu để đời mà ngày ấy và sau này, khó ai bì kịp.


NSƯT Khánh Hợi vai diễn để đời Lã Bố

Xem chi tiết…

Thuộc danh mục: Báo chí viết về nghệ sĩ, Tin nhà hát, Tin trong Ngành  Chức năng phản hồi cho bài viết này đang tạm dừng
Một số hình ảnh hoạt động và vở diễn

NSND Sỹ Tiến tiếp đoàn Kim Thoa ra Bắc tại khách sạn Phú Gia - năm 1955

Tập thể Nghệ sĩ vở Kiều - Tác giả, đạo diễn NSND Sỹ Tiến - Năm 1962, huy chương Vàng cho vở diễn và các vai cá nhân

Xem chi tiết…

Thuộc danh mục: Hình ảnh và vở diễn  Chức năng phản hồi cho bài viết này đang tạm dừng
Nội dung vở “Lời ru hai người mẹ”

TÓM TẮT NỘI DUNG VỞ LỜI RU HAI NGƯỜI MẸ

Câu chuyện kịch được bắt đầu khi hoàng cung có tin mừng: Cùng lúc, cả Hoàng hậu và Thứ phi đều hạ sinh hoàng tử. Nhưng hai vị hoàng tử này được nuôi dạy theo những cách khác nhau. Vốn là một phụ nữ hiền lương, Hoàng hậu dạy Vương Tùng biết yêu thương, trân trọng mọi người, bất kể địa vị của họ ra sao. Thứ phi quá yêu con, mong muốn Vương Thảo phải được trên ngôi cao cửu trùng nên đã dạy: Hãy giẫm đạp lên những cánh hoa bé bỏng mà đến với mẹ, hãy nhanh lớn để đấu tranh giành lấy ngai vàng. Qua lời ru à ơi của hai bà mẹ, các hoàng tử lớn lên, đúng như những gì họ mong ước. Xem chi tiết…

Thuộc danh mục: Nội dung vở diễn, Tin nhà hát  Chức năng phản hồi cho bài viết này đang tạm dừng