Bài viết trong » Tháng Tư 8th, 2025«
Trong tháng 3/2025 này, Nhà hát Cải lương Hà Nội có hàng chục Chương trình nghệ thuật, một số vở diễn, trích đoạn tiêu biểu phục vụ nhiều địa phương ở Hà Nội và các tỉnh, thành khác…
Thời gian qua, Nhà hát Cải lương Hà Nội đã có nhiều chương trình nghệ thuật hấp dẫn, thu hút đông đảo công chúng đến với nghệ thuật truyền thống cái lương. Ngoài các vở diễn kinh điển được dàn dựng lại, Nhà hát còn dàn dựng những vở diễn mới, mang đậm hơi thở cuộc sống hiện đại.
Từ đầu năm 2025, Nhà hát Cải lương Hà Nội đã có nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc phục vụ nhiệm vụ chính trị và các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, lễ hội ở các địa phương của Thủ đô và một số tỉnh thành trong cả nước. Nổi bật là các Chương trình nghệ thuật đặc biệt phục vụ Lễ đón nhận Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Bối Khê, huyện Thanh Oai; Lễ đón nhận Di tích Quốc gia đặc biệt đình Đại Phùng, huyện Đan Phượng; v.v.
Đầu tháng 3/2025, Nhà hát Cải lương Hà Nội đã tổ chức chuỗi Chương trình nghệ thuật Cải lương – Tinh hoa nghệ thuật Việt, gồm các show diễn cải lương đặc sắc và không gian sắp đặt giới thiệu văn hóa Việt nhằm thu hút đông đảo khách du lịch. Các show diễn cải lương của Nhà hát Cải lương Hà Nội được dàn dựng công phu, đã tái hiện những trường đoạn, khúc ca, làn điệu kinh điển. Không gian nghệ thuật mang tên Chạm đã khắc họa được nét đẹp văn hóa và tâm hồn Việt Nam. Sự kiện này nhằm giới thiệu và quảng bá nghệ thuật cải lương – một loại hình diễn ca truyền thống đặc sắc của Việt Nam đến với du khách quốc tế.
Tại Chương trình, khách đã được xem chương trình biểu diễn trích đoạn “Bán mình chuộc cha” trong vở Kiều với thời lượng 45 phút….
Trong tháng 3/2025 này, Nhà hát Cải lương Hà Nội còn có hàng chục Chương trình nghệ thuật, một số vở diễn, trích đoạn tiêu biểu phục vụ nhiều địa phương ở Hà Nội và các tỉnh, thành khác như Hải Phòng, Bắc Ninh…
Sáng ngày 08/4/2025, tại Nhà hát Kịch Hà Nội, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án “Giới thiệu và biểu diễn các vở diễn được chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam và thế giới có trong chương trình giáo dục phổ thông tại các trường học của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2024”.
Dự hội nghị có các đồng chí: Bạch Liên Hương, Thành ủy viên, Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội; Lê Thị Ánh Mai, Phó Giám đốc Sở; lãnh đạo Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội; lãnh đạo một số quận, huyện, thị xã; lãnh đạo các Phòng quản lý Nhà nước, Ban Giám đốc các Nhà hát thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội; Ban Giám hiệu một số trường học trên địa bàn Thành phố…
Các đại biểu dự Hội nghị
Đề án “Giới thiệu và biểu diễn các vở diễn được chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam và thế giới có trong chương trình giáo dục phổ thông tại các trường học của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 – 2030 (gọi tắt là Đề án Sân khấu học đường) được thành phố Hà Nội triển khai trong những năm qua đã khẳng định tính hiệu quả, thiết thực: Tạo được sân chơi bổ ích, lành mạnh, giúp các em học sinh ngày càng am hiểu và yêu văn học, nghệ thuật dân tộc; mở ra một hình thức học tập hiệu quả mới cho các em học sinh Thủ đô.
Thời gian qua, các Nhà hát của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã triển khai hiệu quả Đề án sân khấu học đường và đã thu nhiều kết quả tốt đẹp. Có thể kể ra đây những tác phẩm văn học đã được chuyển thể thành kịch và được các nghệ sĩ Hà Nội biểu diễn thành công, như: Chùm kịch “Lời bà kể” sử dụng 2 bài học trong chương trình môn tiếng Việt tiểu học là “Mồ Côi xử kiện” và “Cây nêu ngày Tết”; “Tinh thần thể dục” dựa trên tác phẩm văn học “Tinh thần thể dục” của tác giả Nguyễn Công Hoan; vở diễn “Thúy Kiều – một kiếp đoạn trường”; “Kiều” được lấy cảm hứng từ kiệt tác “Truyện Kiều” của Đại thi hào Nguyễn Du; “Nắm xôi kỳ diệu” dựa trên truyện thơ dân gian Thằng Bờm; “Cánh diều làng Vũ Đại” dựa trên tác phẩm Chí Phéo của nhà văn Nam Cao; “Cây tre trăm đốt” dựa trên cốt truyện dân gian Cây tre trăm đốt; “Chuyện người con gái Nam Xương” dựa trên tác phẩm truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ…
Qua các vở diễn được chuyển thể từ các tác phẩm văn học còn cho các em am hiểu thêm về những phong tục, tập quán, đức tính đẹp của người Việt, về không gian làng quê Việt, về những số phận người cụ thể. Bên cạnh đó còn phê phán, đả kích những thói hư, tật xấu vẫn còn trong mỗi người…
Từ sân khấu, các em học sinh được gặp gỡ các nhân vật bước ra từ tác phẩm văn học một cách đầy sinh động, đầy màu sắc và hấp dẫn.
Nhà hát Kịch Hà Nội được phân công là đơn vị điểm trong triển khai thực hiện Đề án sân khấu học đường này. Trong 3 năm thí điểm triển khai Đề án (từ 2022-2024), Nhà hát đã dàn dựng được 5 tác phẩm dựa trên tác phẩm văn học, biểu diễn được 172 buổi, phục vụ cho khoảng 80.000 học sinh tại 14 quận, huyện của Thủ đô. Các nhà hát Chèo, Cải lương Hà Nội cũng đã có hàng trăm buổi biểu diễn, phục vụ hàng ngàn các em học sinh xem các vở diễn chuyển thể từ tác phẩm văn học có trong chương trình sách giáo khoa. Riêng vở diễn “Nắm xôi kỳ diệu” của Nhà hát Chèo Hà Nội đã tham dự Liên hoan Nghệ thuật sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ nhất – 2024 tại Hải Phòng và xuất sắc giành Huy chương Vàng tại Liên hoan.
Từ năm 2022-2030, là giai đoạn trọng điểm của Đề án sân khấu học đường. Hà Nội phấn đấu sẽ biểu diễn 1.600 buổi cho tất cả các trường phổ thông trên địa bàn Thành phố. Ở giai đoạn này, số lượng vở diễn được dàn dựng sẽ là 40 vở.
Đặc biệt, Đề án sân khấu học đường đặt ra mục tiêu cho Sở Sở Văn hoá và Thể thao là biểu diễn từ 1.800 – 2.000 buổi, cho khoảng 1.700 trường học trên địa bàn Thành phố. Cũng có nghĩa là 1 trường phổ thông của Hà Nội chỉ được tiếp cận 1 tác phẩm văn học của 1 loại hình nghệ thuật sân khấu trong suốt 8 năm triển khai Đề án.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Bạch Liên Hương, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã khẳng định những hiệu quả tích cực của Đề án. Đồng chí đề nghị: Việc triển khai Đề án phải được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Văn hóa và Thể thao Hà Nội. Thời gian tới, việc triển khai Đề án cần triển khai có quy mô lớn hơn nữa, đồng bộ hơn nữa. Sở Văn hóa và Thể thao và Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội là những chủ thể cùng triển khai Đề án này. Đồng chí Giám đốc lưu ý việc tạo cơ chế hoạt động cho các Nhà hát, đồng thời cần tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền về Đề án sân khấu học đường./.
Tiếng vỗ tay tán dương liên tục vang lên trong khán đài, kết thúc buổi diễn và Chuỗi chương trình “Cải lương – Tinh hoa nghệ thuật Việt” nhiều du khách đã lên sân khấu xin chụp ảnh kỉ niệm cùng các diễn viên…
Chuỗi chương trình “Cải lương – Tinh hoa nghệ thuật Việt”, được tổ chức từ 16h hằng ngày, tại rạp Chuông Vàng, số 72 phố Hàng Bạc của Nhà Hát Cải Lương Hà Nội trong nhiều ngày qua đã thu hút đông đảo người xem.
Tại đây, khán giả được chiêm ngưỡng không gian sắp đặt mang tên “chạm” giới thiệu không gian hoàng gia, giới thiệu những công cụ biểu diễn, tạo sự kết nối giữa người thưởng thức và nghệ thuật, giữa hiện tại và quá khứ, giữa những giấc mơ sân khấu với những khán giả yêu mến cải lương. Khán giả được “chạm” vào những bộ y phục xưa, thử cầm trên tay cây kiếm, cây quạt, những nhạc cụ đã dệt nên hồn cốt của đờn ca tài tử và cải lương Việt Nam (Những nhạc cụ là tứ cầm, gồm: Đàn tranh, đàn bầu, đàn kìm, đàn nhị). Từ đó, đưa nghệ thuật cải lương đến gần hơn với công chúng. Đặc biệt khán giả còn được xem các show diễn cải lương đặc sắc, được dàn dựng công phu nhằm tái hiện những làn điệu cải lương, trích đoạn vở diễn cải lương Việt Nam, tiêu biểu là diễn trích đoạn “Bán mình chuộc cha” trong vở Kiều với thời lượng 45 phút.
Thành công bước đầu của Nhà hát Cải lương Hà Nội khi đưa nghệ thuật thành sản phẩm du lịch
Khán giả còn được sống trong không gian Nam Bộ gồm hình ảnh đặc trưng sông nước, cái nôi sản sinh ra cải lương truyền thống.
Trích đoạn “Bán mình chuộc cha” trong vở Kiều đã thu hút đông đảo khách du lịch, nhất là khách quốc tế đến xem. Quá trình diễn ra trích đoạn “Bán mình chuộc cha” còn có phần thuyết minh bằng tiếng Anh cho khán giả quốc tế hiểu rõ hơn về nhân vật Kiều và tác phẩm văn học Kiều của thi hào Nguyễn Du.
Khán giả rất thích thú khi xem trích đoạn Kiều bán mình chuộc cha. Tiếng vỗ tay tán dương liên tục vang lên trong khán đài, kết thúc buổi diễn, Chuỗi chương trình “Cải lương – Tinh hoa nghệ thuật Việt” nhiều du khách đã lên sân khấu xin chụp ảnh kỉ niệm cùng các diễn viên. Sự hấp dẫn đó, một lần nữa khẳng định hướng đi đúng của Nhà Hát Cải Lương Hà Nội trong việc đưa sân khấu truyền thống thành sản phẩm du lịch, để cải lương Hà Nội luôn sáng đèn và các nghệ sĩ của Nhà hát được sống với nghệ thuật.