Bài viết trong » 2025 «

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Đại thắng mùa Xuân năm 1975 – Sức mạnh Việt Nam, tầm vóc thời đại!


11h30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, thời khắc lịch sử cả dân tộc ta mong đợi đã đến, quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập, chính quyền ngụy Sài Gòn đầu hàng không điều kiện, cờ giải phóng phấp phới bay trên nóc tòa nhà chính của Dinh Độc Lập, Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Tin chiến thắng vang lên khắp mọi miền Tổ quốc. Chúng ta đã hoàn thành được sứ mệnh lịch sử vẻ vang là giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc, kỷ nguyên của độc lập, thống nhất và cùng nhau xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đây cũng là thắng lợi tiêu biểu của lực lượng cách mạng thế giới; góp phần thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì mục tiêu độc lập, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội; cổ vũ, động viên, khích lệ các dân tộc đang tiến hành công cuộc giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa đế quốc, mở đầu sự phá sản của chủ nghĩa thực dân mới trên toàn thế giới.
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm 2 miền, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới, miền Nam vẫn phải sống dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ. Với chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”, “Nam Bộ là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam”, toàn thể dân tộc Việt Nam trước sau như một đoàn kết đồng lòng, quyết đánh và quyết thắng đế quốc Mỹ, hoàn thành cho kỳ được mục tiêu Tổ quốc thống nhất, Bắc – Nam sum họp một nhà.
Ở miền Bắc, sau kế hoạch 3 năm (1958 – 1960) cải tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng và củng cố miền Bắc thành cơ sở vững chắc cho đấu tranh thống nhất nước nhà, miền Bắc đã hoàn thành về cơ bản công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, căn bản xóa bỏ chế độ bóc lột, bước đầu xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội theo con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Ở miền Nam, cuộc đấu tranh diễn ra vô cùng khó khăn, ác liệt, nhưng Nhân dân ta vẫn một lòng theo Đảng, kiên cường, bất khuất chống áp bức, khủng bố, bảo vệ lực lượng cách mạng. Dù đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai thực thi những chính sách tàn ác như “tố cộng, diệt cộng”, Luật 10/59 để biến miền Nam thành nhà tù, trại giam, khiến cách mạng miền Nam bị dìm trong bể máu, hay những chính sách chiến tranh thâm độc như “Chiến tranh đặc biệt” mà thực chất là dùng người Việt đánh người Việt, “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” nhằm mở rộng chiến tranh, thực hiện chiến tranh hủy diệt, song “Nhân dân Việt Nam quyết không sợ”. Chiến thắng ban đầu của cao trào Đồng Khởi (1959 – 1960) đã làm xoay chuyển tình thế cách mạng miền Nam, tiếp theo đó là những chiến thắng vang dội Ấp Bắc (1963), Bình Giã (1964 – 1965), Ba Gia, Đồng Xoài (1965), Núi Thành, Vạn Tường, Plâyme, Bàu Bàng… lần lượt làm phá sản các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã giáng một đòn quyết định vào chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh và ngồi vào bàn đàm phán.
Ở miền Bắc, quân dân ta tiếp tục đánh trả cuộc tiến công của Mỹ bằng không quân và hải quân, giành những thắng lợi lớn trên nhiều mặt, bảo đảm giao thông thông suốt, chi viện sức người, sức của ngày càng lớn cho miền Nam. Với thắng lợi liên tiếp trên chiến trường, nhất là cuộc tiến công chiến lược năm 1972 và đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai ra miền Bắc bằng máy bay B52 của Mỹ, đỉnh cao là chiến thắng oanh liệt “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”, chúng ta đã khôn khéo tiến công địch, phối hợp chặt chẽ giữa “đánh và đàm”, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris năm 1973 về kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình tại Việt Nam, rút hết quân Mỹ và quân các nước chư hầu Mỹ ra khỏi miền Nam nước ta.
Sau khi hoàn thành chuẩn bị chiến lược cả về thế và lực, Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 được tiến hành từ ngày 4/3/1975 với các chiến dịch: Chiến dịch Tây Nguyên mở đầu bằng trận đột phá chiến lược đánh chiếm Buôn Ma Thuột, giải phóng Tây Nguyên, chiến dịch giải phóng Huế – Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng Sài Gòn – Gia Định.
Cùng với giải phóng trên đất liền, ngày 14/4/1975, các đơn vị ta nổ súng tiến công các đảo thuộc vùng biển phía Nam của Tổ quốc, trong đó có quần đảo Trường Sa, giành lại chủ quyền các đảo vào ngày 29/4/1975. Từ ngày 30/4 đến đầu tháng 5/1975, bộ đội chủ lực và các lực lượng vũ trang tiến công, kết hợp với sự nổi dậy của quần chúng nhân dân đã giải phóng hoàn toàn các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, vùng biển, giải phóng Côn Đảo, Phú Quốc và các đảo ở vùng biển Tây Nam Tổ quốc.
Đánh giá về tầm vóc thắng lợi của sự kiện lịch sử 30/4/1975, Đại hội IV của Đảng (tháng 12/1976) khẳng định: Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và tính thời đại sâu sắc.
Sau khi đất nước thống nhất, nước ta phải đối mặt với những hậu quả nặng nề của 30 năm chiến tranh để lại. Dù muôn trùng khó khăn, chúng ta vẫn kiên cường bảo vệ vững chắc lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế cao cả trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam; đồng thời bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ XX, khủng hoảng kinh tế xã hội diễn ra gay gắt, tỷ lệ lạm phát có khi lên đến 774,7%, đời sống Nhân dân hết sức khó khăn, thiếu lương thực triền miên, khoảng ¾ dân số sống ở mức nghèo khổ.
Phát huy tinh thần yêu nước, tự lực tự cường cùng ý chí quyết tâm, bản lĩnh, sáng tạo vượt qua mọi khó khăn, thách thức, nắm bắt thuận lợi, thời cơ, sau 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và gần 40 năm thực hiện công cuộc Đổi Mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo nhiều dấu ấn nổi bật.
Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư. Năm 2024, quy mô GDP theo giá hiện hành ước đạt hơn 11.500 tỷ đồng, tương đương 476,3 tỷ USD; giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32/193. Nhiều công trình giao thông quan trọng, quy mô lớn được đầu tư, nâng cấp, bảo đảm kết nối các trung tâm kinh tế lớn, các vùng miền trong cả nước và giao thương quốc tế. Việt Nam nằm trong nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới, khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam ước đạt 17,6 triệu lượt. Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch tích cực: kinh tế số, kinh tế xanh đóng vai trò ngày càng quan trọng. Các lĩnh vực chủ yếu đều tăng trưởng, trong đó công nghiệp phục hồi tích cực, là động lực quan trọng, dẫn dắt tăng trưởng. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,93%; chỉ số hạnh phúc của Việt Nam xếp thứ 54/143, chỉ số phát triển bền vững (SDGs) xếp thứ 54/166. Tiềm lực quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường trên nhiều mặt. Việt Nam đã mở rộng, làm sâu sắc thêm quan hệ ngoại giao với 194 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó có 3 nước quan hệ đặc biệt, 12 nước đối tác chiến lược toàn diện, trong đó đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện hoặc đối tác chiến lược với tất cả 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, mở rộng quan hệ kinh tế – thương mại với 230 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Đóng góp vào thành tựu chung của đất nước, với sự chủ động, sáng tạo của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô, kinh tế – xã hội của Hà Nội liên tục đạt nhiều kết quả quan trọng. Năm 2024, Hà Nội đóng góp 16% GDP cả nước, 18,5% thu ngân sách, 20% thu nội địa, xứng đáng với vai trò là trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước. Quý I/2025, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tính tăng 7,35% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng cao trong 5 năm gần đây; vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý cao nhất cả nước, đạt 14,3 nghìn tỷ đồng, tăng 43,8%; thu hút đầu tư nước ngoài đứng thứ 3 cả nước, đạt 1,4 tỷ USD, tăng 49,5%; an sinh xã hội được đảm bảo. Hà Nội còn là địa phương đi đầu trong thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII. Thành phố tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện cơ chế “luồng xanh”, “làn xanh” nhằm đơn giản hóa, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính; thực hiện phân cấp, ủy quyền triệt để, giảm thiểu các bước trung gian nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP trên 8%, tạo đà cho tăng trưởng hai con số trong giai đoạn tiếp theo.
Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là dịp chúng ta ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc, nhìn lại chặng đường phấn đấu xây dựng và phát triển đất nước; đồng thời nhận thức sâu sắc hơn giá trị, những bài học kinh nghiệm được tổng kết từ trong thực tiễn đấu tranh của dân tộc để tiếp thêm sức mạnh, ý chí quyết tâm trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, biến những thành tựu vẻ vang trong quá khứ thành động lực để hoàn thành sứ mệnh lịch sử trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình, phát triển phồn vinh, văn minh, hạnh phúc, thịnh vượng của dân tộc Việt Nam./.
Nhiệt liệt chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025)!

Lịch biểu diễn tháng 5 năm 2025


Trân trọng thông báo và kính mới quý khán giả đón xem ./.

Bảo tồn, phát huy nghệ thuật cải lương trong giai đoạn mới

Trong tháng 3/2025 này, Nhà hát Cải lương Hà Nội có hàng chục Chương trình nghệ thuật, một số vở diễn, trích đoạn tiêu biểu phục vụ nhiều địa phương ở Hà Nội và các tỉnh, thành khác…

Thời gian qua, Nhà hát Cải lương Hà Nội đã có nhiều chương trình nghệ thuật hấp dẫn, thu hút đông đảo công chúng đến với nghệ thuật truyền thống cái lương. Ngoài các vở diễn kinh điển được dàn dựng lại, Nhà hát còn dàn dựng những vở diễn mới, mang đậm hơi thở cuộc sống hiện đại.

Từ đầu năm 2025, Nhà hát Cải lương Hà Nội đã có nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc phục vụ nhiệm vụ chính trị và các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, lễ hội ở các địa phương của Thủ đô và một số tỉnh thành trong cả nước. Nổi bật là các Chương trình nghệ thuật đặc biệt phục vụ Lễ đón nhận Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Bối Khê, huyện Thanh Oai; Lễ đón nhận Di tích Quốc gia đặc biệt đình Đại Phùng, huyện Đan Phượng; v.v.


Đầu tháng 3/2025, Nhà hát Cải lương Hà Nội đã tổ chức chuỗi Chương trình nghệ thuật Cải lương – Tinh hoa nghệ thuật Việt, gồm các show diễn cải lương đặc sắc và không gian sắp đặt giới thiệu văn hóa Việt nhằm thu hút đông đảo khách du lịch. Các show diễn cải lương của Nhà hát Cải lương Hà Nội được dàn dựng công phu, đã tái hiện những trường đoạn, khúc ca, làn điệu kinh điển. Không gian nghệ thuật mang tên Chạm đã khắc họa được nét đẹp văn hóa và tâm hồn Việt Nam. Sự kiện này nhằm giới thiệu và quảng bá nghệ thuật cải lương – một loại hình diễn ca truyền thống đặc sắc của Việt Nam đến với du khách quốc tế.

Tại Chương trình, khách đã được xem chương trình biểu diễn trích đoạn “Bán mình chuộc cha” trong vở Kiều với thời lượng 45 phút….

Trong tháng 3/2025 này, Nhà hát Cải lương Hà Nội còn có hàng chục Chương trình nghệ thuật, một số vở diễn, trích đoạn tiêu biểu phục vụ nhiều địa phương ở Hà Nội và các tỉnh, thành khác như Hải Phòng, Bắc Ninh…

Hội nghị tổng kết Đề án Sân khấu học đường giai đoạn 2022-2024

Sáng ngày 08/4/2025, tại Nhà hát Kịch Hà Nội, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án “Giới thiệu và biểu diễn các vở diễn được chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam và thế giới có trong chương trình giáo dục phổ thông tại các trường học của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2024”.

Dự hội nghị có các đồng chí: Bạch Liên Hương, Thành ủy viên, Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội; Lê Thị Ánh Mai, Phó Giám đốc Sở; lãnh đạo Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội; lãnh đạo một số quận, huyện, thị xã; lãnh đạo các Phòng quản lý Nhà nước, Ban Giám đốc các Nhà hát thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội; Ban Giám hiệu một số trường học trên địa bàn Thành phố…
Các đại biểu dự Hội nghị

Đề án “Giới thiệu và biểu diễn các vở diễn được chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam và thế giới có trong chương trình giáo dục phổ thông tại các trường học của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 – 2030 (gọi tắt là Đề án Sân khấu học đường) được thành phố Hà Nội triển khai trong những năm qua đã khẳng định tính hiệu quả, thiết thực: Tạo được sân chơi bổ ích, lành mạnh, giúp các em học sinh ngày càng am hiểu và yêu văn học, nghệ thuật dân tộc; mở ra một hình thức học tập hiệu quả mới cho các em học sinh Thủ đô.

Thời gian qua, các Nhà hát của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã triển khai hiệu quả Đề án sân khấu học đường và đã thu nhiều kết quả tốt đẹp. Có thể kể ra đây những tác phẩm văn học đã được chuyển thể thành kịch và được các nghệ sĩ Hà Nội biểu diễn thành công, như: Chùm kịch “Lời bà kể” sử dụng 2 bài học trong chương trình môn tiếng Việt tiểu học là “Mồ Côi xử kiện” và “Cây nêu ngày Tết”; “Tinh thần thể dục” dựa trên tác phẩm văn học “Tinh thần thể dục” của tác giả Nguyễn Công Hoan; vở diễn “Thúy Kiều – một kiếp đoạn trường”; “Kiều” được lấy cảm hứng từ kiệt tác “Truyện Kiều” của Đại thi hào Nguyễn Du; “Nắm xôi kỳ diệu” dựa trên truyện thơ dân gian Thằng Bờm; “Cánh diều làng Vũ Đại” dựa trên tác phẩm Chí Phéo của nhà văn Nam Cao; “Cây tre trăm đốt” dựa trên cốt truyện dân gian Cây tre trăm đốt; “Chuyện người con gái Nam Xương” dựa trên tác phẩm truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ…

Qua các vở diễn được chuyển thể từ các tác phẩm văn học còn cho các em am hiểu thêm về những phong tục, tập quán, đức tính đẹp của người Việt, về không gian làng quê Việt, về những số phận người cụ thể. Bên cạnh đó còn phê phán, đả kích những thói hư, tật xấu vẫn còn trong mỗi người…

Từ sân khấu, các em học sinh được gặp gỡ các nhân vật bước ra từ tác phẩm văn học một cách đầy sinh động, đầy màu sắc và hấp dẫn.


Nhà hát Kịch Hà Nội được phân công là đơn vị điểm trong triển khai thực hiện Đề án sân khấu học đường này. Trong 3 năm thí điểm triển khai Đề án (từ 2022-2024), Nhà hát đã dàn dựng được 5 tác phẩm dựa trên tác phẩm văn học, biểu diễn được 172 buổi, phục vụ cho khoảng 80.000 học sinh tại 14 quận, huyện của Thủ đô. Các nhà hát Chèo, Cải lương Hà Nội cũng đã có hàng trăm buổi biểu diễn, phục vụ hàng ngàn các em học sinh xem các vở diễn chuyển thể từ tác phẩm văn học có trong chương trình sách giáo khoa. Riêng vở diễn “Nắm xôi kỳ diệu” của Nhà hát Chèo Hà Nội đã tham dự Liên hoan Nghệ thuật sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ nhất – 2024 tại Hải Phòng và xuất sắc giành Huy chương Vàng tại Liên hoan.

Từ năm 2022-2030, là giai đoạn trọng điểm của Đề án sân khấu học đường. Hà Nội phấn đấu sẽ biểu diễn 1.600 buổi cho tất cả các trường phổ thông trên địa bàn Thành phố. Ở giai đoạn này, số lượng vở diễn được dàn dựng sẽ là 40 vở.

Đặc biệt, Đề án sân khấu học đường đặt ra mục tiêu cho Sở Sở Văn hoá và Thể thao là biểu diễn từ 1.800 – 2.000 buổi, cho khoảng 1.700 trường học trên địa bàn Thành phố. Cũng có nghĩa là 1 trường phổ thông của Hà Nội chỉ được tiếp cận 1 tác phẩm văn học của 1 loại hình nghệ thuật sân khấu trong suốt 8 năm triển khai Đề án.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Bạch Liên Hương, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã khẳng định những hiệu quả tích cực của Đề án. Đồng chí đề nghị: Việc triển khai Đề án phải được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Văn hóa và Thể thao Hà Nội. Thời gian tới, việc triển khai Đề án cần triển khai có quy mô lớn hơn nữa, đồng bộ hơn nữa. Sở Văn hóa và Thể thao và Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội là những chủ thể cùng triển khai Đề án này. Đồng chí Giám đốc lưu ý việc tạo cơ chế hoạt động cho các Nhà hát, đồng thời cần tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền về Đề án sân khấu học đường./.

https://sovhtt.hanoi.gov.vn/nha-hat-cai-luong-ha-noi-thanh-cong-buoc-dau-khi-dua-san-khau-truyen-thong-thanh-san-pham-du-lich/

Tiếng vỗ tay tán dương liên tục vang lên trong khán đài, kết thúc buổi diễn và Chuỗi chương trình “Cải lương – Tinh hoa nghệ thuật Việt” nhiều du khách đã lên sân khấu xin chụp ảnh kỉ niệm cùng các diễn viên…

Chuỗi chương trình “Cải lương – Tinh hoa nghệ thuật Việt”, được tổ chức từ 16h hằng ngày, tại rạp Chuông Vàng, số 72 phố Hàng Bạc của Nhà Hát Cải Lương Hà Nội trong nhiều ngày qua đã thu hút đông đảo người xem.

Tại đây, khán giả được chiêm ngưỡng không gian sắp đặt mang tên “chạm” giới thiệu không gian hoàng gia, giới thiệu những công cụ biểu diễn, tạo sự kết nối giữa người thưởng thức và nghệ thuật, giữa hiện tại và quá khứ, giữa những giấc mơ sân khấu với những khán giả yêu mến cải lương. Khán giả được “chạm” vào những bộ y phục xưa, thử cầm trên tay cây kiếm, cây quạt, những nhạc cụ đã dệt nên hồn cốt của đờn ca tài tử và cải lương Việt Nam (Những nhạc cụ là tứ cầm, gồm: Đàn tranh, đàn bầu, đàn kìm, đàn nhị). Từ đó, đưa nghệ thuật cải lương đến gần hơn với công chúng. Đặc biệt khán giả còn được xem các show diễn cải lương đặc sắc, được dàn dựng công phu nhằm tái hiện những làn điệu cải lương, trích đoạn vở diễn cải lương Việt Nam, tiêu biểu là diễn trích đoạn “Bán mình chuộc cha” trong vở Kiều với thời lượng 45 phút.



Thành công bước đầu của Nhà hát Cải lương Hà Nội khi đưa nghệ thuật thành sản phẩm du lịch

Khán giả còn được sống trong không gian Nam Bộ gồm hình ảnh đặc trưng sông nước, cái nôi sản sinh ra cải lương truyền thống.

Trích đoạn “Bán mình chuộc cha” trong vở Kiều đã thu hút đông đảo khách du lịch, nhất là khách quốc tế đến xem. Quá trình diễn ra trích đoạn “Bán mình chuộc cha” còn có phần thuyết minh bằng tiếng Anh cho khán giả quốc tế hiểu rõ hơn về nhân vật Kiều và tác phẩm văn học Kiều của thi hào Nguyễn Du.

Khán giả rất thích thú khi xem trích đoạn Kiều bán mình chuộc cha. Tiếng vỗ tay tán dương liên tục vang lên trong khán đài, kết thúc buổi diễn, Chuỗi chương trình “Cải lương – Tinh hoa nghệ thuật Việt” nhiều du khách đã lên sân khấu xin chụp ảnh kỉ niệm cùng các diễn viên. Sự hấp dẫn đó, một lần nữa khẳng định hướng đi đúng của Nhà Hát Cải Lương Hà Nội trong việc đưa sân khấu truyền thống thành sản phẩm du lịch, để cải lương Hà Nội luôn sáng đèn và các nghệ sĩ của Nhà hát được sống với nghệ thuật.

ĐẠI HỘI CHI BỘ NHÀ HÁT CẢI LƯƠNG HÀ NỘI, NHIỆM KỲ 2025 -2027

Sáng ngày 03/4/2025, tại rạp Chuông Vàng, số 72 Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Chi bộ Nhà hát Cải lương Hà Nội đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 – 2027.

Dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Lê Thị Ánh Mai, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, cùng các đồng chí đại diện lãnh đạo các Phòng, ban của Sở, các đồng chí trong Cấp ủy Chi bộ và đảng viên Chi bộ Nhà hát Cải lương Hà Nội.
Nhạc sỹ Phạm Chỉnh – Bí thư Chi bộ nhiệm kỳ 2022 – 2025 báo cáo tổng kết nhiệm kỳ và kiểm điểm Chi ủy Chi bộ nhiệm kỳ 2022 – 2025 :
Đại hội đã lắng nghe báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2022 – 2025 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2025- 2027; trong đó, trọng tâm nhấn mạnh về công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị tại đơn vị trong thời kỳ mới.
Đoàn Chủ tịch điều hành Đại hội:

Nhiệm kỳ 2022 – 2025, Chi bộ đã đoàn kết, nỗ lực vượt mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, xây dựng tập thể Chi bộ đoàn kết, chủ động và tích cực trong công tác Đảng, chuyên môn và đoàn thể và nhận được nhiều hình thức khen thưởng của các cấp.
Đạt được những kết quả trên là do sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ, đảng viên, các nghệ sỹ, công nhân viên và tập thể Cấp uỷ, lãnh đạo phòng/đoàn dưới sự chỉ đạo và quan tâm sâu sắc của Cấp uỷ cấp trên, của Lãnh đạo Nhà hát. Những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ 2022-2025 là một bước tiến quan trọng để Chi bộ tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ nhiệm kỳ 2025 – 2027.


Nhiệm vụ trọng tâm của Chi bộ Nhà hát Cải lương Hà Nội trong nhiệm kỳ tới là: Phổ biến, triển khai, giám sát có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; Đẩy mạnh thực hiện Quy chế dân chủ, nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, xây dựng và giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Chi bộ, đơn vị; Phát triển Đảng, theo dõi, giám sát và đề xuất các quần chúng ưu tú để tạo nguồn và kết nạp đảng viên mới, phấn đấu kết nạp ít nhất 02 đảng viên mới; 100% đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó có 15% đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; tập thể Chi bộ Nhà hát đạt danh hiệu “Chi bộ trong sạch vững mạnh”.
Về công tác chuyên môn, Chi bộ lãnh đạo xây dựng mục tiêu, kế hoạch thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của đơn vị; Lãnh đạo chỉ đạo đơn vị đoàn kết, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai nhiệm vụ …
Đại hội cũng đã bàn bạc, thảo luận, đề xuất các giải pháp thực hiện, phương hướng, nhiệm vụ và các chỉ tiêu cụ thể của Nghị quyết Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 – 2027 nhằm: Xây dựng Chi bộ trong sạch, vững mạnh hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; Đóng góp vai trò quan trọng vào sự phát triển, bảo tồn và đưa nghệ thuật Cải lương truyền thống đến gần hơn với công chúng…
Các đồng chí đảng viên Chi bộ phát biểu ý kiến tham luận:



Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, đồng chí Lê Thị Ánh Mai, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội ghi nhận và biểu dương những thành quả đạt được của Chi bộ Nhà Hát Cải lương Hà Nội trong nhiệm kỳ qua. Điểm sáng của Chi bộ là tính đoàn kết, sáng tạo vượt mọi khó khăn để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Đồng chí Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nhấn mạnh trong nhiệm kỳ mới Chi bộ cần cụ thể hóa các nhiệm vụ, mục tiêu của đơn vị. Cần nhận diện rõ các cơ hội và thách thứ, đẩy mạnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Chi bộ, đảm bảo an ninh, an toàn, PCCC…. Tiếp tục kiện toàn bộ máy lãnh đạo, nhân sự của các Phòng/đoàn theo quy định; đa dạng phong cách, nâng cao chất lượng biểu diễn nghệ thuật… phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

đồng chí Lê Thị Ánh Mai, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phát biểu chỉ đạo Đại hội
Chi bộ tiến hành biểu quyết các nội dung và bỏ phiếu theo quy định:


Với tinh thần phát huy dân chủ, đoàn kết và thống nhất cao. Đại hội đã sáng suốt lựa chọn, bầu các đồng chí có đủ năng lực, phẩm chất và trí tuệ vào Chi ủy Chi bộ nhiệm kỳ 2025 – 2027; Nhạc sỹ Phạm Chỉnh – Giám đốc, Bí thư Chi bộ Nhà hát nhiệm kỳ 2022 – 2025 được Đại hội tín nhiệm bầu, tái cử giữ chức vụ Bí thư Chi bộ nhiệm kỳ 2025 – 2027; đồng chí Nguyễn Quỳnh Chi – Phó Giám đốc Nhà hát giữ chức vụ Phó Bí thư Chi bộ nhiệm kỳ 2025 – 2027; đồng chí Lê Thị Hồng Nhung – Trưởng Đoàn Chuông Vàng giữ chức vụ Chi ủy viên nhiệm kỳ 2025 – 2027.

Chi bộ tặng hoa chúc mừng Chi ủy Nhà hát Cải lương Hà Nội nhiệm kỳ 2025 – 2027:
Sau buổi sáng làm việc hết sức tập trung, dân chủ và đoàn kết, Đại hội Chi bộ Nhà hát Cải lương Hà Nội nhiệm kỳ 2025- 2027 đã thành công tốt đẹp./.

LỊCH BIỂU DIỄN THÁNG 4 NĂM 2025


Trân trọng thông báo và kính mời quý khán giả đón xem./.

LỊCH BIỂU DIỄN THÁNG 3 NĂM 2025


Trân trọng thông báo và kính mời quý khán giả đón xem./.

CHƯƠNG TRÌNH “CẢI LƯƠNG – TINH HOA NGHỆ THUẬT VIỆT”


Quý vị đã từng biết đến các điểm đến nổi tiếng tại Hà Nội như: Đền Ngọc Sơn, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Nhà hát Múa rối Thăng Long,…
Và bây giờ, xin mời Quý vị khám phá thêm điểm đến văn hóa mới của Hà Nội, nơi nghệ thuật truyền thống được bảo tồn và phát huy. Nơi di tích lịch sử được sống lại, với không gian được sắp đặt đậm chất nghệ thuật đương đại, nơi các nghệ sỹ yêu nghề vẫn gìn giữ các giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống của dân tộc thông qua sự kiện:
“Cải Lương -Tinh hoa nghệ thuật Việt”
Thời gian: 14h00 ngày 05/3/2025
Địa điểm: Rạp Chuông Vàng – 72 Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Link đăng ký tham dự: https://forms.gle/gMmZevJZsCQ8wdms6

Hãy liên hệ với chúng tôi theo số (+84) 0932283579 hoặc địa chỉ email: disanquocgia@gmail.com
Kính mời quý anh chị là quản lý, điều hành công Lữ Hành, du lịch và người quan tâm đến sự kiện tham dự và đóng góp ý kiến.
Trân trọng!

Yêu cầu báo giá