Bài viết trong » 2021 «

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “CHÀO NĂM MỚI 2022” của Nhà hát Cải Lương Hà Nội.

⚡ Chương trình nghệ thuật đặc biệt “CHÀO NĂM MỚI 2022” của Nhà hát Cải Lương Hà Nội.
⚡ Đón chào năm mới 2022, Nhà hát Cải lương Hà Nội biểu diễn Chương trình nghệ thuật ca múa nhạc đặc biệt với chủ đề “CHÀO NĂM MỚI 2022”
⚡ Chương trình do tập thể nam, nữ nghệ sỹ diễn viên Nhà hát Cải lương Hà Nội biểu diễn. Chỉ đạo nghệ thuật: Giám đốc Nhà hát- Nhạc sỹ Phạm Chỉnh
⚡ Chương trình gồm nhiều tiết mục Ca- Múa- Nhạc tràn đầy sắc xuân như: Đón xuân; Hoa đào khoe sắc; Câu chuyện đầu năm; Hoa cỏ mùa xuân; Quê hương ba miền; Phố xuân; Xuân đẹp làm sao ;Chúc xuân…Các tiết mục độc tấu đàn Tranh, đàn Bầu của NS trẻ Trà My…
Chương trình được dàn dựng công phu với sự tham gia của các nghệ sĩ, diễn viên của Nhà hát : NSND Thanh Hương, Nghệ sĩ ưu tú: Mỹ Vân; Hoàng Viện; Quang Thanh; các Nghệ sĩ trẻ : Hồng Nhung; Quang Tuấn;Thiên Hương; Nhật Linh… cùng các nhóm múa.

⭐ Chương trình sẽ được phát trực tiếp trên kênh Youtube của Nhà hát Cải lương Hà Nội và trên Website: nhahatcailuonghanoi.com.vn. Phát trên cổng thông tin và trang Youtube của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội.
Thời gian: 20h ngày 31/12/2021 ⭐

Trân trọng giới thiệu và kính mời khán giả Thủ đô đón xem!

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “HÁT KHÚC QUÂN HÀNH” của Nhà hát Cải Lương Hà Nội.

⚡ Chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2021), Nhà hát Cải lương Hà Nội biểu diễn Chương trình nghệ thuật ca múa nhạc đặc biệt với chủ đề “HÁT KHÚC QUÂN HÀNH”

Chương trình do tập thể nam, nữ nghệ sỹ diễn viên Nhà hát Cải lương Hà Nội biểu diễn. Chỉ đạo nghệ thuật: Giám đốc Nhà hát- Nhạc sỹ Phạm Chỉnh

⚡ Chương trình gồm 18 tiết mục Ca- Múa- Nhạc đặc sắc, các màn hát múa như: “Đoàn Vệ quốc quân”, “Trường Sơn Đông – Trường Sơn Tây”, “Tình đồng chí”, “Những cô gái mở đường”, “Rừng xanh vang tiếng Ta lư” , “trái tim người chiến sĩ”. Những ca khúc đi cùng năm tháng như: “Lời Người ra đi”, “Màu hoa đỏ”, “Bài ca thống nhất” “Đất nước trọn niềm vui”… với sự dàn dựng công phu, cùng  dàn nghệ sĩ,  diễn viên của Nhà hát tham gia biểu diễn như:  Nghệ sĩ Nhân dân Thanh Hương, các Nghệ sĩ ưu tú: Mỹ Vân, Hoàng Viện, Quang Thanh và các Nghệ sĩ trẻ  : Hồng Nhung, Quang Tuấn,Thiên Hương, Thu Hường, Nhật Linh…

⭐Chương trình được ghi hình vào 20h ngày 20/12/2021 tại rạp Chuông Vàng, số 72 Hàng Bạc- Hoàn Kiếm- Hà Nội , phát sóng trực tiếp trên kênh Youtube và trang Website: nhahatcailuonghanoi.com.vn. Phát trên cổng thông tin điện tử Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vào ngày 22/12/2021⭐

Trân trọng giới thiệu và kính mời khán giả Thủ đô đón xem!

Chương trình: Hát Khúc Quân Hành.

rtmp://a.rtmp.youtube.com/live2

NHÀ HÁT CẢI LƯƠNG HÀ NỘI Tổng duyệt vở diễn “Mong manh vùng sáng tối”

Được sự đồng ý của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, ngày 13/12/2021 Nhà hát Cải lương Hà Nội đã tiến hành tổng duyệt vở diễn “Mong manh vùng sáng tối” tại Rạp Chuông Vàng, số 72 Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Được khởi công và dàn dựng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng tập thể lãnh đạo, cán bộ, nghệ sỹ diễn viên Nhà hát đã đoàn kết, nỗ lực, cố gắng khắc phục khó khăn để hoàn thiện vở diễn.
Tham dự buổi tổng duyệt gồm có các Nghệ sỹ đại diện Hội đồng nghệ thuật Thành phố, đại diện các phòng, ban của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, các đồng chí phóng viên báo, đài truyền hình và tập thể lãnh đạo, nghệ sỹ diễn viên, kỹ thuật viên, công nhân viên của Nhà Hát Cải lương Hà Nội.
Vở diễn “Mong manh vùng sáng tối” được NSUT Thanh Vân chuyển thể dựa trên kịch bản của tác giả Nguyễn Thị Nguyệt, với nội dung mang tính hiện đại nhưng cũng không kém phần gai góc, dữ dội, phản ánh những vấn đề nhức nhối về lối sống, đạo đức xã hội, những vấn đề trong gia đình…
Vở diễn được dàn dựng công phu với sự phối hợp của đạo diễn NSUT Lê Nguyên Đạt và tài năng của các nghệ sỹ Nhà hát CLHN: NSND Thanh Hương vai bà Thu (vợ ông Phương), NSUT Mỹ Vân vai bà Mai (vợ ông Đức), NSUT Hoàng Viện vai ông Đức, NS Quang Tuấn vai ông Phương, NS Hồng Nhung vai Hân (kế toán), NS Nhật Linh vai Dũng (con trai ông Phương), NS Minh Thêm vai Ngọc Anh (con gái ông Đức)…đã đem lại thành công cho buổi tổng duyệt.
Nhận xét tại buổi tổng duyệt, Hội đồng nghệ thuật Thành phố đánh giá vở diễn đạt chất lượng cao về nghệ thuật, có nhiều cái mới như: Phong cách biểu diễn hiện đại nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của cải lương truyền thống, sân khấu được bố trí với những khối trụ cao, gắn đèn LED và nhiều đạo cụ điện tử tạo được không gian đa chiều cho diễn xuất của diễn viên và cho cảm thụ của khán giả, sự tiết chế đầy ẩn ý trong thiết kế ánh sáng cũng là một điểm nhấn cho vở diễn, biên đạo múa Nguyễn Văn Hải đã mạnh dạn đưa những vũ đạo hình thể hiện đại kết hợp với đạo cụ nhằm chuyền tải nội dung vở diễn trở nên gần gũi hơn với khán giả.

Tác giả kịch bản: Nguyễn Thị Nguyệt
Chuyển thể Cải lương: NSUT Thanh Vân
Đạo diễn: NSUT Lê Nguyên Đạt
Âm nhạc: NSND Thanh Hải
Thiết kế mỹ thuật: NSUT Đạt Tăng
Biên đạo múa: Nguyễn Văn Hải
Chỉ đạo Nghệ thuật: Nhạc sỹ Phạm Bá Chỉnh, Giám đốc Nhà hát

Một số hình ảnh của vở diễn:






“Truân chuyên dải yếm đào” – Khi Thị Màu bước lên sân khấu cải lương

Có lẽ, không ai có thể nghĩ đến một ngày nào đó, cô Thị Màu lúng liếng của sân khấu chèo cổ lại bước lên sân khấu cải lương, với một diện mạo mới cùng những hành động phá bỏ mọi luật lệ phong kiến để được sống là chính mình. Thế nhưng, điều đó đã trở thành hiện thực, tại sân khấu cải lương Hà Nội.

Đoàn cải lương Hoa Mai (Nhà hát cải lương Hà Nội) vừa cho ra mắt công chúng vở cải lương Truân chuyên dải yếm đào (tác giả kịch bản Lê Chí Trung, chuyển thể cải lương Đình Tư, đạo diễn – NSND Hoàng Quỳnh Mai, âm nhạc Hoàng Anh Tú, họa sỹ Đạt Tăng – NSƯT Lê Văn Trực, biên đạo múa Hoài Anh), với sự tham gia diễn xuất của các nghệ sỹ: NSƯT Quang Thanh vai Lý Trưởng, NSƯT Văn Túc vai Phú Ông, NSƯT Thái Vân vai Thị Kính, nghệ sỹ Thiên Hương vai Thị Màu, nghệ sỹ Hồng Nhung vai Mẹ Đốp, nghệ sỹ trẻ Xuân Vương vai Nô… cùng các nghệ sỹ đoàn cải lương Hoa Mai.

“Truân chuyên dải yếm đào” lấy nội dung từ vở chèo cổ nổi tiếng Quan Âm Thị Kính – một trong những vở chèo kinh điển và thuộc hàng mẫu mực của bộ môn nghệ thuật chèo. Vở diễn lấy Thị Màu làm nhân vật chính, câu chuyện xoay quanh tình yêu chân thành và sự mạnh mẽ nhưng cũng đầy nhân văn của Thị Màu trong việc dám đứng lên chống lại sự hà khắc của chế độ phong kiến để được sống thật với tình yêu của mình. Với một kịch bản được viết rất khéo léo, gọn gàng nhưng sâu lắng, cùng bàn tay dàn dựng tài hoa của đạo diễn – NSND Hoàng Quỳnh Mai, và sự tham gia của những gương mặt tài năng, vở diễn đã mang lại những cảm xúc thăng hoa cho khán giả.

Chứng kiến từ lúc tấm màn nhung mở ra, đến khi khép lại vở diễn, người viết bài này đã được trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, lúc thì cười mãn nguyện, khi thì xúc động rưng rưng với mạch truyện lôi cuốn và lối diễn xuất nhuần nhị cùng những giọng ca tuyệt vời của các nghệ sỹ. Nhưng điều khiến vở diễn chinh phục người xem một cách thuyết phục nhất, chính là sự khéo léo của ekip dàn dựng, khi đã biến một câu chuyện kinh điển trên sân khấu chèo trở thành một vở diễn rất cải lương, đầy sự mới mẻ và mang đậm hơi thở của cuộc sống. Đạo diễn – NSND Hoàng Quỳnh Mai đã khôn khéo tiết chế tối đa những yếu tố đặc trưng của chèo để biến vở diễn thành một tác phẩm cải lương thuần túy nhưng vẫn giữ được cái cốt cách và nền tảng của câu chuyện trên sân khấu chèo.

Không chỉ tài tình trong việc tiết chế “chất” chèo để làm nó trở nên mềm mại đúng kiểu cải lương, biến câu chuyện nhiều bi ai của vở chèo Quan Âm Thị Kính thành một tác phẩm cải lương mang nhiều sự lãng mạn và truyền tải những thông điệp nhân văn một cách giản dị, gần gũi – đạo diễn NSND Hoàng Quỳnh Mai còn góp phần đưa các nghệ sỹ về đúng bản ngã của mình để được “bung tỏa” hết tài năng vốn có, tạo nên hiệu quả tối đa cho vai diễn.

Chính vì thế, các nghệ sỹ đã diễn như “cá về với nước”, thăng hoa trong từng cảnh diễn. Những gương mặt nổi bật nhất trong vở diễn phải kể đển NSƯT Quang Thanh (vai Lý Trưởng), nghệ sỹ Thiên Hương (vai Thị Màu) và đặc biệt là nghệ sỹ Hồng Nhung (vai Mẹ Mõ). Có thể nói, vai Mẹ Mõ qua phần diễn xuất của Hồng Nhung trở thành “cái đinh” của đêm diễn. Xuất hiện từ đầu đến cuối, tính chất nhân vật và thời lượng xuất hiện ngang với vai Thị Màu, chính vì thế, Hồng Nhung như “cá về với nước” khi vừa được đóng vai đúng sở trường, vừa có nhiều thời gian, nhiều đất diễn nên cô đã thực sự thăng hoa trong từng câu hát, từng động tác hình thể, trở thành “quan tòa” giải quyết mọi câu chuyện liên quan đến Thị Màu – đây là một trong những điểm khác lạ của Đốp “chèo” và Mõ “cải lương”.

NSƯT Quang Thanh vai Lý Trưởng cũng được đánh giá xuất sắc bởi sự chín muồi trong diễn xuất cũng như giọng hát của anh. Là một trong những nghệ sỹ nổi bật nhất của cải lương Hoa Mai, NSƯT Quang Thanh vào vai ngọt lịm, diễn vừa sinh động vừa tinh tế, phong thái chững chạc và giọng hát thuộc hàng “đẳng cấp”, làm điểm tựa cũng như tạo đà cho các đồng nghiệp “quăng miếng” rất ăn ý và hiệu quả. Anh là một trong những nhân vật quan trọng góp phần làm nên thành công của vở diễn.

Vai Thị Màu do nghệ sỹ Thiên Hương đảm nhận. Thiên Hương có thế mạnh là giọng hát, và có thể nói cô là người hát hay nhất trong dàn nghệ sỹ tham gia vở diễn này. Giọng hát của Thiên Hương vừa dày vừa sáng, nhưng lại rất ấm áp và tình cảm. Cách hát và cách phát âm của Thiên Hương mang nét đặc trưng của cải lương Bắc nên rất dễ đi vào lòng người. Với vai Thị Màu, Thiên Hương cũng làm rất tốt, thể hiện xuất sắc vai chính trong vở.

Ngoài ra, còn phải kể đến gương mặt trẻ Xuân Vương. Chàng trai 9x có ngoại hình đẹp và giọng hát sáng, khỏe cũng như lối diễn khá chân thật, thế nên anh vào vai Nô rất hợp. Mặc dù chưa hoàn hảo như các nghệ sỹ đàn anh, nhưng Xuân Vương cho thấy sự tiến bộ từng ngày và là một gương mặt đầy triển vọng, đủ khả năng tiếp nối thế hệ đi trước của cải lương Hoa Mai.

Vở diễn không đơn thuần chỉ mang lại tiếng cười và sự xúc động từ các nhân vật, mà nó còn truyền tải nhiều thông điệp ý nghĩa qua bàn tay dàn dựng của NSND Hoàng Quỳnh Mai. Rất nhiều hình ảnh mang những ý tứ sâu xa như cảnh Thị Màu ngồi gục khóc giữa hai vòng tròn chèn ép hai bên, thể hiện nỗi khổ của người phụ nữ thời xưa phải chịu sự kìm kẹp, trói buộc của cả những hủ tục lẫn kim tiền. Hay hình ảnh ba người phụ nữ: Thị Màu, Mẹ Mõ, Thị Kính “nương tựa” vào nhau để an ủi, động viên, chia sẻ với nhau những lúc họ rơi xuống vực thẳm. Khi xem cảnh ấy, khán giả ai cũng rơi nước mắt, và nhận ra rằng, đâu chỉ có một mình Thị Màu truân chuyên, mà còn cả Mẹ Mõ và Thị Kính cũng bất hạnh không kém, và họ đã tìm thấy sự đồng cảm của nhau nên đã gắn bó và nâng đỡ nhau trong cuộc sống.

Có một chi tiết rất đặc biệt, mà đúng là chỉ có cải lương mới “dám” làm, đó chính là cảnh Mẹ Mõ bất ngờ tiết lộ thân phận thật sự của Thị Kính cho Thị Màu biết khi cả ba người có mặt ở sân chùa. Và khi biết Thị Kính là nữ, Thị Màu đã trực tiếp bế con đến, quỳ xuống cầu xin Thị Kính nuôi con giúp cô – đây là một chi tiết rất đắt giá, khác biệt hoàn toàn với tình tiết bên sân khấu chèo, và chính tình tiết ấy đã “bẻ” câu chuyện Thị Màu đi theo một hướng khác, giúp người xem đỡ “nặng” vì nó mang màu sắc tươi sáng hơn, đỡ bi ai, oan ức như nhân vật Thị Kính bên chèo.

Có thể nói, với một kịch bản khá nhẹ nhàng, có những tình tiết thay đổi so với bản gốc khiến câu chuyện rẽ sang một hướng khác, cùng với bàn tay dàn dựng tài hoa của đạo diễn – NSND Hoàng Quỳnh Mai cùng dàn nhạc và các nghệ sỹ đoàn cải lương Hoa Mai – vở diễn Truân chuyên giải yếm đào thực sự đã mang đến một góc nhìn mới cho các nhân vật trong vở Quan Âm Thị Kính với một diện mạo tươi sáng hơn, trữ tình hơn và nhẹ nhõm hơn. Thực sự là một vở cải lương đáng xem trong thời điểm hiện tại.


ĐOÀN CẢI LƯƠNG HOA MAI TỔNG DUYỆT VỞ “TRUÂN CHUYÊN DẢI YẾM ĐÀO”

“…Người mấy trăm năm làm rung chuyển những sân đình

Làm điên đảo những phông màn khép mở

Người táo bạo

Người không hề biết sợ

Người chưa từng lùi bước trước tình yêu…”

Vở Cải lương “Truân chuyên dải yếm đào” – được Đoàn Cải lương Hoa Mai – Nhà hát Cải lương Hà Nội cho ra mắt đêm Tổng duyệt vào 20h00’ ngày 24/10/2021 tại Trung Tâm văn hóa Thành Phố số 07 đường Phùng Hưng – Hà Đông – Hà Nội.

Vở diễn được bàn tay đạo diễn NSND Hoàng Quỳnh Mai dàn dựng đã lột tả được chân thực và phá cách nhân vật Thị Màu cùng những cách xử lý không gian đương đại. Thị Màu trong vở diễn là nhân vật khao khát dám sống, dám yêu, dám vượt lên những khó khăn, định kiến mong muốn được hạnh phúc. Thị Màu là hiện thân của những người phụ nữ sống trong thời kỳ phong kiến nói riêng, của những người phụ nữ mọi thời đại nói chung.

Tác giả kịch bản: Lê Chí Trung

Chuyển thể Cải lương: NS Đình Tư

Đạo diễn: NSND Hoàng Quỳnh Mai

Âm nhạc: NSND Hoàng Anh Tú

Thiết kế mỹ thuật: NSUT Văn Trực

Biên đạo múa: Hoài Anh

Thực hiện trang trí: NSUT Đạt Tăng

Chỉ đạo Nghệ thuật: Giám đốc – Nhạc sỹ Phạm Bá Chỉnh

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Nhớ mùa thu lịch sử” chào mừng kỷ niệm 67 năm Ngày Giải phòng Thủ đô

⚡Chào mừng kỷ niệm 67 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10 /10/1954-10/10/2021), Nhà hát cải lương Hà Nội biểu diễn quay ghi hình Chương trình nghệ thuật ca múa nhạc đặc biệt “Nhớ mùa thu lịch sử”.
⚡Chương trình được quay ghi hình vào lúc 20h00′ ngày 10/10/2021, tại Rạp Đại Nam, số 89 phố Huế, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
⚡Chương trình do tập thể nam, nữ nghệ sỹ diễn viên Nhà hát Cải lương Hà Nội biểu diễn. Chỉ đạo nghệ thuật: Nhạc sỹ Phạm Bá Chỉnh – Giám đốc Nhà hát. Thiết kế mỹ thuật sân khấu: Hoàng Nam.
⚡Chương trình gồm 19 tiết mục như: “Hào khí Việt Nam”, “Sắc Thu Hà Nội”, “Tiến về Hà Nội”, độc tấu đàn T’rưng, Hát văn “Thăng Long địa linh nhân kiệt”, Thời trang áo dài Việt, hát xẩm “Hà thành 36 phố phường”… với sự dàn dựng công phu hy vọng sẽ làm hài lòng khán giả.
-———————————
⭐ Chương trình được quay ghi hình và phát trên trang Website: nhahatcailuonghanoi.com.vn vào 19 giờ 30 ngày 10/10/2021.
Trân trọng giới thiệu và kính mời khán giả Thủ đô đón xem! ⭐️

Tin Nhà hát

THÔNG BÁO

Trước tình hình dịch bênh Covit  diễn biến phức tạp, thực hiện chỉ đạo của Thanh Ủy và UBND TP Hà Nội về việc tạm dừng các hoạt động biểu diễn nghệ thuật trên địa bàn Thành phố.

Nhà hát Cải lương Hà Nội trân trọng thông báo hoãn tất cả các chương trình biểu diễn cho đến khi có chỉ đạo mới từ cấp trên.

Trân trọng!

LỊCH BIỂU DIỄN THÁNG 04/2021
STT Thời gian Địa điểm Nội dung CT Đối tượng PV
1 07/4 Bắc Ninh Duyên kiếp Bạch Trà Doanh thu
2 08/4 Bắc Ninh Sử thi + hầu đồng Doanh thu
3 14/4 Bắc Ninh Duyên kiếp Bạch trà Doanh thu
4 16/4 Trước cửa rạp Chuông Vàng “Tiếng quê hương” Tuyến phố đi bộ
5 17/4 Trước cửa rạp Chuông Vàng “Tiếng quê hương” Tuyến phố đi bộ
6 18/4 Trước cửa rạp Chuông Vàng “Tiếng quê hương” Tuyến phố đi bộ
7 25/4 Đền Đô, Bắc Ninh Sử thi  + hầu đồng Doanh thu

LỊCH BIỂU DIỄN THÁNG 03/2021

STT Thi gian Đa đim Ni dung CT Đi tượng PV
1 21/03 Từ Sơn – Bắc Ninh CT Sử Thi + Hầu Đồng HĐ Doanh Thu
2 22/03 Từ Sơn – Bắc Ninh Vở “Giọt Đắng Oan Tình” HĐ Doanh Thu
3 23/03 Từ Sơn – Bắc Ninh CT Sử Thi HĐ Doanh Thu
4 24/03 Từ Sơn – Bắc Ninh CT Sử Thi HĐ Doanh Thu
5 25/03 Từ Sơn – Bắc Ninh Vở “Giọt Đắng Oan Tình” HĐ Doanh Thu
6 26/03 Đình Bảng Vở “Những Tấm Lòng Vàng” HĐ Doanh Thu
7 27/03 Đình Bảng Ca múa nhạc – kịch ngắn HĐ Doanh Thu