Bài viết trong » 2019 «

NHÀ HÁT CẢI LƯƠNG HÀ NỘI BIỂU DIỄN CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 44 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM (30/04/1975 – 30/04/2019) VÀ 133 NĂM NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG (01/05/1886 – 01/05/2019)

Được sự chỉ đạo của Sở VH&TT Hà Nội, ngày 30/04/2019 Nhà hát Cải lương Hà Nội đã biểu diễn phục vụ nhân dân Quận Tây Hồ nhân dịp kỷ niệm 44 năm ngày giải phóng Miền Nam – thống nhất đất Nước (30/04/1975 – 30/04/2019) và 133 năm ngày Quốc tế Lao động (01/05/1886 – 01/05/2019).

Dưới đây là một số hình ảnh biểu diễn trong chương trình:

Ông Vương Kim Cương – Phó giám đốc TTVHTT&TT Quận Tây Hồ trao hoa cho đại diện NHCLHN.

 

LỊCH BIỂU DIỄN THÁNG 05/2019

 

Stt

Thời gian

Địa điểm

Nội dung CT

Đối tượng PV

1

01/05

Nam Đồng

Ca múa nhạc – kịch ngắn

HĐ Doanh Thu

2

05/05

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc tài tử

PV Phố đi bộ

3

10/05

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc tài tử

PV Phố đi bộ

4

11/05

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc tài tử

PV Phố đi bộ

5

12/05

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc tài tử

PV Phố đi bộ

6

17/05

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc tài tử

PV Phố đi bộ

7

18/05

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc tài tử

PV Phố đi bộ

8

18/05

Tây Hồ

Ca múa nhạc – kịch ngắn

HĐ Doanh Thu

9

19/05

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc tài tử

PV Phố đi bộ

10

24/05

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc tài tử

PV Phố đi bộ

11

25/05

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc tài tử

PV Phố đi bộ

12

26/05

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc tài tử

PV Phố đi bộ

13

30/05

Hưng Yên

Ca múa nhạc – kịch ngắn

HĐ Doanh Thu

14

31/05

Thái Nguyên

Vở “Những Tấm Lòng Vàng”

HĐ Doanh Thu

15

31/05

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc tài tử

PV Phố đi bộ

 

* Nhà hát phc v bán vé tt c các ngày trong tun ti: Rp Chuông Vàng – 72 Hàng Bc – Hoàn Kiếm – Hà Ni.

* Vì mt lý do nào đó Quý V không trc tiếp mua vé ti Rp được, xin vui lòng liên h qua s ĐT: 04.39261378 - ĐTDĐ: 0912.103.901 gp A Đc. Nhà hát s trc tiếp giao vé tn nơi cho Quý V.

 

Tiếp nối “lửa nghề” thắp sáng nghệ thuật cải lương

(SHTT) – Hiện nay, hầu hết các loại hình nghệ thuật truyền thống đều đang đứng trước những thử thách, cải lương cũng không ngoại lệ. Trước sự phát triển của xã hội, với bao khó khăn, vất vả, Nhà hát cải lương Hà Nội vẫn luôn giữ gìn và thắp sáng nghệ thuật cải lương qua các thế hệ.

Không riêng gì cải lương phải đương đầu với khó khăn 

Trong buổi trò chuyện với Nhạc sĩ Phạm Chỉnh – Phó giám đốc điều hành nhà hát Cải Lương Hà Nội, ông tâm sự: Trong thời buổi cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư đang phát triển như vũ bão hiện nay, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, hay chiếc tivi kết nối mạng là có thể xem cả trăm kênh giải trí khác nhau. Vì thế không riêng gì cải lương, mà các bộ môn nghệ thuật truyền thống khác như Tuồng, Chèo, Xẩm,… đều bị thử thách. Cái khó của Nhà hát Cải Lương Hà Nội cũng giống với nhiều nhà hát khác khi lưu giữ và phát huy các bộ môn nghệ thuật truyền thống. Đó là cái khó chung, cái khó mà bắt buộc phải đương đầu và vượt qua. Trong nhiều năm trước, các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… cũng phải rất khó khăn mới có thể vực dậy duy trì và phát triển các bộ môn nghệ thuật truyền thống được như bây giờ. Việt Nam cũng vậy, trong bối cảnh hiện nay khó khăn là tất yếu và mỗi một nghệ sĩ cần phải nỗ lực để gìn giữ và phát huy giá trị của nghệ thuật truyền thống. Nếu buông xuôi không sớm thì muộn, nghệ thuật Cải lương nói riêng và nghệ thuật truyền thống nói chung sẽ bị mai một.

 


Vở diễn cải lương “Ai đo được lòng người”

Được biết, Nhà hát Cải lương Hà Nội có quyết định thành lập Nhà hát vào năm 1993, từ các đơn vị thành viên được sát nhập như đoàn Cải lương Kim Phụng, đoàn Cải lương Chuông vàng và năm 2008 là đoàn Hoa Mai. Nhà hát hiện có khoảng hơn 100 cán bộ, nhân viên, nghệ sĩ. Một năm nhà hát cho ra ba vở diễn, mỗi vở diễn có thời lượng khoảng hơn hai tiếng. Ngoài ra, còn có các chương trình khác như ca múa nhạc mang âm hưởng cải lương…. Trước sức ép về sự cạnh tranh của nền giải trí hiện đại, kéo theo những khó khăn về đời sống kinh tế của cán bộ, nhân viên, anh chị em nghệ sĩ trong nhà hát. Khi “cơm áo gạo tiền” đã trở thành gánh nặng thì mấy ai còn tha thiết với nghề. Điều này càng khiến nghệ thuật cải lương gặp nhiều khó khăn hơn khi có không ít những nghệ sĩ yêu nghề nhưng phải bỏ nghề để đảm bảo cuộc sống.

Câu chuyện nghề phía sau ánh hào quang sân khấu

Thời đại phát triển, khán giả đứng trước rất nhiều sự lựa chọn khác nhau về giải trí, vì vậy cải lương cũng khó tiếp cận đến họ, nhất là giới trẻ. Hầu hết với các vở diễn cải lương tại Nhà hát Cải lương Hà Nội, lượng khán giả đến xem đều ở độ tổ trung niên trở lên. Giới trẻ hiện nay ít quan tâm đến cải lương và các bộ môn nghệ thuật truyền thống. Đây cũng là khó khăn chung mà cải lương nói riêng và nghệ thuật truyền thống nói chung phải đương đầu và vượt qua. Yếu tố cót lõi để nuôi dưỡng ngọn lửa nghề trường tồn chính là yếu tố con người, những nghệ sĩ tâm huyết với nhà hát, luôn say nghề, yêu nghề, mê nghề và vì nghề mà bám trụ, cố gắng không ngừng nghỉ. Đó không chỉ là thế hệ đi trước như: NSND Thanh Hương, NSUT Thục Vân, NSUT Thu Hoài mà còn là sự nối tiếp của nhiều thế hệ lớp trẻ.

Chia sẻ, câu chuyện về nghề, NSND Thanh Hương, thường được các nghệ sĩ trong nhà hát gọi với cái tên thân mật là “Má”.  Bởi vì má Hương như một ngọn đuốc truyền lửa nghề cho các thế hệ sau nối bước đi lên vượt mọi khó khăn để bảo tồn và phát triển nghệ thuật cải lương. Theo má, thế hệ trẻ ngày càng xa cách cải lương, bởi vì đây là bộ môn không phải dễ học. Chưa nói đến việc cuộc sống của các nghệ sĩ cải lương không mấy gì khá giả, nhất là những bạn sinh viên mới ra trường đang chập chững bước vào nghề. Họ khát khao có được công việc đúng đam mê nhưng cũng phải đủ điều kiện kinh tế để duy trì cuộc sống. Nhưng đã là nghệ sĩ cải lương, mấy ai dư giả và giàu có. Phải là người dũng cảm, quyết tâm và thực sự yêu nghề hơn tất cả, mới có thể bám trụ được. Mấy chục năm gắn bó trong nghề như NSND Thanh Hương, NSUT Thục Vân, NSUT Thu Hoài và một số các nghệ sĩ thế hệ đi trước, luôn dùng trái tim nhiệt huyết, say mê nghề để truyền lửa cho thế hệ sau cố gắng, dũng cảm và kiên trì nuôi dưỡng đam mê với cải lương.

NSND Thanh Hương diễn cùng các nghệ sĩ trẻ trong vở “Nước mắt không chảy ngược”

Nghệ sĩ Hồng Nhung, Hoàng Viện, Nhật Linh, Hữu Nhân và nhiều nghệ sĩ khác trong nhà hát đều là những người còn trẻ. Mỗi người lại có những hoàn cảnh xuất thân khác nhau. Nhưng tựu chung lại họ là đại diện của thế hệ trẻ đã vượt qua những khó khăn thử thách để sống với nghề. Cho đến nay thế hệ nghệ sĩ trẻ đó đã dần trở thành những kép chính nối gót các thế hệ đi trước giữ gìn phát huy nghệ thuật cải lương tại nhà hát.

Trên sân khấu, dưới ánh hào quang, những ông Vua, bà Hoàng, hay những ông Giám đốc giàu có kia cũng chỉ là hình ảnh của những mảnh đời yêu nghề vì nghề mà cống hiến. Cởi bỏ xiêm y sau những vở diễn hết mình trên sân khấu phục vụ khán giả, họ lại tất bật khoác lên mình những trang phục khác nhau để trang trải cho cuộc sống vì cơm áo gạo tiền. Người làm MC đám cưới, người chạy xe ôm, cô bán hàng nước, chị làm nhân viên bán hàng… dù có khó khăn, vất vả đến mấy ánh mắt họ vẫn tràn ngập sự khát khao được sống với nghề, vì nghề mà cống hiến. Liệu rằng mấy ai trong chúng ta những khán giả thấy được sau ánh hào quang trên sân khấu là nỗi vất vả mà các thế hệ nghệ sĩ đang kiên trì vượt qua để sống với đam mê của mình, góp phần nuôi dưỡng nghệ thuật truyền thống trường tồn?

Niềm tin thắp sáng nghệ thuật cải lương

Trong thời gian tới, Nhạc sĩ Phạm  Chỉnh – Phó giám đốc điều hành nhà hát Cải Lương Hà Nội cho biết: Nhà hát cải lương Hà Nội sẽ có những kế hoạch cụ thể để đổi mới mình, tạo nên sự đột phá, nhằm gìn giữ phát huy nghệ thuật cải lương. Nhiều năm nay, nhà hát Cải Lương Hà Nội không chỉ diễn ở nội thành Hà Nội và các quận huyện mà còn chuyển sang các tỉnh lân cận khác, và được bà con hưởng ứng đón nhận. Điều này không chỉ mang lại nguồn kinh phí để chăm lo tốt hơn cho đời sống của các nghệ sĩ, mà còn là động lực để các nghệ sĩ cố gắng khắc phục khó khăn bám trụ với nghề, giữ lấy ngọn đuốc nghệ thuật cải lương. Bên cạnh đó, nhà hát cũng sẽ chú trọng đầu tư nhiều hơn để chăm lo đời sống cho các nghệ sĩ, cán bộ nhân viên giúp họ an tâm sống trọn đam mê với nghề.

Để thu hút lượng khán giả trẻ đến gần hơn với nghệ thuật cải lương, trong thời gian tới nhà hát sẽ có những kế hoạch để tiếp cận với đối tượng khán giả trẻ. Đây là giải pháp cần thời gian và sự chung sức của nhiều cơ quan, nhưng nếu thành công sẽ mang lại kết quả tích cực. Bên cạnh các vở diễn đề tài lịch sử, Nhà hát sẽ xây dựng nhiều hơn nữa những tác phẩm, có tính thời sự, phản ảnh đời sống xã hội hiện đại, mang tính giáo dục cao, phù hợp với thị hiếu của khán giả, như vở nước mắt không chảy ngược, đen trắng vòng đời…. Bên cạnh đó, cho ra đời các chương trình, tiết mục mới như: Chùm hài kịch dự kiến ra mắt khán giả vào tháng 5/2019, hay những tiết mục múa, hát, biểu diễn nhạc cụ mang đậm màu sắc dân ca nam bộ và cải lương, có thời lượng ngắn gọn….

Với nỗ lực và sự quyết tâm, đoàn kết một lòng của lãnh đạo và anh chị em nghệ sĩ trong nhà hát, năm 2018 vừa qua, Nhà hát Cải lương Hà Nội vinh dự nhận được nhiều giải thưởng lớn. Tiêu biểu tại Hội diễn sân khấu cải lương Toàn Quốc năm 2018 tổ chức tại Long An, nhà hát Cải lương Hà Nội đã đạt huy chương bạc với vở diễn Những tấm lòng vàng. Ở Liên hoan sân khấu thủ đô năm 2018 được tổ chức định kỳ tại Hà Nội, Nhà hát cải lương Hà Nội đạt huy chương bạc với vở diễn Đen trắng vòng đời. Ngoài ra còn có rất nhiều các huy chương vàng, huy chương bạc do cá nhân các nghệ sĩ đã dành được tại 2 cuộc Liên hoan trên.

Đứng trước muôn vàn những khó khăn thách thức như vậy, nhưng Nhà hát Cải lương Hà Nội vẫn đạt được nhiều thành tích đáng ngưỡng mộ. Điều này càng minh chứng cho niềm tin vào bộ môn cải lương – giá trị truyền thống của dân tộc sẽ được bảo tồn phát huy và thắp sáng, bằng những con người luôn sống vì đam mê, sự yêu nghề, say mê nghề.

Thu Trang

 

 

 

NHÀ HÁT CẢI LƯƠNG HÀ NỘI KHỞI CÔNG CHÙM KỊCH NGẮN ” TÌNH YÊU MẠNG – SẾP VỢ – BỆNH QUẢNG CÁO” NGÀY 11/04/2019.

Được sự đồng ý của Lãnh đạo Sở VH&TTHN, ngày 11/04/2019 Nhà hát Hà Nội đã khởi công chùm kịch ngắn “Tình yêu mạng – Sếp vợ – Bệnh quảng cáo” tại Rạp Đông Đô số 18-20 Lương Ngọc Quyến, Phường hàng Buồm, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Thành phần tham gia sáng tạo chùm Kịch ngắn:

Kịch bản văn học: Phạm Văn Quý – Nguyễn Toàn Thắng

Chuyển thể cải lương: NSƯT Thanh Vân

Đạo diễn: NSND Tuấn Hải

Thiết kế mỹ thuật: Văn Trực

Sáng tác nhạc: NSƯT Đào Trung

Trợ lý đạo dĩễn: NSND Thanh Hương

Chủ nhiệm công trình: Nhạc sĩ Phạm Chỉnh

Dưới đây là một số hình ảnh trong lễ khởi công:

NSND Thanh Hương giới thiệu Ban giám đốc Nhà hát và thành phần sáng tạo chùm Kịch ngắn “Tình yêu mạng – Sếp vợ – Bệnh quảng cáo”. Nhạc sĩ Phạm Bá Chỉnh – Phó giám đốc điều hành NHCLHN phát biếu, tuyên bố lễ khởi công chùm Kịch ngắn ” Tình yêu mạng – Sếp vợ – Bệnh quảng cáo”. Tác giả Phạm Văn Quý phát biểu trong buổi lễ khởi công chùm Kịch ngắn “Tình yêu mạng – Sếp vợ – Bệnh quảng cáo”. NSND Tuấn Hải phát biểu trong buổi lễ khởi công chùm Kịch ngắn “Tình yêu mạng – Sếp vợ – Bệnh quảng cáo”. NS Tiến Hiệp phát biểu và đóng góp ý kiến trong buổi lễ. NSƯT Đào Trung phát biểu và đóng góp ý kiến trong buổi lễ. Nhạc sĩ Phạm Bá Chỉnh – Phó giám đốc điều hành NHCLHN nâng ly chúc mừng tác giả, thành phần sáng tạo chùm Kịch ngắn trong lễ khởi công.

NSND Thanh Hương chụp ảnh kỷ niệm với Tác giả Phạm Văn Quý. Đông đảo cán bộ, nghệ sĩ, diễn viên, CNV kỹ thuật Nhà hát đến dự.

 

 

NHÀ HÁT CẢI LƯƠNG HÀ NỘI THAM GIA NGÀY CHẠY OLYMPIC VÌ SỨC KHỎE TOÀN DÂN 2019

Được sự chỉ đạo của UBND thành phố, Sở VH&TT Hà Nội, Lãnh đạo Nhà hát Cải lương Hà Nội, ngày 24/03/2019 Chi đoàn thanh niên Nhà hát Cải lương Hà Nội đã tham gia ngày chạy OLYMPIC vì sức khỏe toàn dân và lễ phát động giải chạy Báo Hà nội mới mở rộng lần thứ 46 – vì hòa bình năm 2019 tại Tương đài Cảm tử và khu vực xung quanh Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội.

Dưới đây là một số hình ảnh trong buổi lễ:

 

NHÀ HÁT CẢI LƯƠNG HÀ NỘI BIỂU DIỄN LỄ HỘI TẠI LONG BIÊN – HÀ NÔI

Được sự đồng ý của Lãnh đạo Nhà hát Cải lương Hà Nội, Đoàn Cải lương Hoa Mai đã biểu diễn phục vụ Nhân dân tại lễ hội Quận Long Biên, Hà Nội vở Cải lương “Giọt Đắng Oan Tình”

Dưới đây là những hình ảnh trong lễ hội:

 

NHÀ HÁT CẢI LƯƠNG HÀ NỘI BIỂU DIỄN PHỤC VỤ LỄ HỘI ĐÌNH KHUYẾN LƯƠNG

Tối ngày 15/03/2019, Nhà hát Cải lương Hà Nội đã về biểu diễn phục vụ nhân dân tại Lễ hội Đình Khuyến Lương, Quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội. Hòa chung với không khí của lễ hội, các nghệ sĩ đã biểu diễn, cống hiến hết mình mang lại niềm vui và hứng khởi cho khán giả tham dự.

Dưới đây là một số hình ảnh trong Lễ hội:

Ông Nghiêm Xuân Hùng – Phó Trưởng Ban Lễ Hội Đình Làng Khuyến Lương lên khai mạc đêm diễn và tặng hoa cho Nhà hát Cải lương Hà Nội.

Đông đảo nhân dân đến xem biểu diễn.
NHÀ HÁT CẢI LƯƠNG HÀ NỘI BIỂU DIỄN PHỤC VỤ LỄ HỘI BƠI CHẢI THUYỀN RỒNG MỞ RỘNG NĂM 2019

Được sự chỉ đạo của UBND thành phố và Sở VH&TT Hà Nội, ngày 16,17/02/2019 Nhà hát Cải lương Hà Nội đã biểu diễn phục vụ Lễ Hội Bơi chải thuyền Rồng Hà Nội mở rộng năm 2019 tại Hồ Tây.

Dưới đây là một số hình ảnh biểu diễn:

Đông đảo nhân dân đến xem và cổ vũ.
LỊCH BIỂU DIỄN THÁNG 04/2019

 

Stt

Thời gian

Địa điểm

Nội dung CT

Đối tượng PV

1

07/04

Từ Sơn – Bắc Ninh

Vở “Con và Người”

HĐ Doanh Thu

2

08/04

Từ Sơn – Bắc Ninh

Vở “Giọt Đắng Oan Tình”

HĐ Doanh Thu

3

09/04

Phúc Thọ

Vở “Những Tấm Lòng Vàng” + 03 bài Ca nhạc       

HĐ Doanh Thu

4

11/04

Long Biên

Vở “Con và Người” + Ca nhạc

HĐ Doanh Thu

5

14/04

Du Nội

Vở “Những Tấm Lòng Vàng” + 03 bài Ca nhạc       

HĐ Doanh Thu

6

15/04

Thái Bình

Ca múa nhạc – kịch ngắn

HĐ Doanh Thu

7

18/04

Trại Giam Thanh Xuân

Vở “Con và Người” + Ca nhạc

PV Chính Trị

8

19/04

Phú Thọ

Vở “Nước Mắt Không Chảy Ngược”

HĐ Doanh Thu

9

20/04

Hà Giang

Vở “Nước Mắt Không Chảy Ngược”

HĐ Doanh Thu

10

25/04

Hồ Thiền Quang

Vở “Những Tấm lòng Vàng”

HĐ Doanh Thu

11

27/04

Yên Mỹ – Hưng Yên

Ca múa nhạc – kịch ngắn

HĐ Doanh Thu

12

30/04

Tây Hồ

Ca múa nhạc – kịch ngắn

PV Chính Trị

 

* Nhà hát phc v bán vé tt c các ngày trong tun ti: Rp Chuông Vàng – 72 Hàng Bc – Hoàn Kiếm – Hà Ni.

* Vì mt lý do nào đó Quý V không trc tiếp mua vé ti Rp được, xin vui lòng liên h qua s ĐT: 04.39261378 - ĐTDĐ: 0912.103.901 gp A Đc. Nhà hát s trc tiếp giao vé tn nơi cho Quý V.

 

LỊCH BIỂU DIỄN THÁNG 03/2019

 

Stt

Thời gian

Địa điểm

Nội dung CT

Đối tượng PV

1

01/03

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc tài tử

PV Phố đi bộ

2

02/03

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc tài tử

PV Phố đi bộ

3

03/03

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc tài tử

PV Phố đi bộ

4

08/03

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc tài tử

PV Phố đi bộ

5

09/03

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc tài tử

PV Phố đi bộ

6

10/03

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc tài tử

PV Phố đi bộ

7

11/03

Hoài Đức

Vở “Huyền Thoại Thánh Mẫu”

HĐ Doanh Thu

8

12/03

Hoài Đức

Vở “Gọt Đắng Oan Tình”

HĐ Doanh Thu

9

13/03

Từ Sơn

Vở “Gọt Đắng Oan Tình”

HĐ Doanh Thu

10

14/03

 Thanh Trì

Vở “Những Tấm lòng Vàng”

HĐ Doanh Thu

11

14/03

Từ Sơn

Vở “Huyền Thoại Thánh Mẫu”

HĐ Doanh Thu

12

15/03

Long Biên

Vở “Gọt Đắng Oan Tình”

HĐ Doanh Thu

13

15/03

Đình Khuyến Lương

Vở “Những Tấm Lòng Vàng”

HĐ Doanh Thu

14

15/03

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc tài tử

PV Phố đi bộ

15

16/03

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc tài tử

PV Phố đi bộ

16

16/03

Hoàng Mai

Vở “Tống Trân Cúc Hoa”

HĐ Doanh Thu

17

17/03

Hoàng Mai

Vở “Trai Tim Thần Y”

HĐ Doanh Thu

18

17/03

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc tài tử

PV Phố đi bộ

19

19/03

Từ Sơn

Vở “Con và Người”

HĐ Doanh Thu

20

20/03

Từ Sơn

Vở “Gọt Đắng Oan Tình”

HĐ Doanh Thu

21

22/03

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc tài tử

PV Phố đi bộ

22

23/03

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc tài tử

PV Phố đi bộ

23

24/03

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc tài tử

PV Phố đi bộ

24

29/03

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc tài tử

PV Phố đi bộ

25

30/03

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc tài tử

PV Phố đi bộ

26

31/03

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc tài tử

PV Phố đi bộ

 

* Nhà hát phc v bán vé tt c các ngày trong tun ti: Rp Chuông Vàng – 72 Hàng Bc – Hoàn Kiếm – Hà Ni.

* Vì mt lý do nào đó Quý V không trc tiếp mua vé ti Rp được, xin vui lòng liên h qua s ĐT: 04.39261378 - ĐTDĐ: 0912.103.901 gp A Đc. Nhà hát s trc tiếp giao vé tn nơi cho Quý V.