Bài viết trong » Tháng Sáu, 2017 «

LỊCH BIỂU DIỄN THÁNG 07/2017

 

Stt

Thời gian

Địa điểm

Nội dung CT

Đối tượng PV

1

01/07

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc Tài tử

PV Chính Trị

2

02/07

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc Tài tử

PV Chính Trị

3

04/07

Tp. Lạng Sơn

Ca múa nhạc – kịch ngắn

HĐ Doanh Thu

4

05/07

Số 1 Trần Phú–Hà Đông

Ca múa nhạc

HĐ Doanh Thu

5

06/07

Rạp Chuông Vàng

Chương trình  phục vụ  khách Quốc Tế

Bán vé

6

07/07

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc Tài tử

PV Chính Trị

7

08/07

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc Tài tử

PV Chính Trị

8

09/07

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc Tài tử

PV Chính Trị

9

10/07

Rạp Chuông Vàng

Ca múa nhạc – kịch ngắn

HĐ Doanh Thu

10

14/07

Rạp Đại Nam

Tổng Duyệt vở “Tướng Quân Ăn Mày”

Giấy mời

11

14/07

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc Tài tử

PV Chính Trị

12

15/07

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc Tài tử

PV Chính Trị

13

16/07

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc Tài tử

PV Chính Trị

14

21/07

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc Tài tử

PV Chính Trị

15

22/07

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc Tài tử

PV Chính Trị

16

23/07

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc Tài tử

PV Chính Trị

17

23/07

TTĐD Thanh Thủy

Ca múa nhạc – kịch ngắn

PV Chính Trị

18

26/07

Số 01 Tăng Bạt Hổ

Ca múa nhạc – kịch ngắn

HĐ Doanh Thu

19

26/07

Đan Phượng

Vở “Đường Đi Tìm Minh Chúa”

PV Chính Trị

20

27/07

Sơn Tây

CT: Ca múa nhạc – kịch ngắn

PV Chính Trị

21

28/07

Tp. Hưng Yên

Vở “Yêu Là Thoát Tội””

HĐ Doanh Thu

22

28/07

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc Tài tử

PV Chính Trị

23

29/07

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc Tài tử

PV Chính Trị

24

30/07

Đền Bà Kiệu

Ca nhạc Tài tử

PV Chính Trị

25

30/07

Tp. Bắc Giang

Vở “Yêu Là Thoát Tội”

HĐ Doanh Thu

 

* Nhà hát phc v bán vé tt c các ngày trong tun ti: Rp Chuông Vàng – 72 Hàng Bc – Hoàn Kiếm – Hà Ni.

* Vì mt lý do nào đó Quý V không trc tiếp mua vé ti Rp được, xin vui lòng liên h qua s ĐT: 04.39261378 - ĐTDĐ: 0912.103.901 gp A Đc. Nhà hát s trc tiếp giao vé tn nơi cho Quý V.

 

NHÀ HÁT CẢI LƯƠNG HÀ NỘI: TỰ KHẲNG ĐỊNH HƯỚNG ĐI

Biểu diễn nghệ thuật cho du khách là một trong những định hướng của rất nhiều đơn vị nghệ thuật. Chính vì thế, hầu như tất cả các Nhà hát đóng trên địa bàn Hà Nội đều đã có những chương trình nhằm hướng tới khai thác phân khúc khán giả khá đặc biệt này. Tuy nhiên, ngoại trừ thành công ngoạn mục của múa rối thì hoạt động sân khấu cho du khách ngay tại Thủ đô còn khá èo uột, mặc cho những cố gắng của người làm nghề. Trong gần 4 năm qua, Nhà hát Cải lương Hà Nội đã duy trì thành công chương trình nghệ thuật tổng hợp Golden Bell khi ký kết hợp đồng với Công ty du lịch Tầm nhìn Việt. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với NSUT Trần Quang Hùng, Giám đốc Nhà hát

Thưa ông, xuất phát từ ý tưởng nào để Nhà hát hình thành chương trình này?

-  Cũng xuất phát từ thực tế hoạt động của đơn vị trên địa bản khá đắc địa: nằm ngay trong khu phố cổ Hà Nội, có chợ đêm cuối tuần, có tuyến phố đi bộ thí điểm. Vì vậy, khách khi đến khu vực này, thấy hoạt động của Nhà hát thì có vào xem. Nhưng đa phần đã mau chóng đi ra sau ít phút vì dù cảm nhận thấy hay nhưng họ hoàn toàn không hiểu những gì đang diễn ra trên sàn diễn. Trong Ban giám đốc vì vậy đã tìm cách để giúp du khách đến gần hơn với mình. Quan trọng nhất là phải làm sao để dù bất đồng ngôn ngữ nhưng họ hiểu nhân vật đang làm gì, đang nói gì… Ban đầu thì chúng tôi thí điểm dịch các vở diễn của Nhà hát sang tiếng Anh. Cách làm này không mới vì các nhà hát khác cũng đã từng làm bằng nhiều cách như cho chạy chữ, dịch ý… nhưng đều đòi hỏi những kỹ thuật, những trình độ tương đối chuyên nghiệp mà nhà hát không có điều kiện. Chúng tôi cố gắng bằng cách khác: trang bị tai nghe, khách có nhu cầu thì dùng tai nghe được treo tại chỗ, người dịch trực tiếp qua hệ thống tiếng Anh. Với cách làm này thì hiệu quả đối với cảm nhận của khách quốc tế được nâng lên rõ ràng… Và sau đó, với mong muốn đem đến những nét văn hóa đặc biệt từng vùng miền trên cả nước, chúng tôi đã dàn dựng chương trình tổng hợp ca- múa- nhạc- kịch cho du khách với việc dịch sang tiếng Anh như trên, số lượng khách đến với chương trình, ủng hộ và tham gia đã tốt hơn.

Có biện pháp nào để lấy ý kiến khán giả, đo đếm thử công việc mình làm hiệu quả ra sao?

-  Giai đoạn đầu, chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp sau mỗi đêm diễn, rồi chuẩn bị phiếu thăm dò với những câu hỏi mà khách chỉ cần tick vào để cho ý kiến. Tận dụng mạng xã hội, chúng tôi lấy ý kiến nhận xét trên các trang cá nhân của khách…. Họ đánh giá cao. Hầu hết du khách đều nhận định: đi du lịch thời gian rất quý, nên chỉ với thời lượng 60’ họ biết được một số nét văn hóa của người Việt họ rất thích. Có những tham tán văn hóa các nước như Nhật, Hàn Quốc đã tới xem đến vài lần…

Thuận lợi và khó khăn của sân khấu Cải lương trong việc giới thiệu với du khách?

-  Việc giới thiệu văn hóa Việt, trong đó có nghệ thuật truyền thống thì nghệ thuật sân khấu truyền thống dường như có lợi thế hơn các hình thức nghệ thuật hiện đại. Sân khấu kịch hát truyền thống là di sản văn hóa dân tộc rất cần được bảo tồn, đặc biệt cải lương với Đàn ca tài tử đã được UNSCO công nhận là di sản phi vật thể, đại diện cho nhân loại, mà chúng ta chưa có hành động bảo tồn, đầu tư. Vì vậy, cần có những cách làm khác nhau để khẳng định vị trí xứng đáng của sân khấu cải lương.

Sân khấu Chèo, Tuồng vẫn đang có những cố gắng trong việc giới thiệu nét đẹp, độc đáo của loại hình đến công chúng nhưng dường như đều gặp khó khăn, chưa có hiệu quả cao. Việc Nhà hát duy trì được chương trình này sau thời gian khá dài quả là thành tích đáng kể.

-  Dù vẫn duy trì nhưng rõ ràng, để tính đến hiệu quả thì còn chưa cao. Khi kết hợp với Công ty du lịch, chúng tôi đã có “đầu ra” để sáng đèn định kỳ. Tuy nhiên, vẫn chỉ đủ bù chi phí… Nhìn rộng ra thì thấy, để hoạt động này có hiệu quả thực sự thì còn nhiều việc phải làm, với sự kết hợp của nhiều bộ ngành. Với đơn vị chúng tôi, chỉ là trong giai đoạn này, chúng tôi nhận thức rõ, các đơn vị cần phải phát huy tính tự lực, năng động để có thể tự khẳng định giá trị của mình… Còn hướng đi lâu dài thì cần có đầu tư lớn, cần sự định hướng chiến lược. Nếu không, chúng tôi sẽ chỉ có thể duy trì mà không phát triển tốt được theo chiều hướng tích cực

Vâng, xin được cảm ơn ông về cuộc trao đổi thẳng thắn này.

Ngọc Bảo (thực hiện)