Bài viết trong » Tháng Sáu, 2013 «
Trong một cố gắng để tăng thêm sức hấp dẫn cho nghệ thuật sân khấu, Thạc sĩ, đạo diễn, NSUT Trần Quang Hùng đã có ý tưởng mang tính đột phá đối với khâu chuyển cảnh ở các vở diễn.
Hiện nay, việc chuyển cảnh sân khấu dù đã có nhiều tiến bộ so với thời kỳ bục bệ, phông màn cồng kềnh trước đây, nhưng những phút tắt đèn giữa khi vở diễn đang hồi căng thẳng gây khá nhiều phản cảm, gián đoạn trong tiếp nhận của công chúng. Nhiều ấn tượng về cái thật, cái đẹp… đang được cảm nhận bỗng chốc bị xóa nhòa vì màn hạ, đèn tắt để chuyển cảnh. Rồi việc chuyển cảnh trong bóng tối với những nhân viên hậu đài, phụ thêm là các diễn viên trong quần áo trang phục lộn xộn, với cách làm việc còn chưa khoa học ở hầu hết các đơn vị sân khấu như hiện nay… dễ dẫn tới những rối loạn, nhầm lẫn, thậm chí gây ra những lỗi lớn về nghệ thuật, ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả đêm diễn. Tất cả những điều đó ám ảnh suy tư nhiều ngày tháng cho người nghệ sĩ luôn trăn trở cho chất lượng của các đêm diễn.
Từ công tác chỉ đạo nghệ thuật, công tác đạo diễn cũng như những năm tháng dài trong vai trò của người nghệ sĩ trực tiếp sáng tạo lên hình tượng nghệ thuật, vị giám đốc Nhà hát đam mê nghề nghiệp này đã mạnh dạn tìm cách đi mới khi có ý tưởng: đưa nghệ thuật điện ảnh vào xử lý âm thanh, hình ảnh ở những phút thay cảnh. Đèn dần tối để màn ảnh với các thủ pháp điện ảnh đưa tới cho người xem bối cảnh sân khấu mới, hình ảnh nhân vật với âm thanh rất thực… kéo người xem tập trung tối đa cho cảnh diễn tiếp theo. Và rất nhiều cảnh diễn vì sự hạn chế của sàn diễn không thể diễn tả được sẽ được thể hiện trực tiếp trên màn hình, thông qua những kỹ xảo rất nghệ thuật của điện ảnh. Hiệu quả dễ thấy là, sự liên tục không bị ngắt quãng trong tiếp nhận của khán giả, là một không khí nghệ thuật tràn đầy, không có chỗ cho những sự phân tán như việc thay cảnh trước đây thường gây ra cho người thưởng thức cũng như lấp đầy những “yếu điểm” vốn luôn “gây khó” cho người sáng tạo khi thể hiện trên sàn diễn…
Đưa nghệ thuật điện ảnh vào sân khấu không phải là việc mới mẻ. Nhiều tác phẩm sân khấu trước đây đã đầu tư tiền của, công sức, trí tuệ cho sự gắn kết hai loại hình nghệ thuật này ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Nhưng việc thử nghiệm phương pháp áp dụng điện ảnh vào để mở rộng không gian cho sàn diễn, để thay cảnh một cách nghệ thuật và hiện đại, phải khẳng định là một cách làm mới sân khấu đáng trân trọng. Nó phù hợp với xu hướng tích hợp các loại hình nghệ thuật, đem những hình thức nghệ thuật khác vào để “làm mới” cho kịch chủng… Nhìn lại lịch sử phát triển của sân khấu thế giới có thể thấy rõ điều đó. Trước đây, trong sân khấu cổ đại, người biểu diễn vừa hát, múa, đóng kịch…, và cùng với thời gian, sự chuyên nghiệp hóa, nhân loại có các hình thức opera, nhạc kịch, kịch múa, sân khấu kịch… Trong sự làm mới mình, rất nhiều nghệ sĩ tìm lại con đường hòa nhập các nghệ thuật khác vào để làm phong phú thêm cho nghệ thuật biểu diễn. Và việc kết hợp với hình ảnh, âm thanh sống động của nghệ thuật điện ảnh vào khâu chuyển cảnh cho sân khấu là một cách làm phù hợp với xu hướng đổi mới nghệ thuật của thời đại.
Mong muốn sau những sáng tạo mang tính thử nghiệm mới mẻ này, sân khấu có thêm sức cuốn hút của nhịp điệu hiện đại, của sự mở rộng không gian và thời gian diễn tả cho sàn diễn, “cởi trói” phần nào cho những sáng tạo của các đạo diễn thêm bay bổng… Những thử nghiệm này sẽ nhanh chóng được tập thể Nhà hát đưa vào biểu diễn trong một thời gian rất gần và tin rằng, sẽ nhận được những phản hồi tích cực từ phía người xem cũng như các nhà chuyên môn để tiếp tục hoàn thiện và phục vụ tốt nhất cho nghệ thuật biểu diễn.
Ngọc Trâm, cô đào hát tài sắc vẹn toàn nơi chốn lầu xanh mà vẫn quyết giữ sự trong trắng đã cảm tấm lòng yêu thương của Văn Bình. Tuy có vẻ bề ngoài của chàng công tử con quan “…Trăm nghìn đổ một trận cười như không…” chìm đắm trong rượu và thú vui tầm thường… nhưng Ngọc Trâm đã tìm thấy ở chàng một người giàu lòng trắc ẩn, hướng thiện, dám làm và dám chịu. Văn Bình thất cơ lỡ vận, nguy cơ vướng vòng lao lý, Ngọc Trâm đã bán kỷ vật gia bảo, chứa đựng những bí quyết quý giá của nghề dệt cha mẹ để lại cho chính kẻ thù từng giết cả gia đình cô với ý định cứu người tri kỷ và cũng là khép lại mối thâm thù với kẻ giết người năm nào. Bằng tấm lòng chân thành, Ngọc Trâm giúp Văn Bình tìm được lẽ sống, chuyên tâm học hành đỗ đạt. Vinh hiển trở về mái nhà xưa, Văn Bình không gặp được Ngọc Trâm vì nàng tủi cho thân phận mình không xứng với người tri kỷ nên lánh vào rừng sâu. Nhưng tên lái buôn lọc lừa và tàn bạo năm nào vẫn không “ngộ” được sự tha thứ cao cả của Ngọc Trâm đã tìm kiếm nàng nơi rừng sâu núi thẳm, âm mưu chiếm đoạt thân xác mỹ nữ… May mắn thay, người của Văn Bình đã kịp tới giải cứu Ngọc Trâm. Tên lái buôn đã phải chịu hình phạt do tội lỗi mà hắn đã gây ra. Quan Tổng đốc – cha của Văn Bình khi hiểu ra sự thật đã thuận tình cho hai người nên duyên, nhưng một lần nữa Ngọc Trâm hy sinh hạnh phúc riêng, để Văn Bình thênh thang trên con đường công danh, tránh cho chàng miệng tiếng thế gian khi kết hôn cùng người con gái không “môn đăng hộ đối”
Tác giả: | NSƯT Bùi Vũ Minh |
Chuyển thể Cải lương: | NSƯT Triệu Trung Kiên |
Đạo diễn: | NSƯT Thanh Vân |
Trợ lý đạo diễn: | NSƯT Mỹ Vân |
Âm nhạc: | Nhạc sĩ Như Sơn |
Mỹ thuật: | NSƯT Tất Ngọc |
Biên đạo múa: | Th.s Hoàng Thùy Linh |
Thực hiện phục trang: | Nhà may Minh Hùng |
Hướng dẫn ca hát: | NSƯT Thanh Hương |
Thư ký đạo diễn: | NS Thu Hà |
Âm thanh | Xuân Tiến |
Ánh sáng | Anh Thao – Bá Bảo – Văn Thọ |
Chỉ huy đêm diễn | Lại Xuân Tiến |
Chỉ đạo nghệ thuật: | Giám đốc Nhà hát – NSƯT Trần Quang Hùng |
Bảng phân vai:
Ngọc Trâm: | NS Hồng Nhung |
Văn Bình: | NSUT Hồng Tuyến |
Lái buôn: | NS Quang Tuấn |
Chủ kỹ viện: | NS Thanh Hậu |
Tổng đốc: | NS Văn Thiếu |
Vợ Tổng đốc: | NS Kim Dung |
Chu Đồng: | NS Trọng Vinh |
Trần Trang Chủ: | NS Hoàng Dân |
Vợ Trần Trang Chủ: | NS Ngọc Dung |
Ông già: | NS Đức Long |
Cùng các nghệ sĩ: | Quang Thuyết, Quang Hưng, Xuân Đại, Đôn Hồ, Công Hợp, Nhật Linh, Thu Hường, Anh Thuý, Diệu Linh, Thanh Hà, Trúc Quỳnh, Vân Anh, Thuỳ Trang, Thuý Liệu, Mai Liên … |
Gia đình ông Mưu với năm người con, vốn sở hữu khu đất lớn, giá trị ngày một tăng cao nên con cái ông đều nhìn vào tài sản đó để tính toán cho riêng mình. Các con ông, mỗi người một tính một nết, dù được cha bán bớt đất đi, chia cho một phần gia tài nhưng vì nhiều lý do như thua cá độ, vỡ nợ vì chứng khoán nên họ muốn cha mình bán nốt mảnh đất hương hỏa, mảnh đất còn lưu giữ bao kỷ niệm với người mẹ tảo tần đã mất. Một bên là ông và người con trai cả mong muốn gìn giữ mảnh đất cùng chiếc giếng thơi trong lành, một bên là những thành viên còn lại trong gia đình cháy bỏng nhu cầu bán bằng được ngôi nhà cổ xưa. Mâu thuẫn giữa hai quan điểm trái ngược của những người cùng máu mủ huyết thống nhưng tiền tài vật chất đã khiến họ thay đổi, quên đi những giá trị tinh thần tốt đẹp và khiến đại gia đình này lâm vào vòng xoáy chiếm đoạt, lừa gạt lẫn nhau và bao biến cố lớn đã xuất hiện.
Câu chuyện về một gia đình trước biến động lớn lao của xã hội, một gia cảnh ngày càng trở nên phổ biến trong bối cảnh xã hội hiện đại, ê kip dựng vở muốn gửi gắm qua hình ảnh ngôi nhà cổ, chiếc giếng thơi… như biểu tượng của truyền thống, của nề nếp gia phong lời nhắn gửi: Hãy gìn giữ như báu vật những gì thuộc về quá khứ tốt đẹp, thuộc về truyền thống cha ông để có thể sống tốt hơn trong hiện tại và có cơ sở vươn tới tương lai vững chắc.
Tác giả: | Lê Chí Trung (cảm tác theo tác phẩm “Sám Hối” của PGS.TS Phạm Quang Long) |
Chuyển thể Cải lương: | NSUT Triệu Trung Kiên |
Đạo diễn: | NSUT Trần Quang Hùng |
Trợ lý đạo diễn: | NSUT Thanh Hương |
Âm nhạc: | Nhạc sỹ Như Sơn |
Mỹ thuật: | NSUT Tất Ngọc |
Biên đạo múa: | Th.s Hoàng Thuỳ Linh |
Hướng dẫn ca hát: | NSUT Mỹ Vân |
Thư ký đạo diễn: | NS Thu Hà |
Âm Thanh: | Trịnh Xuân Tiến |
Ánh sáng: | Anh Thao – Hồng Hải – Bá Bảo |
Chỉ huy cổ nhạc: | Đăng Văn – Ghi ta phím lõm: |
Đàn Tranh: | Hồng Thuý |
Violon: | Đăng Hải |
Đàn Bầu: | Quang Cường |
Đàn Nhị: | Văn Hà |
Chủ nhiệm công trình: | NSUT Thanh Vân |
Chỉ đạo nghệ thuật: | NSUT Trần Quang Hùng – Giám đốc NH |
Chỉ huy đêm diễn: | Lại Xuân Tiến |
Bảng phân vai:
Ông Mưu: | Quang Huy – Minh Đức |
Bà Mưu: | Kim Dung |
Phan: | NSUT Hồng Tuyến – Lại Xuân Tiến |
Tuấn: | Hoàng Viện |
Linh: | Quang Tuấn – Quang Hưng |
Luân: | Quang Thuyết |
Vân: | Thi Nhung |
Huyền: | Hồng Nhung |
Nga: | Vân Anh |
Quỳnh: | Anh Thuý – Thuỳ Trang |
Hải: | Xuân Đại – Hải Nam |
Cô gái hàng xóm: | Mai Liên – Thuỳ Trang |
Cùng các nghệ sĩ: | Đôn Hồ, Công Hợp, Nhật Linh, Thu Hường, Diệu Linh, Thanh Hà, Trúc Quỳnh, Thuý Liệu … |