NHÀ HÁT CẢI LƯƠNG HÀ NỘI TIẾP CẬN KHÁN GIẢ QUỐC TẾ

Có địa thế đẹp, hoạt động nghề nghiệp là hình thức sân khấu giàu màu sắc dân tộc, để sử dụng hết những lợi thế đó là điều trăn trở của Ban giám đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội. Làm thế nào để nghệ thuật Cải lương độc đáo của dân tộc đến với công chúng, đến với bạn bè quốc tế khi lượng khách quốc tế đến Việt Nam thăm quan, lao động, học tập ngày một mở rộng… Vấn đề khó khăn nhất với đối tượng khán giả này là việc chuyển ngữ, làm sao để họ hiểu được những gì đang diễn ra trên sân khấu.

Các đơn vị nghệ thuật Việt Nam truyền thống như Nhà hát Tuồng cũng đã có những buổi biểu diễn định kỳ hằng tuần, Nhà hát Tuổi trẻ cũng đã dày công nghiên cứu, thể nghiệm biểu diễn các chương trình có hướng dẫn trước mỗi tiết mục, thậm chí biểu diễn bằng Tiếng Anh…Nhưng các mô hình đó dường như vẫn chưa đạt tới đích. Bắn phụ đề bằng bảng điện tử, phát tờ rơi giới thiệu nội dung trước khi biểu diễn… là những biện pháp đã được sử dụng…

Ghi chép âm thanh về thử nghiệm tiếp cận khán giả quốc tế

Nhà hát Cải lương Hà Nội cũng đã từng dùng hình thức ghi âm lại lời dịch và phát song song khi diễn viên biểu diễn, nhưng hiệu quả chưa cao, nhất là khi biểu diễn trọn một vở. Lần thử nghiệm này, NSƯT Trần Quang Hùng – GĐ Nhà hát Cải lương Hà Nội đã tiến hành dịch đuổi, dịch trực tiếp sang Tiếng Anh những lời thoại và giới thiệu về những nét đẹp của lời ca, tiếng hát cùng giá trị của các tiết mục đang được diễn trên sân khấu thông qua hệ thống tai nghe gắn ở trước ghế ngồi. NSUT Thanh Trầm đánh giá về cố gắng này của Nhà hát

Băng

Với những đổi mới rất mạnh dạn, đầu tư khá tốt cho chương trình qua 7 tiết mục ngắn như Màn trống hội, bài hát Dạ cổ hoài lang, bài hát Lý ngựa ô, kịch ngắn Kẻ trộm đêm giao thừa, múa Chăm, bài hát tân cổ Tình yêu trên dòng sông quan họ và múa sáo…, cách làm của Nhà hát đã giúp các khán giả quốc tế vượt qua được rào cản ngôn ngữ. Phát biểu về hình thức dịch tiếng Anh này, một điều phối viên của chương trình chống biến đổi khí hậu toàn cầu đến từ Băng la đét cho biết:

Băng

“ Tôi rất thích thú với chương trình của các bạn, đặc biệt là vở kịch ngắn về một người đàn ông mắc lỗi lầm đã thay đổi hành vi của mình sau khi gặp người đàn bà nhân hậu. Hai diễn viên đóng vai này rất tốt. Và các tiết mục múa hát. Có dịch Tiếng Anh, tôi đã hiểu rõ hơn về chương trình chứ không còn phải đoán nghĩa…”

Khá nhiều khách quốc tế đến với chương trình tỏ ra thích thú với cách làm mới này. Ông Henry Pyary, du khách đến từ Hà Lan rất hào hứng

Băng

“Với sô diễn này, tôi rất thích. Tôi rất tò mò muốn biết hình thức sân khấu của Việt Nam như thế nào. Tôi rất ngạc nhiên khi khám phá một hình thức sân khấu giàu màu sắc, với những nghệ sĩ rất duyên dáng. Tôi thấy một Việt Nam rất gần gũi, với những sản phẩm văn hoá. Sau tối nay, tôi sẽ giới thiệu với các bạn tôi và mong sẽ có nhiều những chương trình như thế này nữa.”

Hai đêm công diễn để trưng cầu ý kiến, chương trình này nhận được khá nhiều góp ý của các nhà chuyên môn, quản lý, các công ty lữ hành và khán giả nước ngoài. Các ý kiến đều ủng hộ cách làm này và góp những cái nhìn chuyên môn để Nhà hát có thể hoàn thiện chương trình. NSND Mạnh Tưởng khẳng định đây là một ý tưởng khá táo bạo của Nhà hát Cải lương Hà Nội.

Băng

NSUT Thanh Trầm rất tán đồng cách làm của Nhà hát, khẳng định sự ủng hộ đối với những cố gắng đó và theo bà, về mặt chuyên môn cần có những đầu tư sâu hơn

Băng

Nhìn chung, tất cả các nhà chuyên môn đều rất ủng hộ cách làm mạnh dạn của Nhà hát. Tuy biết được dụng ý của Nhà hát khi đưa một chương trình tổng hợp dân ca các vùng miền dù có âm hưởng chủ đạo là Cải lương nhưng hầu hết các ý kiến đều mong muốn nhấn mạnh âm hưởng Cải lương trong chương trình. Cần tinh tuyển các trích đoạn, bài ca Cải lương hơn nữa… Dù ý kiến về nghệ thuật là như vậy, nhưng, với tư cách sản phẩm văn hoá, các đơn vị du lịch có nhận định khá tốt về chương trình. Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, ông Lê Quang Đạo – Phó Gíam đốc Công ty du lịch Tầm Nhìn Việt hy vọng, việc “bắt tay” giữa Nhà hát Cải lương Hà Nội và các doanh nghiệp lữ hành sẽ làm tăng thêm nhiều chương trình đa dạng để “chào mời” du khách nước ngoài khi đi tour trong nội đô Hà Nội.

Mạnh dạn làm, thử nghiệm, không trông chờ vào sự đầu tư của cấp quản lý, những hoạt động của Nhà hát gần đây gắn rất chặt với tư duy đổi mới của lãnh đạo Nhà hát. Dám chịu trách nhiệm, không lệ thuộc vào kinh phí được cấp, sẵn sàng chấp nhận những thiệt thòi để nghệ thuật, để Nhà hát phát triển, hi vọng những tư duy mới đó đem lại kết quả khả quan, hướng tới sự phong phú hơn trong các hoạt động nghệ thu ật, đáp ứng được mục đích giúp du lịch Hà Nội thoát khỏi sự đơn điệu.


Gửi phản hồi cho bài viết