Bài viết trong » 2011 «
Thứ hai 21/11/2011 23:19
Đưa nghệ thuật cải lương đến gần hơn với công chúng bằng việc đưa nhịp sống đương đại vào vở diễn
Kịch tính ngay từ phút mở màn
Dựa trên kịch bản văn học của nhà viết kịch Chu Thơm, đạo diễn Trần Quang Hùng đã dựng nên vở cải lương có kết cấu gọn nhẹ nhưng súc tích và hàm chứa nhiều ẩn ý về tình người bao la. Cho dù, được mở màn bằng những cảnh rất lãng mạn của tình yêu đôi lứa với bóng bay, hoa hồng… nhưng không vì thế mà vở diễn sa đà vào nhiều tình tiết không cần thiết. Kịch tính của vở diễn được đẩy lên ngay từ đầu bằng đêm tân hôn của đôi bạn trẻ. Bức thư của người yêu cũ Hoài (Hồng Nhung đóng) đến đúng vào thời khắc này. Và sự xuất hiện của nó khiến Phong (Quang Tuấn đóng) dấy lên mối hoài nghi về tình cảm và sự trong trắng của vợ mình. Sự ghen tuông quá đà đã khiến Hoài muốn quyên sinh để chứng tỏ sự trong trắng của mình… Xem chi tiết…
(LV) – Nhà hát Cải lương Hà Nội ra mắt vở cải lương “Khi hoa nở trái mùa” vào tối ngày 17/11/2011 tại rạp Hồng Hà, 51 Đường Thành, Hà Nội.
Một cảnh trong vở cải lương “Khi hoa nở trái mùa”. |
“Khi hoa nở trái mùa” của tác giả Chu Thơm do NSƯT Trần Quang Hùng làm đạo diễn.
Vở diễn là câu chuyện về một hoạ sĩ yêu đắm say người thiếu nữ nhưng cô lại lựa chọn người bạn khác. Quá cay đắng, anh ta đã nguỵ tạo chứng cứ cùng bức thư giả để làm quà tặng hôn lễ. Đúng đêm tân hôn, gói quà được mở ra. Chú rể là người quá trọng sự hoàn hảo, không thể chấp nhận tình huống có thể bị cô dâu lừa dối nên hôn nhân tan vỡ. Cô gái với mầm sống trong bụng mình đã không thể chịu đựng nổi tình trạng oan trái, gieo mình tự vẫn. Nhưng cô đã được anh hoạ sĩ cứu sống và chấp nhận cô cùng đứa con trong bụng mà anh yêu quí như con đẻ. Hai mươi năm sau… rất nhiều đổi thay đã đến với gia đình nhỏ của họ khi người bố hoàn toàn biến thành người khác và mắc trọng bệnh. Cô con gái nhỏ lại có trái tim yếu đuối cần được thay. Trước cái chết cận kề, sự thật đã được bộc lộ để cần đến sự cảm thông, thấu hiểu và tha thứ…
Vở diễn với sự tham gia diễn xuất của dàn diễn viên có kinh nghiệm: NSƯT Thanh Hương – Hồng Nhung, Quang Tuấn, Hoàng Viện, Thu Liệu, Anh Thúy, Lưu Đạt, Quang Hưng, Thu Hường, Diệu Linh…
Với những diễn biến tâm lý và hoàn cảnh éo le, làm xúc động người xem, vở diễn như một sự chia sẻ với khán giả trước thực trạng của đời sống xã hội, khi con người với nhiều lo toan mà vô tình quên tình cảm của con người với con người, nhất là những người có hoàn cảnh cần sự giúp đỡ, quan tâm của những người xung quanh.
Vũ Minh (theo Lang Viet)
http://langvietonline.vn/Van-Hoa-Nghe-Thuat/121734/Ra-mat-vo-cai-luong-%E2%80%9CKhi-hoa-no-trai-mua%E2%80%9D.html
Thứ Sáu, 18.11.2011 | 20:53 (GMT + 7)
Một số hình ảnh trong vở cải lương “Khi hoa nở trái mùa” |
Vở cải lương “khi hoa nở trái mùa” kể về cuộc đời ngang trái đầy bất hạnh của Hoài – nhân vật chính trong vở. Chỉ vì quá yêu cô mà không được chấp nhận, người nghệ sỹ nhiếp ảnh đã ngụy tạo chứng cứ cùng bức thư giả là quà hôn lễ. Đúng đêm tân hôn, khi gói quà được mở ra cũng là lúc hạnh phúc của cô vụt tắt bởi chú rể là người quá trọng sự hoàn hảo, không thể chấp nhận được sự lừa dối, khiến hôn nhân tan vỡ. Quá đau khổ, Hoài – với mầm sống trong bụng – đã tìm đến cái chết. Thế nhưng cô đã được người nghệ sỹ nhiếp ảnh cứu sống. Anh đã chấp nhận cô cùng đứa con.
20 năm sau, rất nhiều đổi thay đã đến với gia đình ấy. Người bố thay đổi hoàn toàn, biến thành một người khác và mắc trọng bệnh. Cô con gái nhỏ cần phải thay thế tim. Cũng chính lúc này, người chông cũ của Hoài trở về đòi lại đứa con sau bao năm tha hương. Bên cạnh đó, anh cũng đã nhận ra hậu quả của việc quá coi trọng sự hoàn hảo của mình. Kết thúc vở tác phẩm cũng chính là lúc nghệ sỹ nhiếp ảnh thú nhận tội lỗi của mình với Hoài, mong cô có thể về bên người chồng cũ và xin hiến trái tim mình cho cô con gái mà anh yêu thương như con đẻ.
Có thể nói, sau buổi tổng duyệt, vở cải lương đã nhận được rất nhiều sự ưu ái của khán giả cũng như của một số nhà thẩm định. Cô Phan Hồng Liên, giảng viên dạy môn văn hóa của Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: “Vở diễn hôm nay có thể nói là khá tốt, với nội dung rất hay. Người ta ai cũng nói đàn ông nông nổi giếng khơi nhưng trong vở diễn này, đàn ông lại là người nông nổi từ đầu tới cuối. Nhà một nhà giáo dục dạy về văn hóa, tôi đánh giá rất cao vở diễn này”.
Tập thể lãnh đạo, cán bộ, nghệ sỹ công nhân viên Nhà hát Cải lương Hà Nội đang gấp rút luyện tập, chuẩn bị phông cảnh trang trí cho vở“Khi hoa nở trái mùa” – tác phẩm sân khấu mới cho kịp tiến độ kế hoạch năm. Dự kiến tác phẩm sân khấu mới “Khi hoa nở trái mùa”sẽ được Tổng duyệt vào trung tuần tháng 11/2011.
Sau đây là một số hình ảnh Đạo diễn dàn dựng và diễn viên luyện tập trên sân khấu Nhà hát:
Đạo diễn NSƯT Trần Quang Hùng đang phân tích kịch bản.
Nhân dịp ngày Sân khấu Việt Nam 12/08 (âm lịch), với đạo lý uống nước nhớ nguồn – cây có gốc mới sinh ra cành ra ngọn, ăn quả nhớ người trồng cây, để tỏ lòng biết ơn nghiệp tổ, biết ơn các thế hệ nghệ sỹ những viên gạch đầu tiên đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp sân khấu cải lương.
Nhà hát Cải lương Hà Nội tổ chức lễ dâng hương và báo cáo với Tổ và các cấp lãnh đạo, các cụ, các bác, các cô chú nghệ sỹ những hoạt động của Nhà hát trong năm qua và những công việc, những dự án đang được thực hiện đến thời điểm này.
Đến dự lễ giỗ Tổ có các đồng chí Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội: NSƯT Trần Quốc Chiêm – Phó Giám đốc Sở; Đ/c Nguyễn Văn Trực – Trưởng Phòng Quản lý Nghệ thuật Sở, cùng các vị khách quý, các cụ, các bác, các cô chú, các bạn đồng nghiệp, các em học sinh. Không khí của buổi lễ diễn ra thật long trọng và đầm ấm.
Sau lời đọc báo cáo của NSƯT Trần Quang Hùng – Giám đốc Nhà hát là chương trình ca múa nhạc, trích đoạn trong vở “Yêu là thoát tội”, cùng một số tiết mục của các vị khách tới dự.
Sau đây là những hình ảnh của buổi lễ:
Liên hoan Liên hoan sân khấu Hài lần thứ nhất diễn ra từ 25/8 đến 1/9 tại thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh đã kết thúc. Liên hoan được coi là thành công trong khâu tổ chức khi Hội nghề tạo được sân chơi cho mảng hoạt động được khán giả yêu thích, như một sự thừa nhận với tiếng cười trên sân khấu vốn chưa được chú trọng đúng mức. Sự “ra quân” của hơn 20 đơn vị nghệ thuật với khoảng 600 diễn viên tham dự 6 vở dài và hơn 40 tiểu phẩm hài tập trung diễn liên tục trong tám ngày qua cũng đã là dịp để người sáng tạo cũng như nhà quản lý nhìn nhận hoạt động biểu diễn Hài thường xuyên tại các đơn vị nghệ thuật hiện nay. Nhà hát Cải lương Hà Nội đã tham gia chương trình: Thế sự tình đời với 4 tiểu phẩm: Con ông chủ tịch; Tấm vé số; Chí Phèo – Thị Nở và Văn mình, Vợ người. Buổi diễn của đơn vị đã nhận được sự cổ vũ động viên nhiệt tình của đồng nghiệp cũng như khán giả. Trong bối cảnh Liên hoan các tiết mục tham dự bị trùng lắp rất nhiều thì việc Nhà hát Cải lương Hà Nội đem đến ¾ tiết mục chỉ riêng đơn vị biểu diễn cũng đã lấy được cảm tình của người xem. Kết quả, Nhà hát được trao 3 HCV của NSUT Trần Quang Hùng (vai Ông tổ trưởng trong tiểu phẩm Con ông chủ tịch) Nghệ sĩ Tiến Hiệp (vai ông Bùng trong tiểu phẩm Tấm vé số) Nghệ sĩ Trọng Nguyên (vai nhà thơ Mộng Mỹ Nhân trong tiểu phẩm Văn mình Vợ người). Hai HCB được trao cho Nghệ sĩ Đan Thanh (vai Bà cô trong tiểu phẩm Chí Phèo- Thị Nở) và Nghệ sĩ Thanh Hậu (vai vợ của nhà thơ Hoài Trinh Nữ trong tiểu phẩm Văn mình, Vợ người)
Cùng với các nghệ sĩ đạt thành tích cao khác của Liên hoan, những tiểu phẩm và những cá nhân nghệ sĩ xuất sắc đã góp phần làm nên thành công cho Liên hoan sân khấu Hài lần đầu tiên được tổ chức
Tham gia Liên hoan Sân khấu Hài toàn quốc lần thứ I, Nhà hát Cải lương Hà Nội đã dự thi với 4 tiểu phẩm: Con ông chủ tịch; Tấm vé số; Chí Phèo- Thị Nở; Văn mình, vợ người. Trong bối cảnh Liên hoan lần này, số các tiểu phẩm dự thi bị trùng lặp khá nhiều, đặc biệt là các đơn vị kịch hát lại thiên về khai thác vốn cổ, thì việc Nhà hát mạnh dạn đem các tiểu phẩm mang tính thời sự, hiện đại tham dự cuộc thi đã làm khán giả theo dõi rất hứng thú.
Xem chi tiết…
Liên hoan sân khấu hài lần thứ nhất: Cười để tin yêu (29/08/2011)
Cảnh trong vở “Quan Âm Thị Kính” Ảnh: Thành Nguyễn Lê Xuân
VH- Liên hoan Sân khấu hài toàn quốc lần thứ nhất tại thành phố Hạ Long đang sôi lên và hy vọng sự đón nhận của công chúng tại Cung Văn hóa Việt – Nhật sẽ lan tỏa trong cả nước. Nét mới và đa dạng trong Liên hoan Sân khấu hài cũng là tín hiệu đáng mừng trên con đường đi tìm diện mạo sân khấu trong buổi bươn chải của kinh tế thị trường hôm nay.